Theo số liệu thống kê của Phòng Tổ chức, các lớp đào tạo ngoài chuyên môn với hình thức bồi dưỡng ngắn hạn do trường tổ chức giai đoạn 2007 đến năm 2012:
Bảng 3.10: Các lớp đào tạo ngoài chuyên môn giai đoạn 2008 – 2012
ĐVT: lượt người Năm Khoá học 2008 2009 2010 2011 2012 2008-2012 SL % SL % SL % SL % SL % SL % Nghiệp vụ SP 31 100 42 67.74 37 51.39 121 40.74 Tiếng Anh 23 44.23 26 49.06 35 48.61 84 31.11 Tin học 29 55.77 20 32.26 27 50.94 76 28.15 Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, trường ĐH Hà Tĩnh
Các lớp đào tạo ngoài chuyên môn được thực hiện theo phương pháp bồi dưỡng ngắn hạn từ 2 – 3 tháng/ khoá. Ngoài ra, từ đầu năm trong năm học 2009- 2010, trường đã tổ chức được 5 đợt tập huấn về đào tạo tín chỉ, 3 đợt cho các cán bộ lãnh đạo và 2 đợt cho giảng viên toàn trường. Hàng năm nhà trường tổ chức hội thảo dạy – học theo học chế tín chỉ cho cán bộ giảng viên và đại diện sinh viên.
Nhìn vào số lượt người được cử đi đào tạo, ta thấy trọng tâm của công tác này nằm ở lĩnh vực sư phạm. Đây là một sự lựa chọn phù hợp. Như đã nêu ở trên (trong phần xác định nhu cầu), tác giả cho rằng các giảng viên hầu hết đều chưa được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm mà yêu cầu của việc lên lớp không chỉ là chuyên môn mà còn cả trình độ sư phạm. Tuy nhiên, thực tế các lớp bồi dưỡng này thường được tổ chức mang tính định kỳ, nhằm cung cấp những chứng chỉ cần thiết cho những giảng viên chứ chưa tập trung vào thực chất của hoạt động đào tạo đội ngũ giảng viên.
Đối với đào tạo chuyên môn, thông qua các phương pháp như: cử người
hướng dẫn; trao đổi, tọa đàm khoa học; tham dự hội nghị hội thảo; bồi dưỡng ngắn hạn đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ
giảng viên. Còn đối với đào tạo dài hạn, do trường mới được thành lập 6 năm nên chưa có đủ điều kiện về vật chất, nhân lực để tiến hành hoạt động đào tạo nhằm thay đổi học vị cho giảng viên.
Tuy nhiên, nhà trường cũng đã tạo điều kiện, kèm theo các cơ chế hỗ trợ giảng viên để giảng viên chủ động trong việc tham gia học tập để thay đổi học hàm học vị đáp ứng yêu cầu giáo dục đại học.
Theo số liệu thống kê của phòng tổ chức cán bộ, từ năm 2008 – 2012 có 35 giảng viên hoàn thành chương trình Thạc sĩ, 4 giảng viên hoàn thành Tiến sĩ. So với những trường có bề dày lịch sử kết quả thống kê vừa nêu còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên, đối với trường đại học Hà Tĩnh là một nỗ lực lớn của nhà trường, của đội ngũ cán bộ giảng viên.
Kết quả điều tra bằng bảng hỏi cũng cho thấy tỷ lệ được đào tạo khá cao. Trong số 124 người được hỏi có tới 98 người đã từng được đào tạo, chiếm 79.03%. Hoạt động đào tạo theo từng lĩnh vực cụ thể trong biểu đồ 3.7.
Hoạt động đào tạo đã tập trung vào chuyên môn và sư phạm. Điều này rất hợp lý vì theo tác giả, việc tự đào tạo về tiếng Anh và Tin học là khá dễ dàng, không gặp nhiều khó khăn như 2 lĩnh vực trên, cần được sự hỗ trợ từ nhà trường.
20.97% 79.03%
Không được đào tạo Được đào tạo
26.61% 73.39% Chuyên môn 36.29% 63.71% Sư phạm 39.52% 60.48% Ngoại ngữ
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệđược đào tạo theo từng lĩnh vực
Nguồn: Kết quả khảo sát cá nhân