0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Xác định mục tiêu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH (Trang 67 -68 )

Quan điểm của nhà trường trong việc đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên

được thể hiện rất rõ trong 5 chương trình hướng tới mục tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá các hoạt động của trường ĐH Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020, mà cụ thể là chương trình 2: Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức, quản lý trong Nhà trường. Một trong các mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ một cách hợp lý về số lượng, chuẩn hoá về chất lượng, có tính kế thừa, có năng lực hoàn thành các nhiệm vụ với chất lượng cao, đủ sức hội nhập khu vực và thế giới. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong chương trình này đã bắt đầu hé mở mục tiêu của công tác đào tạo. Tuy nhiên, đây vẫn không phải mục tiêu của công tác đào tạo. Mặt khác, thực tế là những chỉ tiêu này chưa được xác định một cách khoa học dựa trên đánh giá đội ngũ giảng viên mà còn mang yếu tố chủ quan dựa trên mong muốn của cấp lãnh đạo.

Bên cạnh mục tiêu chung, việc xác định mục tiêu cho từng chương trình đào tạo cũng chỉ được thực hiện một phần. Đối với 2 lĩnh vực đào tạo cụ thể về Tin học và Tiếng Anh thì việc xác định mục tiêu khá tốt. Với lớp đào tạo về Tin học cho giảng viên, mục tiêu được xác định là cung cấp những kỹ năng sử dụng những phương tiện hiện đại trong giảng dạy như Máy chiếu, Video, Máy tính… Lớp bồi dưỡng Tiếng Anh được xác định mức tối thiểu cần đạt được cho từng khoá là trình độ B. Tuy nhiên, với khoá bồi dưỡng chuyên môn và sư phạm thì việc xác định mục tiêu hầu như không được thực hiện, người học không thấy mục tiêu được xác định là gì.

Như vậy, việc xác định mục tiêu cho từng khoá học chưa rõ ràng.

Để biết mục tiêu của các giảng viên khi tham gia những khóa đào tạo do nhà trường tổ chức, tác giả sử dụng kết quả tổng hợp phiếu điều tra giảng viên về mục tiêu của những khóa đào tạo do nhà trường tổ chức, như sau:

Bảng 3.7: Mục tiêu tham gia những khoá đào tạo mà nhà trường tổ chức

(người)

Tăng cường khả năng giảng dạy lĩnh vực CM hiện tại 85 86.73

Mở rộng lĩnh vực CM đang đảm nhiệm 36 36.73

Chuyển sang giảng dạy một lĩnh vực CM khác 5 5.1

Chuyển lên chức danh cao hơn trong ngạch giảng viên 17 17.35

Thăng tiến hoặc thay đổi công việc trong trường 9 9.18

Có thêm cơ hội hợp tác với các đơn vị ngoài trường 21 21.43

Khác 2 2.04

Tổng số 98 100

Nguồn: Kết quả khảo sát cá nhân

Các mục tiêu như tăng cường và mở rộng khả năng giảng dạy hiện tại được lựa chọn rất nhiều còn mục tiêu chuyển lĩnh vực chuyên môn giảng dạy thì tỷ lệ chọn lựa lại thấp hơn hẳn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH (Trang 67 -68 )

×