Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank Nha Trang:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 61)

 Giai đoạn thời gian vừa qua, khi nền kinh tế thế giới rơi vào khủng khoảng, hoạt động kinh doanh hết sức khó khăn thì công tác quản trị rủi ro tín dụng ngày càng được chú trọng và nâng cao tại các ngân hàng, và Eximbank Nha Trang cũng không đi ngoài qui luật đó. Tuy nhiên, trên thực tế rủi ro tín dụng vẫn thường xuyên xảy ra, các khoản nợ quá hạn mới vẫn phát sinh do đó ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng xuất phát từ đâu, cá nhân nào, khâu nào, bộ phận nào trong thời gian qua tại Eximbank Nha Trang để tìm ra phương pháp quản trị nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Với mong muốn tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank Nha Trang thời gian qua, tác giả đã đề xuất bảng câu hỏi khảo sát (xem Phụ lục 1) gởi đến 30 cán bộ nhân viên hiện là Lãnh đạo phụ trách công tác tín dụng và cán bộ nhân viên tại các bộ phận tín dụng của Eximbank Nha Trang để ghi nhận các ý kiến.

Bảng khảo sát đưa ra 15 nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng xuất phát từ phía môi trường kinh doanh, khách hàng và ngân hàng, trong đó, mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá mức độ phổ biến theo thang điểm từ 01 đến 05, với mức độ 01 là không phổ biến và mức độ 05 là rất phổ biến.

Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, tác giả phân chia làm ba tổ: nguyên nhân không phổ biến (thang điểm từ 1­2), nguyên nhân phổ biến (thang điểm 3), nguyên nhân rất phổ biến (thang điểm từ 4­5). Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (xem phần Phụ lục 2).

Từ bảng tổng hợp kết quả khảo sát, tác giả xác định có 06 nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến dựa trên mức điểm trung bình từ 4,0 trở lên; 06 nguyên nhân được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng Eximbank Nha Trang. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng được phân thành 03 nhóm chủ yếu ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm: (1) sự thay đổi môi trường kinh doanh bên ngoài; (2) những nguyên nhân từ phía khách hàng; (3) nguyên nhân từ phía ngân hàng.

2.3.3.1. Đối với nguyên nhân do sự thay đổi từ môi trường bên ngoài (Hình 2.6) Nguyên nhân do nền kinh tế không ổn định được đánh giá là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng phổ biến nhất chiếm đến 90% tổng số người trả lời, tiếp theo yếu tố hệ thống thông tin quản lý còn bất cập cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng tín dụng chiếm khoảng 53%, kế đến là yếu tố do quá trình tự do hóa tài chính chiếm khoảng 33%, yếu tố liên quan đế sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN chiếm 17% và cuối cùng yếu tố ít phổ biến nhất là thủ tục hành chính tại địa phương chỉ chiếm tỷ lệ 10%. Từ kết quả trên chứng tỏ rằng hiện nay yếu tố môi trường kinh doanh đã và đang ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, việc quản trị rủi ro tín dụng cần chú ý đến yếu tố này nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng hoạt động ngày càng tốt hơn.

90% 33% 10% 17% 53% 7% 53% 43% 50% 20% 3% 14% 47% 33% 27% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1. Nguyên nhân do nền kinh tế không ổn định. 2. Nguyên nhân do quá trình tự do hóa tài chính. 3. Thủ tục hành chính tại địa phương còn phức

tạp.

4. Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả

của NHNN. 5.Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập. Nhiều Trung Bình Ít

Hình 2.2: Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 12 năm 2013)

2.3.3.2. Đối với nguyên nhân do chủ quan từ phía khách hàng: Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng xuất phát từ phía khách hàng, yếu tố khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân là nguyên nhân rất phổ biến chiếm đến 87% tổng số đáp viên. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng vốn sai mục đích đang diễn ra khá phổ biến và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoàn trả vốn của khách hàng. Kế đến các yếu tố tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch cũng được đánh giá là nguyên nhân cao chiếm 80% tổng số đáp viên. Yếu tố khách hàng vay hộ, vay chung và yếu tố khả năng quản lý kinh doanh yếu kém chiếm tỷ lệ 33%. Cuối cùng yếu tố khách hàng không có thiện chí trả nợ, gian lận chiếm tỷ lệ 27% tổng số đáp viên, tuy vậy, ngân hàng cũng cần phải quan tâm đặc biệt đến yếu tố này và đề ra những biện pháp cụ thể để ngăn chặn.

87% 33% 27% 33% 80% 10% 43% 43% 37% 3% 3% 24% 30% 30% 17% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. 2. Khách hàng vay hộ, vay chung 3. Khách hàng không có thiện chí trả nợ, gian lận 4. Khả năng quản lý kinh

doanh kém. 5. Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém,

thiếu minh bạch.

Nhiều Trung Bình Ít

Hình 2.3: Rủi ro tín dụng nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 12 năm 2013)

2.3.3.3. Đối với nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng và từ các đảm bảo tín dụng: Từ kết quả điều tra cho thấy, yếu tố đạo đức và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kinh doanh còn hạn chế là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến rủi ro tín dụng, chiếm đến 77% mẫu nghiên cứu. Hiện nay, năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, yếu tố nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng cũng khá phổ biến chiếm 57% tổng số đáp viên, được cho là khá rủi ro. Khi nền kinh tế đi xuống, tình hình kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp phá sản, lúc này, tài sản đảm bảo nợ vay không đủ, hoặc có tranh chấp, hoặc giấy tờ thế chấp giả, hoặc khách hàng mang động sản đã cầm cố bỏ trốn… đều mang lại rủi ro cho ngân hàng. Yếu tố chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng chiếm 23% tổng số đáp viên. Và cuối cùng 02 yếu tố hoạt động kiểm tra nội bộ chưa thường xuyên và hiệu quả và yếu tố công nghệ thông tin chưa hoàn thiện cùng chiếm 17% tổng số đáp viên.

23% 77% 17% 17% 57% 47% 13% 40% 33% 30% 30% 10% 43% 50% 13% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1. Chưa tuân thủ chặt chẽ quy trình cấp tín dụng. 2. Đạo đức và trình độ chuyên môn của đội ngũ

CBKD còn hạn chế. 3. Hoạt động kiểm tra nội

bộ chưa thường xuyên và hiệu quả. 4. Công nghệ thông tin

chưa hoàn thiện. 5. Nguyên nhân từ các

đảm bảo tín dụng.

Nhiều Trung Bình Ít

Hình 2.4: Rủi ro tín dụng nguyên nhân từ phía ngân hàng

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tháng 12 năm 2013)

2.3.3.4. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank Nha Trang theo ghi nhận tổng hợp từ đánh giá của các Lãnh đạo và cán bộ nhân viên phụ trách công tác tín dụng:

Theo đó có 06 nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng cho Eximbank Nha Trang trong giai đoạn 2010 – 2012. Dưới đây tác giả làm rõ thêm về 06 nguyên nhân này: * Nguyên nhân do nền kinh tế không ổn định:[18, 19]

Trong giai đoạn 2010 – 2012, và cả đến nay, nền kinh tế rõ ràng là rơi vào tình trạng bất ổn định, hết sức khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, hoạt động kinh doanh trì trệ, bất động sản đóng băng, hàng hóa không tiêu thụ được, hàng tồn kho tăng cao... đã dẫn đến rủi ro gắn liền cho hệ thống ngân hàng nói chung và Eximbank Nha Trang nói riêng. Thực tế, vì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hoạt động đều vay vốn từ các ngân hàng, mà theo thống kê tỷ lệ vay này là khá cao so với các nước khác, thường thì 30% vốn tự có và 70% là vốn vay.

Nền kinh tế nước ta hiện giờ đang phụ thuộc nhiều vào các ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Mà những ngành này lại phụ

thuộc nhiều vào rủi ro thời tiết. Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may, xuất khẩu hàng nông sản (xuất khẩu café, hạt điều, xuất khẩu cá basa,..) có nguy cơ không bán được khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng. Hoặc một sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu (tăng thuế, giảm hạn ngạch, thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu) tại các nước sở tại ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu. Riêng tại Khánh Hòa là một tỉnh có thế mạnh về du lịch, thủy hải sản... Do ảnh hưởng sự khủng hoảng kinh tế thế giới những năm qua nên một số doanh nghiệp tại địa bàn rơi vào cảnh khó khăn, một số doanh nghiệp phá sản nên không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

* Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:

 Đây là thách thức lớn không những cho Eximbank Nha Trang nói riêng mà còn cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc mở rộng tín dụng và kiểm soát tốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng là điều hết sức khó khăn. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Những hạn chế có thể liệt kê như:

­ Trung tâm CIC đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật.

­ Thông tin cung cấp chưa đầy đủ và hoàn chỉnh, phần lớn là thông tin định lượng, chưa đưa ra nhận xét khách quan về thông tin của người vay như tư cách khách hàng hay những nguyên nhân của những khoản tín dụng xấu do mối liên kết rất lỏng lẻo giữa các TCTD và chưa có biện pháp chế tài cho các TCTD khi không cung cấp hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin.

­ Một thực tế đã cho thấy, do thiếu thông tin và thông tin có được không đầy đủ, đã xảy ra tình trạng nhiều ngân hàng cùng cho vay 01 doanh nghiệp, mà tổng số tiền cho vay này vượt rất nhiều lần qui mô hoạt động của doanh nghiệp đó. Khi doanh nghiệp phá sản, các ngân hàng rơi vào rủi ro, tranh chấp, không xử lý được. Mà khi có xử lý được đi nữa, thì tổn thất cũng là rất lớn.

* Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích:

 Tất cả các khách hàng khi vay vốn Ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch kinh doanh đã thẩm định thì đòi hỏi khách hàng phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh thì mới đảm bảo dòng tiền về đúng hạn để trả nợ. Vì vậy việc sử dụng vốn không đúng mục đích rất nguy hiểm, sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của khách hàng và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, hệ quả là dẫn đến phát sinh nợ xấu. Trong thời gian vừa qua, tại Eximbank Nha Trang đã xảy ra các trường hợp dùng vốn kinh doanh để đầu tư chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng cá nhân,… Và các khoản vay này thường có các đặc điểm:

­ Cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng nhưng không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn.

­ Khách hàng đã có sự chuẩn bị hoàn hảo về các thủ tục khi đến quan hệ với ngân hàng hoặc khách hàng có đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề.

­ Số tiền vay quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động thực sự của khách hàng. Thông thường, khách hàng đề nghị số tiền vay cao hơn so với nhu cầu thực tế của họ nhằm phòng trường hợp khi có các thương vụ kinh doanh ngoài dự kiến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi số tiền vay chưa sử dụng hết khách hàng lại dùng vốn vay để sử dụng cho mục đích khác làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. * Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của một số doanh nghiệp nợ quá hạn tại Eximbank Nha Trang. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Nhiều trường hợp có doanh nghiệp còn tiết lộ có 03 hệ thống sổ sách khác nhau: hệ thống sổ sách đưa cho ngân hàng để vay vốn, hệ thống sổ sách để báo cáo thuế và hệ thống sổ sách thật để theo dõi hoạt động kinh doanh.

* Đạo đức và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kinh doanh còn hạn chế: Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Nhận thấy được điều này nên Ban lãnh đạo Eximbank Nha

Trang rất quan tâm và thường xuyên nhắc nhỡ thông qua các cuộc họp hàng tuần, hàng tháng. Vì chỉ cần một lời hứa hẹn nào đó của khách hàng, mà cán bộ tín dụng không vược qua được, hoặc cán bộ tín dụng đạo đức xấu, sẽ sẳn sàng hướng dẫn khách hàng làm sai đi các quy định tín dụng, tìm mọi cách luồn lách để khách hàng này có thể vay cho bằng được. Thường các trường hợp này rủi ro tín dụng là rất cao.

Đa phần nhân viên làm công tác tín dụng tại Eximbank Nha Trang được đào tạo qua những trường lớp chính quy, đúng chuyên ngành. Tuy vậy đối với công tác tín dụng ngân hàng và khi thực tế phải làm thì đụng dường như tới mọi thành phần kinh tế, xã hội. Kinh nghiệm chuyên môn thực tế hiện nay của các nhân viên này đa phần đều yếu. Vì vậy họ chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của công tác tín dụng, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế thị trường, cũng như khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án, dự án còn yếu kém. Không nhận biết được những dấu hiệu rủi ro đôi khi xuất hiện ngay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng. Chưa chấp hành đầy đủ quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng đã ban hành, công tác thẩm định còn qua loa, sơ sài. Bên cạnh đó chính sách đào tạo nhân viên của Eximbank chưa được chú trọng vì vậy trình độ nghiệp vụ của CBKD không được nâng cao nên dẫn đến việc tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. * Nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng:

Cho vay tín chấp không có tài sản đảm bảo, đặc biệt đối với các doanh nghiệp lớn, có uy tín trước đây, thì hạn mức cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp này là rất cao mà các ngân hàng phải chấp nhận. Khi nền kinh tế khó khăn, trì trệ, các doanh

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)