Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010­2012:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 48)

2.1.4.1. Tình hình nguồn vốn:

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính chất quyết định đối với sự ổn định của ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển vững bền thì ngân hàng cần có những biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng Eximbank Nha Trang luôn đáp ứng nguồn vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nhiều hình thức như: huy động vốn qua các loại tiền gửi, phát hành chứng từ có giá,vay các tổ chức kinh tế, vốn điều chuyển từ trung ương. Bảng số liệu sau đây cho thấy rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong những năm qua.

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010 – 2012 (Đvt: triệu đồng) 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) I. Vốn huy động 686.872 98,27% 446.566 97,29% 813.996 99,18% 1. Tiền gửi KBNN và TCTD khác 35 0,01% 206 0,04% 110 0,01% 2. Vay NHNN-TCTD khác 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

3. Tiền gửi của các TCKT dân cư 686.837 98,26% 446.360 97,25% 813.886 99,16% II. Vốn khác 12.120 1,73% 12.421 2,71% 6.748 0,82% Tổng nguồn vốn 698.992 100,00% 458.987 100,00% 820.744 100,00%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010 – 2012)

Nguồn vốn của ngân hàng Eximbank Nha Trang luôn có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Trong đó, Tiền gửi của các TCKT dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng (trên 97%). Đây được xem là nguồn vốn để bổ sung vào vốn lưu động khi cần thiết, nguồn vốn này chủ yếu là vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức trên địa bàn hoạt động. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và có nhiều biến động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn từ nền kinh tế.

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này có xu hướng tăng đều trong giai đoạn vừa qua (2010 – 2012). Eximbank Nha Trang là một trong các TCTD được thành lập sớm trên địa bàn thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa, qua gần 06 năm thành lập thương hiệu Eximbank trở nên quen thuộc đối với khách hàng nên cùng với sự phát triển của địa phương và các chính sách lãi suất ưu đãi, thái độ phục vụ ân cần, tận tình đối với khách hàng nên đã thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn. Cùng với sự gia tăng của tiền gửi của các TCKT dân cư thì vốn khác như lãi chưa phân phối, nguồn vốn ủy thác và đầu tư giảm đáng kể.Sự gia tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu nhờ sự gia tăng của vốn huy động đã có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn vừa qua.

2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn:

Theo nguyên tắc hoạt động “đi vay để cho vay” thì tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến mảng huy động vốn. Mục đích của việc huy động vốn một phần là để tạo nguồn vốn cho các hoạt động của ngân hàng, phần lớn còn lại cung cấp tín dụng trên địa bàn. Đây là một trong những công tác quan trọng mà Eximbank Nha Trang đã xác định được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, huy động được nhiều nguồn vốn cũng đồng nghĩa với việc chủ động trong quá trình điều hành kinh doanh. Ta thấy, đây là nguồn vốn rất quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ: tiền gửi của KBNN và các TCTD khác, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và phát hành chứng từ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu).

Với phương thức huy động như trên cùng với việc linh hoạt trong công tác huy động với mức lãi suất thích hợp và các hình thức quảng cáo, quà tặng trúng thưởng đã thu hút dân cư và các tổ chức kinh tế đến gửi tiền ngày càng nhiều. Từ đó, đã làm cho vốn huy động tăng lên liên tục trong những năm qua từ năm 2010 ­ 2012. Sự gia tăng của vốn huy động chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi các TCKT, dân cư. Tuy vào năm 2011, vốn huy động đã giảm mạnh so với 2010 nhưngsau đó đã tăng mạnh trở lại vào năm 2012. Sở dĩ có sự biến động giảm như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2010, với khó khăn chung của nền kinh tế là lạm phát và nhập siêu cao, diễn biến cung cầu vốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường. Tình trạng doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến. Kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầu yếu, sản xuất và lưu thông hàng hoá có biểu hiện trì trệ. Đây là những yếu tố gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng. Do huy động vốn khó khăn, buộc ngân hàng phải sử dụng nhiều biện pháp để huy động và giữ nguồn vốn. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà ngân hàng sử dụng là tăng lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Vì vậy, ngân hàng Eximbank Nha Trang đã đạt được những kết quả khả quan trong những năm tiếp theo.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự tăng lên và tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn khá cao. Nguyên nhân là do Eximbank Nha Trang là một trong các TCTD được thành lập sớm trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, vì vậy ngân hàng gặp khá nhiều thuận lợi trong công tác huy động vốn trên địa bàn, mà chủ yếu là từ lãi suất huy động. Ngân hàng Eximbank Nha Trang là một ngân hàng

thương mại cổ phần nên lãi suất huy động vốn phải dựa vào lãi suất thị trường, vì vậy mà lãi suất huy động của ngân hàng thường cao hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Điều này đã góp phần vào số lượng khách hàng đến gửi tiền ngày càng nhiều. 2.1.4.3. Hoạt động cho vay:

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động cho vay của Eximbank Nha Trang (Đvt: triệu đồng)

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

1. Cho vay các tổ chức kinh tế 206.888 212.210 186.270 2. Cho vay cá nhân 139.582 134.830 162.730 Tổng doanh số cho vay 346.470 347.040 349.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010 - 2012)

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của ngân hàng đã có những diễn biến tốt, doanh số cho vay không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện thủ tục xin vay vốn, cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng.

Qua Bảng 2.2 ta thấy doanh số cho vay của Eximbank Nha Trang có xu hướng ngày càng gia tăng đều trong thời gian qua (2010 – 2012) tuy mức tăng chưa đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2010, với khó khăn chung của nền kinh tế là lạm phát và nhập siêu cao, diễn biến cung cầu vốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường, tình trạng doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến. Kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầu yếu, sản xuất và lưu thông hàng hoá có biểu hiện trì trệ và do sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh.

Mặt khác do thành phố Nha trang và tỉnh Khánh hòa chủ yếu phát triển nhiều về lĩnh vực du lịch, bên cạnh ngành nghề khác như nông nghiệp nông thôn, xây dựng, thủy sản …

2.1.4.4. Hoạt động khác:

Ngoài hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế, ngân hàng Eximbank Nha Trang cũng không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút ngày càng đông khách hàng đồng thời nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Dịch vụ là hoạt động hầu như chiếm rất ít rủi ro trong hoạt động của ngân hàng; đồng thời, có thể giúp marketing về ngân hàng đến dân chúng một cách khá hiệu quả. Do đó, trong thời gian qua, ngân hàng Eximbank Nha Trang đã chú trọng đẩy mạnh đầu tư và phát triển dịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền. Tuy vậy, với tình hình khó khăn, nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng ngày càng ít, kinh doanh không sôi động như trước đây dẫn đến nhu cầu mua bán ngoại tệ cũng không nhiều (khách hàng không xuất khẩu được hàng do đó nguồn ngoại tệ về không nhiều, ngược lại, khách hàng hạn chế nhập khẩu dẫn đến ít có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán), hơn nữa, để gìn giữ khách hàng, đặc biệt các các khách hàng lớn, quan trọng, thời gian qua Eximbank Nha Trang luôn phải liên tục hy sinh để giảm phí các khoản thu dịch vụ cho khách hàng, cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng bạn cùng có mặt trên địa bàn… Tất cả những điều này đâu đó cũng làm giảm đi nguồn thu từ dịch vụ cho Eximbank Nha Trang. Cụ thể thu nhập từ dịch vụ qua các năm của Eximbank Nha Trang như sau:

­ Năm 2010 thu từ dịch vụ là 7.120.000.000 đồng. ­ Năm 2011 thu từ dịch vụ là 9.161.000.000 đồng. ­ Năm 2012 thu từ dịch vụ là 5.602.000.000 đồng. 2.1.4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank Nha Trang (ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

I. Tổng thu 66.502 92.507 134.146

1. Thu từ lãi 59.307 83.253 128.473

2. Thu ngoài lãi 7.195 9.254 5.673

II. Tổng chi 54.382 80.107 127.438

1. Chi trả lãi 43.065 59.765 104.179

2. Chi ngoài lãi 11.317 17.744 20.928

3. Chi dự phòng 0 2.598 2.331

III. Thu nhập trước thuế 12.120 12.400 6.708

Tình hình lợi nhuận của Eximbank Nha Trang luôn có sự biến động không ổn định. Trong đó, ta thấy tăng đều vào giai đoạn 2010 – 2011 nhưng sau đó lại giảm đi nhanh chóng vào năm 2012. Nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lợi nhuận như sau:

2.1.4.5.1. Xét khoản mục thu nhập:

Nhìn chung thì thu nhập của Eximbank Nha Trang luôn tăng đều trong thời gian qua. Nguyên nhân là do Eximbank Nha Trang có nhiều nỗ lực trong hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế, thu hút càng đông khách hàng đến vay vốn vì vậy thu lãi từ hoạt động cho vay càng tăng cao đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn thu của chi nhánh (chiếm trên 95% nguồn thu từ hoạt động tín dụng của ngân hàng). Tuy nhiên, đến năm 2012 lơị nhuận của Eximbank Nha Trang giảm mạnh là do nguồn thu ngoài lãi đột ngột giảm mạnh (nguyên nhân như đã nói bên phần nguồn thu từ dịch vụ) và chi phí tăng cao.

Do thu nhập chủ yếu của hầu hết các ngân hàng nói chung và của ngân hàng Eximbank Nha Trang nói riêng thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao nên trong quá trình hoạt động chi nhánh không ngừng đẩy mạnh công tác cho vay, và có những chính sách tín dụng hợp lý nên làm cho dư nợ tăng lên, cũng như sử dụng hiệu quả các biện pháp thu hồi nợ và thu hút nhiều khách hàng lớn có uy tín. Mặt khác, ngân hàng Eximbank Nha Trang còn đẩy mạnh phát triển dịch vụ như: chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh Western Union, thanh toán các loại thẻ, mua bán và kinh doanh ngoại tệ... qua đó làm cho thu nhập của chi nhánh tăng nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, thu nhập có giảm vào năm 2012 là do khoản mục thu nhập ngoài lãi giảm đột ngột từ 9.254 triệu đồng vào năm 2011 xuống còn 5.673 triệu đồng vào năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa đã xuất hiện ngày càng nhiều NHTMCP như: NHTMCP Á Châu, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân Hàng TMCP Quốc Tế, NH TMCP Bưu Điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng….. Vì vậy, thị phần ngân hàng đã ngày càng bị chia sẽ, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về sản phẩm cũng như dịch vụ với nhiều tiện ích cùng như sản phẩm ngày càng đa dạng đã làm cho ngân hàng Eximbank Nha Trang rất khó khăn trong cạnh tranh cũng như thu hút khách hàng. 2.1.4.5.2. Xét khoản mục chi phí:

Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì chi phí của ngân hàng Eximbank Nha Trang cũng không ngừng gia tăng trong thời gian qua, đặc biệt là chi phí lãi chiếm trên 80% tổng chi phí của ngân hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh nên

chi nhánh đặc biệt chú trọng đầu tư cải tiến các sản phẩm, dịch vụ mới cho phù hợp với tình hình thị trường, tiếp tục phát triển mở rộng mạng lưới cũng như đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực do đó làm cho chi phí tăng đáng kể trong thời gian qua.

Ngoài ra, do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trước sự xuất hiện của các

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)