HÀNG TRONG NƯỚC:
Hiện nay, tình hình kinh tế vẫn còn đang hết sức khó khăn, rủi ro tín dụng tăng cao. Theo đánh giá mới nhất của hãng Moody’s và Fitch, 02 tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế, thì đến cuối năm 2013 nợ xấu của ngân hàng Việt Nam không dưới 15%. Còn theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì đến cuối năm 2013 nợ xấu của ngành ngân hàng chỉ còn 3,6% và nếu tính đúng đủ các khoản nợ đã cơ cấu lại theo Quyết định 780 thì cũng chỉ 9%. Dù theo con số nào thì rõ ràng đây là những con số cho thấy rủi ro tín dụng khá cao mà ngành ngân hàng đang gặp phải. Vì thế, việc tập trung và quyết liệt trong xử lý nợ xấu và công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng Việt Nam là hết sức cấp bách. Dưới đây là một số kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng Việt Nam áp dụng trong thời gian qua: 1.4.1. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp đặt ra hạn mức phát vay:
Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem xét thường xuyên của các ngân hàng trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay theo qui định của NHNN, theo tình hình hoạt động của từng ngành hàng... tùy theo từng thời kỳ. Ví dụ như:
Tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank): giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ hoặc nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn là 20%, giới hạn cho vay bất động sản/tổng dư nợ cho vay là 20%...
Tại Ngân hàng Đầu Tư Việt Nam (BIDV): giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ hoặc nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn là 20%, giới hạn cho vay bất động sản/tổng dư nợ cho vay là 20%...
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ hoặc nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn là 20%, giới hạn cho vay bất động sản/tổng dư nợ cho vay là 16%...
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ hoặc nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn là 20%, giới hạn cho vay bất động sản/tổng dư nợ cho vay là 25%...
Tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank): giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ hoặc nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn là 20%, giới hạn cho vay bất động sản/tổng dư nợ cho vay là 30%...
1.4.2. Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng:
Hiện nay hầu hết các Ngân hàng Việt Nam đều áp dụng việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giống nhau trong công tác quản trị rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Dư nợ cho vay được chia thành 05 nhóm, cụ thể:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. Bao gồm: các khoản nợ vay trả đầy đủ, đúng kỳ hạn hoặc bị trể hạn dưới 10 ngày.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý. Bao gồm: các khoản nợ bị trể hạn trả nợ từ 10 – 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. Bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần đầu, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ. Bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày, các khoản nợ cơ cầu lần 2, các khoản nợ bị quá hạn dưới 90 ngày so với kỳ hạn trả nợ đã được cơ cấu lần 1.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn. Bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên, các khoản nợ cơ cầu lần 3 trở lên, các khoản nợ bị quá hạn trên 90 ngày so với kỳ hạn trả nợ đã được cơ cấu lần 1, các khoản khoanh nợ chờ xử lý.
Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng như sau:
Dự phòng chung: Ngân hàng phải trích lập dự phòng chung với tỷ lệ tối thiểu 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Dự phòng cụ thể: Được xác định theo công thức sau: R = max {0, (A - C)} x r Trong đó:
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Với r như sau:
Nhóm nợ Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5%
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 50%
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 100%
1.4.3. Quản trị rủi ro tín dụng bằng các biện pháp kiểm tra, giám sát:
Kiểm tra và giám sát là các hoạt động thường xuyên và hết sức cần thiết, được thực hiện trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Ví dụ về việc thực hiện các hoạt động này tại các ngân hàng trong nước như sau:
Tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank): kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát trong khi cho vay và sau khi cho vay, báo cáo định kỳ hàng tháng, quý và đột xuất theo yêu cầu của công việc.
Tại Ngân hàng Đầu Tư Việt Nam (BIDV): kiểm soát sau, kiểm soát cho vay bất động sản hàng tháng, kiểm tra trong quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng.
Tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank): kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay: do bộ phận tín dụng thực hiện, kiểm soát trong và sau khi cho vay: do nhân viên Kiểm tra Kiểm soát Nội bộ Hội Sở đặt tại các chi nhánh thực hiện, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài sản thế chấp, cầm cố định kỳ hàng tháng, quý.
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): kiểm soát trong và sau khi cho vay, kiểm tra suốt quá trình phát vay, báo cáo hàng tháng, quý và đột xuất theo yêu cầu công việc.
Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): Công tác tín dụng được thực hiện kiểm tra xuyên suốt quá trình cho vay, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng kiểm soát trong và sau khi cho vay, báo cáo hàng tháng, quý và đột xuất theo yêu cầu công việc...
1.4.4. Quản trị hệ thống thông tin tín dụng:
Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế và phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay.
Tại Việt Nam hiện nay, các ngân hàng trong nước hầu hết, theo quy trình cấp phát tín dụng, đều lấy thông tin tín dụng của khách hàng trước khi quyết định cho vay qua CIC, Trung tâm thông tin tín dụng, được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nắm bắt tình hình vay nợ của khách hàng, cũng như quá trình vay trả của khách hàng.
Ngoài ra, tại các ngân hàng trong nước như: Vietcombank, BIDV, Eximbank, Sacombank, ACB, Techcombank… đều có bộ phận hỗ trợ thông tin tín dụng, thông tin ngành… tại Hội Sở chính nhằm cảnh báo, khuyến khích hoặc hỗ trợ cho các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống của ngân hàng đó.
* Nhận xét chung về kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số các ngân hàng trong nước:
Quản trị rủi ro tín dụng chú trọng đến vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng, nhóm khách hàng; chú trọng đến việc dự phòng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng; chú trọng đến hệ thống thông tin tín dụng về dư nợ, chất lượng khoản vay, khách hàng vay; và chú trọng đến việc thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.
Quản trị rủi ro do việc tập trung tín dụng: hầu hết các ngân hàng đều thiết lập giới hạn cho vay ở mức an toàn. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Giới hạn dựa vào vốn tự có của ngân hàng với tỷ lệ khống chế ở mức 25%/vốn tự có của ngân hàng, giới hạn sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn là 20%. Bên cạnh đó, các ngân hàng tùy theo từng thời kỳ cũng khống chế dư nợ cho vay cụ thể vào một số ngành nghề.
Quản trị rủi ro tín dụng bằng việc trích lập quỹ dự phòng cho các tổn thất tín dụng: cơ sở đặt mức dự phòng bao nhiêu căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Từ đó xác định mức trích lập dự phòng cần thiết là bao nhiêu để đảm bảo dự phòng cho tổn thất khi xảy ra đồng thời cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Quản trị rủi ro tín dụng bằng việc hỗ trợ và chia sẻ các thông tin tín dụng: hệ thống thông tin tín dụng có vai trò đắc lực trong việc hỗ trợ các ngân hàng thẩm định khách hàng để cho vay. Tại Việt Nam, hệ thống thông tin này thường tổ chức và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua CIC, Cục thông tin tín dụng. Chất lượng của hệ thống thông tin phụ thuộc vào việc đóng góp thông tin của các ngân hàng thành viên. Các loại thông tin báo cáo gồm có thông tin về khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoản vay, tư cách khách hàng vay, lịch sử trả nợ vay … Thông tin về thẩm định khách hàng vay vốn thường không được báo cáo.
Quản trị rủi ro bằng việc giám sát các khoản vay: Phương pháp giám sát tín dụng mà các ngân hàng thường áp dụng là sử dụng biện pháp kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, kiểm soát trong và sau khi cho vay, kiểm tra định kỳ tình hình kinh doanh của khách hàng và tình hình tài sản thế chấp, cầm cố, chế độ báo cáo hàng tháng hay hàng quý.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
EXIMBANK NHA TRANG 2.1. TỔNG QUAN VỀ EXIMBANK NHA TRANG:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Eximbank Nha Trang:
Tên đơn vị : Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN Chi nhánh Nha Trang ;
Tên giao dịch: Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank – Nha Trang Branch;
Tên viết tắt: EXIMBANK – NHA TRANG BRANCH
Trụ sở giao dịch: Số 63, đường Yersin, phường Phương Sài, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;
Điện thoại: 058.3.811888, Fax: 058.3.876254;
Logo:
Lịch sử hình thành:
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NHGP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi Nhánh Nha Trang được thành lập theo Quyết định 46/EIB/HĐQT04 ngày 16/09/2004 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam về việc Thành lập Chi nhánh cấp 1 Nha Trang.
Cơ quan quản lý cấp trên: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam;
Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn , tiếp nhận vốn, cho vay, hùn vốn liên doanh, làm dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động vốn nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài. Hoạt động bao thanh toán. Đại lý bảo hiểm.
Phạm vi hoạt động: tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh có chung địa giới hành chính với tỉnh Khánh Hòa.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức bộ máy của Eximbank Nha Trang:
Bộ máy quản lý là trung tâm quyền lực, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, đứng đầu là Giám đốc chi nhánh do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam bổ nhiệm.
Giám đốc chi nhánh: thực hiện quyền chủ động điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tự chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan quản lý cấp trên và trước cán bộ công nhân viên của ngân hàng.
Phó giám đốc phụ trách kế toán: trực tiếp điều hành kế toán, ngân quỹ và văn phòng theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.
Phó giám đốc phụ trách tín dụng: quản lý, triển khai công tác cho vay trong phạm vi phân công và ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.
Phòng ngân quỹ hành chính:
+ Bộ phân ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu trong ngân hàng theo quy định như: nhận tiền, rút tiền, thực hiện các khoản chi trả, dịch vụ chuyển tiền…
+ Bộ phận hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý đơn vị, có chức năng theo dõi, xem xét khả năng nhu cầu cán bộ công nhân viên của từng bộ phận đơn vị cơ sở để từ đó tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự một cách hợp lý. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho công nhân viên trong ngân hàng.
Phòng kế toán: thực hiện các nhiệm vụ như: tập hợp các số liệu về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện việc chi lương cho các bộ công nhân viên, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, … trên việc ghi chép làm cơ sở lập báo cáo tài chính.
Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp và Phòng Khách Hàng Cá Nhân: Phòng KHDN và Phòng KHCN thự hiện nghiệp vụ cho vay đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân, hộ kinh doanh….được tách thành 03 bộ phận: Bộ phận Quan hệ khách hàng, Bộ phận thẩm định khách hàng và Bộ phận Quản lý nợ. Mô hình
quản lý mới ba bộ phận: Quan hệ khách hàng – Thẩm định khách hàng – Quản lý nợ chưa thật sự phát huy hiệu quả, trách nhiệm giữa các bộ phận chưa được tách bạch rõ ràng, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, làm kéo dài thời gian thẩm định và xử lý hồ sơ tín dụng gây phản ứng khó chịu cho khách hàng.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Eximbank Nha Trang
(Nguồn ngân hàng Eximbank Nha Trang)
Các Phòng Giao Dịch: hoạt động của các Phòng giao dịch như hoạt động của một chi nhánh ngân hàng thu nhỏ, được thực hiện các công tác như: huy động vốn, cho vay, chuyển tiền, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác.
Chức danh: đứng đầu các Phòng trực thuộc chi nhánh là các Trưởng phòng, hỗ trợ Trưởng phòng có các Phó phòng và các trưởng bộ phận, kiểm soát viên tùy theo quy mô của từng phòng. Đứng đầu các Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh là các Giám đốc PGD, hỗ trợ cho Giám đốc PGD có các Phó Giám đốc PGD và các trưởng bộ phận, kiểm soát viên tùy theo quy mô của phòng.
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng NQHC Phòng kế toán Phòng KHDN Phòng