Công tác Thanh tra, khảo thí và Đảm bảo chất lượng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 56)

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ GDĐT về công tác thanh tra, kiểm tra, nhà trường đã sớm thành lập và kiện toàn tổ chức của phòng Thanh tra ngay từ đầu năm học 2007-2008. Kế hoạch hoạt động thanh tra, kiểm tra được xây dựng trên tinh thần Quyết định số 14/2006/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2006 của Bộ GDĐT và

được thực hiện thường xuyên trên tất cả các khâu: dạy, học và quản lý. Từ năm

2007-2010, các hoạt động thanh tra, kiểm tra như: Thanh tra tuyển sinh, thanh tra thi tốt nghiệp, thanh tra giờ giấc làm việc của cán bộ, giảng viên…đã được nhà trường thực hiện nghiêm túc; kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm, tạo điều kiện cho mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, góp phần tạo nên môi trường đào tạo tích cực. 05 năm qua, bên cạnh việc kiểm tra, giám sát công tác giảng dạy của giảng viên, Trường đã tổ chức lấy ý kiến người học đối với hàng trăm lượt giảng viên. Kết quả: trên 90% đạt khá, tốt.

Tháng 4 năm 2011, Phòng Thanh tra và Kiểm định chất lượng được sáp nhập với Phòng Khảo thí lập thành Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (từ 01/01/2012 được đổi tên thành Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng) thực hiện chức năng, nhiệm vụ về lĩnh vực khảo thí, lĩnh vực đảm bảo chất lượng trong toàn trường.

Năm học 2010 - 2011, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã về kiểm tra công tác tại Trường Đại học Hà Tĩnh. Kết thúc đợt kiểm tra, Đoàn đã đánh giá cao hoạt động Khảo thí và Đảm bảo chất lượng của nhà trường: “mặc dù mới chỉ thành lập được 4 năm nhưng Trường Đại học Hà Tĩnh đã làm rất tốt công tác Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục. Công việc mà nhiều trường đại học được thành lập từ lâu cũng chưa chắc đã làm được như thế …” 3.1.2.5. Công tác Tổ chức cán bộ

Công tác tổ chức cán bộ có thể nói là khâu then chốt và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên là nhân tố quyết định đến sự phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Chính vì thế, trong những năm qua, trường đại học Hà Tĩnh

đã có nhiều chủ trương, giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền và tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ CBGV.

Ngay từ năm đầu tiên mới thành lập, nhà trường đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy với 8 phòng, 1 ban, 4 trung tâm, 7 khoa, 2 bộ môn. Các phòng, ban, trung tâm và các khoa, bộ môn đều có quy chế hoạt động cụ thể và nhanh chóng ổn định tổ chức đi vào hoạt động. Cùng với quá trình dó, bộ máy quản lý của nhà

trường ngày càng hoàn chỉnh hơn và hoạt động nền nếp, hiệu quả hơn. Từ năm

2007-2012, ngoài các đơn vị trực thuộc cũ, nhà trường thành lập thêm một số đơn vị chuyên trách: Phòng Quản lý khoa học-Hợp tác quốc tế, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm Dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhà trường. 3.1.2.6. Công tác tài chính, cơ sở vật chất, thư viện y tế môi trường, an ninh quốc phòng

Những ngày đầu mới thành lập, Trường Đại học Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất cho việc dạy và học: toàn trường lúc đó có tổng số 224 máy tính; 61 phòng học, nhà tập, giảng đường trong đó chỉ có 3 phòng học, nhà tập, giảng đường được trang bị các trang thiết bị nghe nhìn hiện đại.

Tuy nhiên, bằng quyết tâm khắc phục khó khăn, tận dụng mọi nguồn lực, tập

thể CBGV,CNV Trường Đại học Hà Tĩnh đã đoàn kết, xây dựng không để những

khó khăn, thiếu thốn ban đầu làm ảnh hưởng đến công tác dạy và học của nhà

trường. Nhà trường đã tiến hành xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và xây dựng đề án tự chủ tài chính trình Sở Tài chính thẩm định và đã được UBND tỉnh ra Quyết định giao quyền tự chủ. Đồng thời, trường còn nhanh chóng triển khai nâng cấp, cải tạo nhà xưởng, ký túc xá, phòng làm việc, phòng khách, hệ thống điện nước và các cơ sở vật chất thiết yếu khác; tiến hành mua sắm các trang thiết bị phục vụ các khoa, phòng, trung tâm hoạt động. Đến năm 2012, nhà trường đã có tổng số 522 máy tính phục vụ cho hoạt động dạy, học và quản lý; có 72 phòng học, giảng

đường, nhà tập trong đó trên 90% các phòng học, giảng đường đều được trang bị

Báng 3.2: Bảng thống kê cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học STT Danh mục Số lượng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Máy tính 129 175 240 292 400 522 2 Phòng học, giảng đường, nhà tập, phòng thực hành 61 65 70 72 72 72 3 Số phòng học giảng đường, nhà tập, phòng thực hành được trang bị các thiết bị công nghệ nghe nhìn hiện đại

3 18 46 70 70 70

Nguồn:Phòng quản trịtrườngĐH Hà Tĩnh

Hàng năm, nhà trường đều dành nguồn vốn nhất định đầu tư, cải tạo, xây

dựng cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động.

Từ tháng 8 năm 2010, Trường Đại học Hà Tĩnh chính thức triển khai xây

dựng thư viện điện tử với kinh phí đầu tư gần 1 tỷ đồng. Với phần mềm thư viện

Libol 6.0 là phần mềm thư viện hàng đầu của Việt Nam đã được hàng trăm trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu sử dụng; phần mềm Libol 6.0 đáp ứng tốt các yêu cầu của một TVĐT hiện đại, giao diện đẹp, thân thiện, dễ sử dụng. Trường cũng trang bị một cổng thông tin thư viện, một số thiết bị chuyên dụng cho thư viện và 30 máy tính được nối mạng thuận tiện cho việc tra cứu và tìm kiếm thông tin của sinh viên và cán bộ giảng viên.

Năm năm qua, Trường Đại học Hà Tĩnh luôn thực hiện tốt QĐ số 17 ngày 24/7/2007 và Hướng dẫn số 25 ngày 06/8/2007 của Bộ Giáo dục Đào tạo về công tác y tế trường học. Nhà trường thường xuyên tổ chức tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền phòng chống dịch cúm các loại; thường xuyên trực khám, sơ cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CB,CNV và HSSV trong trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện An toàn vệ sinh thực phẩm ở bếp ăn tập thể nhà trường.

Trong 05 năm qua, tình hình an ninh chính trị - trật tự, an toàn trong nhà

trường ổn định, công tác bảo vệ, tuần tra được củng cố và tăng cường, đặc biệt

trong những dịp lễ, tết, nghỉ hè, Nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an hai phường, công an thành phố và công an tỉnh, thành đội và tỉnh đội để tăng cường công tác an ninh, quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú, Lưu học sinh nước ngoài.

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo đội ngũ GV của trường

3.2.1. Quan điểm ca cp lãnh đạo

Ban Giám hiệu đã có nhiều quan tâm, dành hẳn một chương trình trong 5 chương trình trọng điểm để phục vụ cho công tác cán bộ nhưng sự đầu tư cho vấn đề đào tạo đội ngũ giảng viên chưa đạt mức cần thiết. Công tác này hầu như chỉ được quản lý về mặt hành chính. Phòng Tổ chức khi thực hiện công tác này cũng chưa chú trọng việc tư vấn cho Ban Giám hiệu mà chủ yếu chỉ quan tâm việc thực hiện chế độ cho cán bộ theo các văn bản hướng dẫn từ cấp trên. Đây là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo đội ngũ giảng viên, khiến công tác này thiếu tính quy hoạch và hiệu quả mang lại chưa cao, đội ngũ giảng viên thường tự chủ động tiến hành đào tạo hoặc tìm kiếm nguồn đào tạo, sau đó xin nhà trường phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. T chc b máy qun lý

3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy toàn trường

Trường ĐH Hà Tĩnh được tổ chức theo mô hình trang bên. Bộ máy tổ chức bộ máy nhà trường được phát triển theo yêu cầu đào tạo và quản lý bao gồm Ban Giám hiệu;7 khoa; 2 bộ môn; 9 phòng, ban và 6 trung tâm.

Ban Giám hiệu là cơ quan đầu não chịu trách nhiệm quản lý chung bao gồm Hiệu trưởng và 3 hiệu phó. Các phòng ban chức năng làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám hiệu và điều hành từng lĩnh vực hoạt động của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Quy định Phân cấp quản lý và quy trình hoạt động quản lý trong trường ĐH Hà Tĩnh. Các khoa và Bộ môn trực thuộc có nhiệm vụ tổ chức quản lý, trực tiếp tiến hành đào tạo theo quy định của nhà trường.

3.2.2.2. Phân công trách nhiệm trong đào tạo đội ngũ giảng viên

Với tổ chức bộ máy quản lý nêu trên, trách nhiệm quản lý việc đào tạo đội ngũ giảng viên được phân định như sau:

- Trách nhiệm cao nhất thuộc về Hiệu trưởng: là đại diện cho Ban Giám hiệu trực tiếp phụ trách công tác cán bộ.

- Phòng Tổ chức Cán bộ chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám hiệu về công tác đào tạo đội ngũ giảng viên. Trong phòng có 1 chuyên viên phụ trách mảng công tác này. Ngoài ra, hàng năm, Phòng Tổ chức Cán bộ phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ của trường. Trong mỗi đơn vị, thủ trưởng thường là người được phân công chịu trách nhiệm về lĩnh vực đào tạo cán bộ tại đơn vị.

Nhìn chung, việc phân công trách nhiệm tương đối rõ ràng, tạo ảnh hưởng tích cực đến việc tổ chức và triển khai đào tạo.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của trường ĐH Hà Tĩnh

3.2.3. Quy chế của nhà trường

Theo quy chế của nhà trường, nhìn chung trường tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo đội ngũ giảng viên, đặc biệt là đối với những phương pháp ít gây ảnh hưởng tới bố trí cán bộ. Chẳng hạn, việc đi dự hội nghị, hội thảo rất dễ được phê chuẩn, việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn, toạ đàm khoa học… còn được nhà trường hỗ trợ kinh phí (200.000đ cho báo cáo viên và 50.000đ/người tham dự). Còn đối với những phương pháp có tác động đến bố trí cán bộ như đi học dài hạn thì nhà trường vẫn áp dụng theo những quy định thông thường của Bộ Giáo dục và Đào tạo như cho miễn giảm những nhiệm vụ chuyên môn… Tuy nhiên, nhà trường cũng rất tạo điều kiện cho việc xin đi học thể hiện ở những quy định về điều kiện cho đi học tương đối dễ dàng và thủ tục cũng không yêu cầu phức tạp. Điều này đã tạo thuận lợi rất nhiều cho công tác đào tạo đội ngũ giảng viên trong trường, phát huy được việc cán bộ tự tìm nguồn học bổng còn nhà trường sẽ phê duyệt cho đi học.

3.2.4. Đội ngũ giảng viên trường ĐH Hà Tĩnh

3.2.4.1. Quy mô và cơ cấu đội ngũ giảng viên a. Cơ cấu tuổi

Cơ cấu tuổi của đội ngũ giảng viên rất trẻ, nhóm có độ tuổi dưới 30 chiếm tới 38.66%. Nguyên nhân của tình trạng này là do từ khi thành lập đến nay, trường liên tục phải tuyển giảng viên, dẫn đến tỷ lệ giảng viên trẻ tăng cao. Nhìn vào cơ cấu giảng viên chủ chốt nằm trong độ tuổi từ 30 – 50, ta thấy trường đang thiếu lực lượng giảng viên chủ chốt một cách nghiêm trọng nếu xét đến việc khả năng lên lớp của nhóm giảng viên trẻ còn rất thấp do chủ yếu là giảng viên tập sự và nhóm giảng viên sắp đến tuổi về hưu còn khá cao.

Biểu đồ3.1: Cơ cấu tuổi của đội ngũ giảng viên trường ĐH Hà Tĩnh

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, trường ĐH Hà Tĩnh. b. Cơ cấu giới

Tỷ lệ nam/nữ hiện nay đang tương đối cân bằng nhưng trong thế hệ giảng viên trẻ thì nữ nhiều hơn nam (bảng 3.3). Điều này xuất phát từ thực tế là yêu cầu của việc tuyển giảng viên ngày càng cao, những nam sinh viên giỏi thường tính việc ra ngoài làm chứ không muốn làm giảng viên. Đây cũng là một vấn đề đang được quan tâm trong trường và đối với riêng việc đào tạo thì hiệu quả đào tạo sẽ có thể giảm do giảng viên nữ trẻ thường hay vướng bận gia đình. Nên việc bố trí thời gian cho đào tạo bị ảnh hưởng

c. Cơ cấu loại lao động

Hiện nay, việc quản lý đội ngũ giảng viên tương đối thuận lợi vì đội ngũ có tính ổn định cao, hầu hết là giảng viên biên chế và được ký hợp đồng dài hạn, chỉ có 1 giảng viên ký hợp đồng ngắn hạn. Như vậy, việc đào tạo đội ngũ giảng viên cũng sẽ thuận lợi vì hầu như toàn bộ giảng viên đều thuộc nhóm cơ hữu của trường. 3.2.4.2. Trình độ của đội ngũ giảng viên

a. Phân loại theo học vị

Nhìn vào biểu đồ 3.2, ta thấy tỷ lệ cử nhân rất cao. Đây là kết quả của quá trình tập trung tuyển dụng giảng viên giai đoạn vừa qua. Mặt khác, cơ cấu giảng viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ còn thấp. Với cơ cấu học vị như vậy thì chất

< 30 tuổi 38.66% 30 -50 tuổi 43.30% > 50 tuổi 18.04%

lượng đào tạo không thể khẳng định là cao được. Mặt khác, cơ cấu này cũng quá thấp so với yêu cầu nhà trường đặt ra đến năm 2020 toàn trường có 90% cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ trở lên.

Bảng 3.3: Cơ cấu đội ngũ giảng viên

Chỉ tiêu Nam Nữ Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ

<30 24 51 50 25 0

30-50 39 45 36 42 6

>50 23 12 16 17 2

Tổng 86 108 102 84 8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, trường ĐH Hà Tĩnh.

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu học vị của đội ngũ giảng viên trường ĐH Hà Tĩnh

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, trường ĐH Hà Tĩnh.

b. Phân loại theo ngạch giảng viên

Nhìn vào cơ cấu ngạch giảng viên, ta thấy tỷ lệ giảng viên chính còn rất thấp, lực lượng chủ yếu trong đội ngũ giảng viên là giảng viên thông thường. Cơ cấu ngạch giảng viên cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu phấn đấu đến 2020 là 35% có chức danh giảng viên chính trở lên.

Thạc sĩ 43.30% Cử nhân 52.58% Tiến sĩ 4.12%

Biểu đồ3.3: Cơ cấu ngạch giảng viên của trường ĐH Hà Tĩnh

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, trường ĐH Hà Tĩnh.

Tóm lại, các chỉ tiêu phản ánh trình độ đội ngũ giảng viên nhìn chung đều cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập và đây là cơ sở để nhà trường tập trung vào công tác đào tạo đội ngũ này nếu muốn đạt được những mục tiêu nhà trường đã đề ra cho năm 2020.

3.3. Phân tích thực trạng công tác đào tạo đội ngũ giảng viên của trường

3.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo

Trong lĩnh vực chuyên môn, nhu cầu đào tạo thường do chính các giảng viên tự xác định. Các khoá đào tạo chủ yếu do giảng viên tự tìm, chỉ có một số ít là học bổng được cấp cho trường, khi đó trường sẽ báo về các đơn vị để các giảng viên đăng ký và dự tuyển.

Bên cạnh bồi dưỡng chuyên môn, trường còn mở các lớp nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng tiếng Anh và tin học cho đội ngũ giảng viên. Đối với các lớp nghiệp vụ sư phạm và tin học, do tất cả giảng viên trong trường đã được đào tạo trước đó (đã có chứng chỉ) nên hàng năm, trường chỉ mở lớp cho những cán bộ mới được tuyển.

Nhà trường có yêu cầu giảng viên lập kế hoạch công tác hàng năm, trong đó có mục liên quan đến kế hoạch đào tạo, phấn đấu cá nhân nhưng kế hoạch này không có sự trợ giúp nào.

Việc xác định nhu cầu chưa thực sự dựa trên cơ sở phân tích công việc, phân tích nhu cầu giảng viên của trường và đánh giá thực hiện việc giảng dạy.

GV chính 13.4% GV 70.62% GV tập sự 15.98%

Có ý kiến cho rằng việc xác định nhu cầu sẽ không cần thiết nếu tiến hành việc tuyển giảng viên một cách chặt chẽ, sao cho người được tuyển có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Tuy nhiên, điều này thực sự không chính xác. Thực tế là hầu hết các giảng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường đại học hà tĩnh (Trang 56)