Sử dụng tín dụng đảm bảo chắc chắn:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 115)

Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo chẳng hạn như là việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại. Để thực hiện tốt công tác định giá tài sản, đòi hỏi Eximbank Nha Trang cần phải thành lập một bộ phận chuyên môn hóa vào việc định giá tài sản, đồng thời với những tài sản đảm bảo vượt quá khả năng định giá của chi nhánh thì chi nhánh nên thỏa thuận với khách hàng hoặc dành ra một khoản chi phí nhất định để thuê công ty chuyên định giá tài sản nhằm hạn chế RRTD xảy ra do nguyên nhân rủi ro từ phía tài sản đảm bảo như đã trình bày ở chương hai.

Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời, cần thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá lại tài sản.

Đối với tài sản thế chấp, ngân hàng cần kiểm tra xem việc sử dụng tài sản có hợp lý đúng như cam kết không. Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh, nhìn chung nội dung giám sát người bảo lãnh cũng như đối với khách hàng đi vay (tuy nhiên phần lớn là giám sát gián tiếp thông qua thông tin thu thập được). Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà người thụ hưởng là ngân hàng.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 115)