Rủi ro tín dụng tại Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010­2012:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 59)

Bảng 2.5: Tình hình chất lượng tín dụng của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010-2012 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Tổng tài sản có Triệu đồng 708.046 907.886 982.724 Tổng dư nợ Triệu đồng 346.470 347.040 349.000 1. Tổng dư nợ Triệu đồng 346.470 347.040 349.000 2. Nợ trong hạn Triệu đồng 300.626 307.759 317.181 3. Nợ quá hạn Triệu đồng 45.844 39.281 31.819 4. Nợ xấu Triệu đồng 39.346 15.252 10.981 5. Nợ quá hạn/Tổng DNợ % 13,23% 11,32% 9,12% 6. Nợ xấu/Tổng DNợ % 11,36% 4,39% 3,15% 7. Nợ không có TSĐB/Tổng DNợ % 7,90% 7,65% 4,74% 8. Dự phòng rủi ro/Tổng DNợ % 0 0,75% 0,67% 9. Nợ xấu/Quỹ dự phòng rủi ro % 414,17% 365,23% 277,72%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010- 2012)

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Tỷ lệ nợ quá hạn tại Eximbank Nha Trang qua các năm như sau: năm 2010 là 13,23%, năm 2011 là 11,32% và năm 2012 là 9,12%. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn tại Eximbank Nha Trang là khá cao nhưng nó đã giảm dần qua các năm, điều này chứng tỏ Eximbank Nha Trang đã kiểm soát được chất lượng tín dụng của mình . Tỷ lệ nợ quá hạn cao là do tình hình kinh tế nước ta vẫn rất khó khăn, chính phủ thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Trong khi ngân hàng tập trung cho vay để đầu tư phát triển cho nên nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản vay của ngân hàng dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.

Đối với hoạt động ngân hàng chất lượng tín dụng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Trong đó các yếu tố như nợ quá hạn, nợ xấu nếu được kiểm soát tốt sẽ làm cho tình hình tài chính của ngân hàng ổn định, tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt các yếu tố này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng số

liệu chứng tỏ qua 3 năm tổng dư nợ của ngân hàng tăng nhẹ cùng với đó nợ quá hạn cũng giảm, điều này sẽ giúp Eximbank Nha Trang sẽ phát triển tốt hơn trong tương lai . Nợ quá hạn qua 3 năm giảm nhẹ, cụ thể năm 2010 nợ quá hạn là 45.844 triệu đồng đến năm 2011 là 39.281 triệu đồng, giảm 6.563 triệu đồng so với 2010, sang năm 2012 nợ quá hạn là 31.819 triệu đồng , giảm 7.462 triệu đồng so với 2011.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:

Đối với tình hình nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2010 là 39.346 triệu đồng sang năm 2011 nợ xấu là 15.252 triệu đồng giảm 24.094 triệu đồng, đến năm 2012 nợ xấu là 10.981, giảm 4.271 triệu đồng. Có được kết quả này chứng tỏ khá năng quản lý nợ của ngân hàng khá tốt, các nhân viên tín dụng luôn quản lý tốt các khoản vay của khách hàng từ đó đảm bảo dư nợ luôn được kiểm soát tốt vì vậy nợ xấu luôn ở mức thấp.

Đối với hoạt động ngân hàng việc quản trị rủi ro là hết sức cần thiết mà đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng. Để có thể đưa ra những chính sách quản trị một cách hiệu quả ngân hàng cần phải tính toán các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng để từ đó đưa ra những chính sách quản trị rủi ro phù hợp. Nhìn chung các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng đều ở mức khá tuy nhiên đang có dấu hiệu gia tăng qua các năm. Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến công tác hoạch định chính sách quản trị rủi ro của ngân hàng. Với chỉ số nợ quá hạn/tổng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm liên tục giảm, cụ thể năm 2010 là 13,23% đến năm 2011 là 11,32% và sang năm 2012 là 9,12%. Nguyên nhân là do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh đến kinh tế nước ta gây ra nhiều hệ luỵ đối với hoạt động sản xuất trong nước. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến việc tình tình nợ quá hạn mặc dù giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức còn khá cao. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giảm kéo theo tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cũng giảm dần qua các năm. Trong đó tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2010 là 11,36% sang năm 2011 chỉ còn 4,39% và đến năm 2012 còn 3,15%, nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, và có xu hướng giảm,đồng thời Eximbank Nha Trang đã duy trì tỷ lệ này ở mức thấp và nằm trong phạm vi an toàn của các NHTM. Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của Eximbank Nha Trang ở mức độ khá tốt, tăng dần qua các năm và Eximbank Nha Trang đã có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả . Do đó, đây là tỷ lệ tương đối có thể chấp nhận được, tuy có rủi ro nhưng không đáng kể vì một khi kinh doanh

lĩnh vực tiền tệ hay bất cứ lĩnh vực nào thì phải chấp nhận rủi ro và vấn đề phát sinh nợ xấu là không tránh khỏi, tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải quan tâm đến tình trạng nợ xấu để hạn chế mức thấp nhất tổn thất cho ngân hàng. Do đó, ta thấy chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tình trạng nợ xấu như tiến hành thu hồi các khoản nợ, thận trọng trước khi quyết định cho vay, nâng cao công tác thẩm định của cán bộ tín dụng cũng như theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn... vì vậy có nhiều kết quả khả quan thể hiện tỷ lệ nợ xấu đã giảm. Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ năng lực quản lý nợ của ngân hàng là khá tốt nhưng vẫn còn ở mức cao, trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách cụ thể nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ nhân viên tín dụng ngân hàng nhằm tăng cường năng lực quản lý nợ từ đó góp phần quản lý nợ một cách hiệu quả.

Tỷ lệ nợ không có TSĐB trên tổng dư nợ:

Ngoài nợ xấu thì nợ không có tài sản đảm bảo cũng rất cần được quan tâm. Vì đối với loại nợ này sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng nếu khách hàng không còn khả năng trả nợ và khi đó ngân hàng sẽ rất khó thu hồi được nợ. Tình hình nợ không có tài sản đảm bảo/tổng dư nợ qua 03 năm khá biến động, cụ thể năm 2010 là 7,90% sang năm 2011 có xu hướng giảm chỉ còn 7,65% và đến năm 2012 tỷ lệ này còn 4,74%. Nguyên nhân xuất phát từ việc trước đó Chính phủ có nhiều chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát dẫn đến lãi suất huy động của các ngân hàng tăng mạnh kéo theo lãi suất cho vay trong giai đoạn này khá cao trên 15%/năm đến 17%/năm. Để đảm bảo hoạt động cho vay nhằm cân đối tình hình tài chính giữa nguồn vốn huy động và cho vay, ngân hàng đã có nhiều chính sách nới lỏng trong hoạt động cho vay từ đó dẫn đến tỷ lệ nợ không có tài sản đảm bảo tăng cao. Tuy nhiên trong năm 2012 Eximbank đã làm tốt công tác xử lý nợ của mình bằng việc giảm tỷ lệ tử 7,65% năm 2011 xuống còn 4,74% trong năm 2012.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)