Khái niệm

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 30)

Một số cách thường sử dụng tiếp cận để định nghĩa giảng viên.

Theo Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 thì “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục ĐH gọi là giảng viên” [16,tr.56].

Bên cạnh đó, giảng viên cũng có thể được hiểu là người trực tiếp tham gia vào hệ thống giáo dục ĐH với vai trò truyền đạt và hướng dẫn.

Nếu nhìn từ một góc độ khác, cụ thể, dễ hiểu và phổ biến hơn, thì trong các trường ĐH, “giảng viên là những người làm công tác giảng dạy (lý thuyết và thực hành) được hiệu trưởng công nhận chức vụ và phân công công tác giảng dạy hoặc những cán bộ khoa học kỹ thuật làm việc trong hay ngoài trường, tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm” [15,tr.04].

Tuy nhiên, theo tác giả, khái niệm giảng viên mang tính khái quát nhất chính là khái niệm mà Tiêu chuẩn chung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 538/TCCP – TC ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ đã đưa ra. Theo đó, giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH, CĐ thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường ĐH hoặc CĐ [1]. Đây chính là khái niệm mà đề tài sử dụng.

Trong khuôn khổ đề tài này, đội ngũ giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh sẽ chỉ được xác định là những giảng viên cơ hữu thuộc các Khoa và Bộ môn trực

thuộc trường, không tính đến nhóm giảng viên kiêm nhiệm (là nhân lực cơ hữu ở

phạm vi nghiên cứu này sẽ giúp đề tài tránh được tính trùng (giảng viên cơ hữu của Bộ môn, Khoa này có thể kiêm giảng ở Bộ môn, Khoa khác) cũng như xác định đúng nhóm đối tượng chính chịu ảnh hưởng công tác đào tạo trong trường.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 30)