Quản trị hệ thống thông tin tín dụng:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 43)

Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế và phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay.

Tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng trong nước hầu hết, theo quy trình cấp phát tín dụng, đều lấy thông tin tín dụng của khách hàng trước khi quyết định cho vay qua CIC, Trung tâm thông tin tín dụng, được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nắm bắt tình hình vay nợ của khách hàng, cũng như quá trình vay trả của khách hàng.

Ngoài ra, tại các ngân hàng trong nước như: Vietcombank, BIDV, Eximbank, Sacombank, ACB, Techcombank… đều có bộ phận hỗ trợ thông tin tín dụng, thông tin ngành… tại Hội Sở chính nhằm cảnh báo, khuyến khích hoặc hỗ trợ cho các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống của ngân hàng đó.

* Nhận xét chung về kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số các ngân hàng trong nước:

­ Quản trị rủi ro tín dụng chú trọng đến vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng, nhóm khách hàng; chú trọng đến việc dự phòng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng; chú trọng đến hệ thống thông tin tín dụng về dư nợ, chất lượng khoản vay, khách hàng vay; và chú trọng đến việc thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.

­ Quản trị rủi ro do việc tập trung tín dụng: hầu hết các ngân hàng đều thiết lập giới hạn cho vay ở mức an toàn. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Giới hạn dựa vào vốn tự có của ngân hàng với tỷ lệ khống chế ở mức 25%/vốn tự có của ngân hàng, giới hạn sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn là 20%. Bên cạnh đó, các ngân hàng tùy theo từng thời kỳ cũng khống chế dư nợ cho vay cụ thể vào một số ngành nghề.

­ Quản trị rủi ro tín dụng bằng việc trích lập quỹ dự phòng cho các tổn thất tín dụng: cơ sở đặt mức dự phòng bao nhiêu căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Từ đó xác định mức trích lập dự phòng cần thiết là bao nhiêu để đảm bảo dự phòng cho tổn thất khi xảy ra đồng thời cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

­ Quản trị rủi ro tín dụng bằng việc hỗ trợ và chia sẻ các thông tin tín dụng: hệ thống thông tin tín dụng có vai trò đắc lực trong việc hỗ trợ các ngân hàng thẩm định khách hàng để cho vay. Tại Việt Nam, hệ thống thông tin này thường tổ chức và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua CIC, Cục thông tin tín dụng. Chất lượng của hệ thống thông tin phụ thuộc vào việc đóng góp thông tin của các ngân hàng thành viên. Các loại thông tin báo cáo gồm có thông tin về khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoản vay, tư cách khách hàng vay, lịch sử trả nợ vay … Thông tin về thẩm định khách hàng vay vốn thường không được báo cáo.

­ Quản trị rủi ro bằng việc giám sát các khoản vay: Phương pháp giám sát tín dụng mà các ngân hàng thường áp dụng là sử dụng biện pháp kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát trong và sau khi cho vay, kiểm tra định kỳ tình hình kinh doanh của khách hàng và tình hình tài sản thế chấp, cầm cố, chế độ báo cáo hàng tháng hay hàng quý.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

EXIMBANK NHA TRANG 2.1. TỔNG QUAN VỀ EXIMBANK NHA TRANG:

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Eximbank Nha Trang:

Tên đơn vị : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN ­ Chi nhánh Nha Trang ;

Tên giao dịch: Vietnam Export Import Commercial Joint ­ Stock Bank – Nha Trang Branch;

Tên viết tắt: EXIMBANK – NHA TRANG BRANCH

Trụ sở giao dịch: Số 63, đường Yersin, phường Phương Sài, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;

Điện thoại: 058.3.811888, Fax: 058.3.876254;

Logo:

Lịch sử hình thành:

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH­GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint ­ Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi Nhánh Nha Trang được thành lập theo Quyết định 46/EIB/HĐQT­04 ngày 16/09/2004 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam về việc Thành lập Chi nhánh cấp 1 Nha Trang.

Cơ quan quản lý cấp trên: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam;

Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn , tiếp nhận vốn, cho vay, hùn vốn liên doanh, làm dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài. Hoạt động bao thanh toán. Đại lý bảo hiểm.

Phạm vi hoạt động: tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh có chung địa giới hành chính với tỉnh Khánh Hòa.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức bộ máy của Eximbank Nha Trang:

Bộ máy quản lý là trung tâm quyền lực, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, đứng đầu là Giám đốc chi nhánh do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam bổ nhiệm.

Giám đốc chi nhánh: thực hiện quyền chủ động điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tự chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan quản lý cấp trên và trước cán bộ công nhân viên của ngân hàng.

Phó giám đốc phụ trách kế toán: trực tiếp điều hành kế toán, ngân quỹ và văn phòng theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.

Phó giám đốc phụ trách tín dụng: quản lý, triển khai công tác cho vay trong phạm vi phân công và ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.

Phòng ngân quỹ hành chính:

+ Bộ phân ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu trong ngân hàng theo quy định như: nhận tiền, rút tiền, thực hiện các khoản chi trả, dịch vụ chuyển tiền…

+ Bộ phận hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý đơn vị, có chức năng theo dõi, xem xét khả năng nhu cầu cán bộ công nhân viên của từng bộ phận đơn vị cơ sở để từ đó tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự một cách hợp lý. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho công nhân viên trong ngân hàng.

Phòng kế toán: thực hiện các nhiệm vụ như: tập hợp các số liệu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện việc chi lương cho các bộ công nhân viên, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, … trên việc ghi chép làm cơ sở lập báo cáo tài chính.

Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp và Phòng Khách Hàng Cá Nhân: Phòng KHDN và Phòng KHCN thự hiện nghiệp vụ cho vay đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân, hộ kinh doanh….được tách thành 03 bộ phận: Bộ phận Quan hệ khách hàng, Bộ phận thẩm định khách hàng và Bộ phận Quản lý nợ. Mô hình

quản lý mới ba bộ phận: Quan hệ khách hàng – Thẩm định khách hàng – Quản lý nợ chưa thật sự phát huy hiệu quả, trách nhiệm giữa các bộ phận chưa được tách bạch rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, làm kéo dài thời gian thẩm định và xử lý hồ sơ tín dụng gây phản ứng khó chịu cho khách hàng.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Eximbank Nha Trang

(Nguồn ngân hàng Eximbank Nha Trang)

Các Phòng Giao Dịch: hoạt động của các Phòng giao dịch như hoạt động của một chi nhánh ngân hàng thu nhỏ, được thực hiện các công tác như: huy động vốn, cho vay, chuyển tiền, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác.

Chức danh: đứng đầu các Phòng trực thuộc chi nhánh là các Trưởng phòng, hỗ trợ Trưởng phòng có các Phó phòng và các trưởng bộ phận, kiểm soát viên tùy theo quy mô của từng phòng. Đứng đầu các Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh là các Giám đốc PGD, hỗ trợ cho Giám đốc PGD có các Phó Giám đốc PGD và các trưởng bộ phận, kiểm soát viên tùy theo quy mô của phòng.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng NQ­HC Phòng kế toán Phòng KHDN Phòng KHCN Phòng Giao Dịch A Phòng Giao Dịch B Phòng Giao Dịch C

2.1.3. Tình hình nhân sự của Eximbank Nha Trang:

Ngân hàng Eximbank Nha Trang có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ cao và ngày một tăng không chỉ về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Cán bộ được huấn luyện đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu phù hợp với từng vị trí, trình độ CB­CNV của ngân hàng gia tăng rõ rệt. Số lượng cán bộ đại học và trên đại học cao không ngừng tăng qua các năm, chất lượng ngày càng được quan tâm hơn nhằm đáp ứng cho nhu cầu khách hàng ngày càng tăng và đa dạng cũng như đảm bảo tác phong chuyên nghiệp và chính xác trong công việc. Là một ngân hàng lớn và có nhiều uy tín trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng Eximbank Nha Trang đã có nhiều nỗ lực phát triển các hoạt động ngân hàng ngày càng hiệu quả là nhờ đến lực lượng cán bộ của ngân hàng, trình độ quản lý của ban lãnh đạo cũng như các nhân viên có nhiều kinh nghiệm, khả năng giao tiếp tốt và kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp tạo nên bộ mặt rất tốt cho ngân hàng đối với khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có nhiều nỗ lực trong việc thu hút cũng như giữ chân nhân tài như có những chính sách đãi ngộ hợp lý và động viên, khuyến khích người lao động tích cực làm việc ngày một hiệu quả hơn. Tổng nhân sự của Eximbank Nha Trang bao gồm 01 chi nhánh và 03 Phòng giao dịch trực thuộc đến 31/12/2012 là 83 người. Trong đó: Ban Giám đốc chi nhánh là 03 người, Giám đốc/Phó giám đốc các Phòng giao dịch là 06 người, Trưởng/Phó các Phòng/ban trực thuộc chi nhánh là 08 người và các cán bộ nhân viên chi nhánh còn lại là 66 người.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010-2012: 2.1.4.1. Tình hình nguồn vốn: 2.1.4.1. Tình hình nguồn vốn:

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính chất quyết định đối với sự ổn định của ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển vững bền thì ngân hàng cần có những biện pháp để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng Eximbank Nha Trang luôn đáp ứng nguồn vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng nhiều hình thức như: huy động vốn qua các loại tiền gửi, phát hành chứng từ có giá,vay các tổ chức kinh tế, vốn điều chuyển từ trung ương. Bảng số liệu sau đây cho thấy rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong những năm qua.

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010 – 2012 (Đvt: triệu đồng) 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) I. Vốn huy động 686.872 98,27% 446.566 97,29% 813.996 99,18% 1. Tiền gửi KBNN và TCTD khác 35 0,01% 206 0,04% 110 0,01% 2. Vay NHNN-TCTD khác 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00%

3. Tiền gửi của các TCKT dân cư 686.837 98,26% 446.360 97,25% 813.886 99,16% II. Vốn khác 12.120 1,73% 12.421 2,71% 6.748 0,82% Tổng nguồn vốn 698.992 100,00% 458.987 100,00% 820.744 100,00%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010 – 2012)

Nguồn vốn của ngân hàng Eximbank Nha Trang luôn có xu hướng gia tăng trong thời gian qua. Trong đó, Tiền gửi của các TCKT dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng (trên 97%). Đây được xem là nguồn vốn để bổ sung vào vốn lưu động khi cần thiết, nguồn vốn này chủ yếu là vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức trên địa bàn hoạt động. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và có nhiều biến động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn từ nền kinh tế.

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn này có xu hướng tăng đều trong giai đoạn vừa qua (2010 – 2012). Eximbank Nha Trang là một trong các TCTD được thành lập sớm trên địa bàn thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa, qua gần 06 năm thành lập thương hiệu Eximbank trở nên quen thuộc đối với khách hàng nên cùng với sự phát triển của địa phương và các chính sách lãi suất ưu đãi, thái độ phục vụ ân cần, tận tình đối với khách hàng nên đã thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn. Cùng với sự gia tăng của tiền gửi của các TCKT dân cư thì vốn khác như lãi chưa phân phối, nguồn vốn ủy thác và đầu tư giảm đáng kể.Sự gia tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu nhờ sự gia tăng của vốn huy động đã có những chuyển biến tích cực trong giai đoạn vừa qua.

2.1.4.2. Hoạt động huy động vốn:

Theo nguyên tắc hoạt động “đi vay để cho vay” thì tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến mảng huy động vốn. Mục đích của việc huy động vốn một phần là để tạo nguồn vốn cho các hoạt động của ngân hàng, phần lớn còn lại cung cấp tín dụng trên địa bàn. Đây là một trong những công tác quan trọng mà Eximbank Nha Trang đã xác định được trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, huy động được nhiều nguồn vốn cũng đồng nghĩa với việc chủ động trong quá trình điều hành kinh doanh. Ta thấy, đây là nguồn vốn rất quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nhìn vào bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ: tiền gửi của KBNN và các TCTD khác, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và phát hành chứng từ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu).

Với phương thức huy động như trên cùng với việc linh hoạt trong công tác huy động với mức lãi suất thích hợp và các hình thức quảng cáo, quà tặng trúng thưởng đã thu hút dân cư và các tổ chức kinh tế đến gửi tiền ngày càng nhiều. Từ đó, đã làm cho vốn huy động tăng lên liên tục trong những năm qua từ năm 2010 ­ 2012. Sự gia tăng của vốn huy động chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi các TCKT, dân cư. Tuy vào năm 2011, vốn huy động đã giảm mạnh so với 2010 nhưngsau đó đã tăng mạnh trở lại vào năm 2012. Sở dĩ có sự biến động giảm như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2010, với khó khăn chung của nền kinh tế là lạm phát và nhập siêu cao, diễn biến cung cầu vốn ngoại tệ trên thị trường tiền tệ bất thường. Tình trạng doanh nghiệp khó khăn, làm ăn thua lỗ diễn ra khá phổ biến. Kinh tế có dấu hiệu suy giảm, sức cầu yếu, sản xuất và lưu thông hàng hoá có biểu hiện trì trệ. Đây là những yếu tố gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng. Do huy động vốn khó khăn, buộc ngân hàng phải sử dụng nhiều biện pháp để huy động và giữ nguồn vốn. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà ngân hàng sử dụng là tăng lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Vì vậy, ngân hàng Eximbank Nha Trang đã đạt được những kết quả

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)