Phân tích đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 72)

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng và rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo ngành

(Đvt: tỷ đồng) 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 STT Ngành nghề Dư nợ Tỷ trọng Quá hạn Dư nợ Tỷ trọng Quá Hạn Dư nợ Tỷ Trọng Quá hạn

1 Xăng dầu, khí đốt, gas 10,36 5,56% 1,06 6,03 2,84% 0,83 8,81 4,26% 0,59

2

Xây dựng và liên quan đến

xây dựng 41,74 22,41% 9,25 33,24 15,66% 9,62 39,78 19,23% 10,63

3 Phương tiện vận tải 3,45 1,85% 0,00 2,24 1,06% 0,20 4,87 2,35% 0,00

4

Dệt, may, da và các sản

phẩm liên quan 4,70 2,52% 1,82 4,10 1,93% 3,35 7,78 3,76% 2,35

5 Thủy sản 37,26 20,00% 2,02 75,49 35,57% 5,13 42,25 20,42% 4,53

6

Dịch vụ lưu trú, ăn uống và

du lịch 1,72 0,92% 0,00 4,03 1,90% 0,00 2,65 1,28% 0,00

7 Vận tải, kho bãi 6,98 3,75% 0,00 7,46 3,52% 1,00 9,54 4,61% 1,64

8 Thực phẩm 9,57 5,14% 0,00 11,37 5,36% 0,74 10,96 5,30% 1,10

9

Cơ khí, máy móc, thiết bị,

kim loại 2,69 1,44% 0,00 3,39 1,60% 0,00 4,76 2,30% 0,00 10 Kinh doanh bất động sản 27,22 14,61% 8,40 26,30 12,39% 8,05 32,25 15,59% 9,03 11 Nông sản, sản phẩm từ cây công nghiệp 12,23 6,57% 1,52 13,80 6,50% 2,02 13,84 6,69% 2,30 12 Đồ uống, thuốc lá 7,60 4,08% 0,00 8,89 4,19% 0,51 6,43 3,11% 0,00 13 Các sản phẩm từ gỗ và giấy 15,08 8,10% 1,87 9,72 4,58% 1,50 11,99 5,80% 1,80 14 Các ngành nghề khác 5,67 3,05% 1,96 6,15 2,90% 1,71 10,98 5,31% 1,90 Tổng cộng 186,27 100% 27,90 212,21 100% 34,66 206,89 100% 35,87

Tổng dư nợ KHDN tại Eximbank Nha Trang qua các năm như sau: năm 2010 là 206,89 tỷ đồng, chiếm 59,71% tổng dư nợ 2010, năm 2011 là 212,21 tỷ đồng, chiếm 61,15% tổng dư nợ 2011 và năm 2012 là 186,27 tỷ đồng, chiếm 53,37% tổng dư nợ 2012.

Tỷ lệ NQH cho vay doanh nghiệp/Dư nợ cho vay doanh nghiệp như sau: Năm 2010 là 17,33%, năm 2011 là 16,33% và năm 2012 là 14,97%.

Tỷ lệ NQH cho vay doanh nghiệp/Tổng dư nợ cho vay Eximbank Nha Trang như sau: năm 2010 là 10,53%, năm 2011: là 9,98% và năm 2012 là 7,99%.

Nhận xét:

­ Số lượng khách hàng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa trải đều hết tât cả các ngành. Nha Trang là thành phố du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn nổi tiếng trên khắp thế giới, là một trong 29 vịnh đẹp nhất trên toàn thế giới. Bên cạnh ngành du lịch thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa còn tập trung phát triển một số ngành khác như thủy sản, xây dựng, bất động sản, thực phẩm, dệt may…Các ngành này cũng mang lại một nguồn thu đáng kể cho tỉnh nhà.

­ Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể nhận thấy nợ quá hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 của Eximbank Nha Trang chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng cho vay doanh nghiệp với tỷ lệ khá cao. Mặc dù qua các năm tỷ lệ này có giảm xuống cho thấy có sự nỗ lực lớn của Ban lãnh đạo Eximbank Nha Trang, tuy nhiên tỷ lệ giảm này là chưa đáng kể và tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với mảng cho vay doanh nghiệp là lớn.

­ Trong hoạt động cho vay KHDN tại Eximbank Nha Trang qua các năm 2010, 2011, 2012 thường tập trung vào một số ngành nghề như thủy sản, xây dựng, kinh doanh bất động sản, xăng dầu, khí đốt, thực phẩm, dệt may….Trong đó có 3 ngành chiếm dư nợ lớn là thủy sản, xây dựng và kinh doanh bất động sản, lần lượt qua các năm 2010, 2011, 2012 là 104,19 tỷ đồng, 126,25 tỷ đồng, 94,99 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 50,36%, 59,73%, 51,00% so với tổng dư nợ KHDN. Các ngành còn lại như Xăng dầu, khí đốt, gas, Phương tiện vận tải, Dệt, may, da và các sản phẩm liên quan, Dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch, Thực phẩm… cộng lại chỉ chiếm 49,64%, 40,27%, 49% so với tổng dư nợ KHDN.

­ Ngoài ra, trong tổng nợ quá hạn theo từng năm của Eximbank Nha Trang thì 03 ngành có nợ quá hạn cao nhất cũng lần lượt là: ngành xây dựng, ngành kinh doanh bất động sản và ngành thủy hải sản. Cụ thể:

+ Năm 2010: NQH ngành xây dựng là 10,63 tỷ đồng, chiếm 29,63% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. NQH ngành kinh doanh bất động

sản là 9,03 tỷ đồng, chiếm 25,17% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. Và NQH ngành thủy sản là 4,53 tỷ đồng, chiếm 12,62% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

+ Năm 2011: NQH ngành xây dựng là 9,62 tỷ đồng, chiếm 27,75% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. NQH ngành kinh doanh bất động sản là 8,05 tỷ đồng, chiếm 23,22% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. Và NQH ngành thủy sản là 5,13 tỷ đồng, chiếm 14,80% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

+ Năm 2012: NQH ngành xây dựng là 9,25 tỷ đồng, chiếm 33,15% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. NQH ngành kinh doanh bất động sản là 8,40 tỷ đồng, chiếm 30,10% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. Và NQH ngành thủy sản là 2,02 tỷ đồng, chiếm 7,24% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

­ Phân khúc dần đến lúc này chúng ta có thể nhận thấy rõ, rủi ro tín dụng của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010 – 2012 tập trung vào mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. Trong mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp thì 03 ngành rủi ro tín dụng cao nhất là ngành xây dựng, ngành kinh doanh bất động sản và ngành thủy sản. Tác giả vì thế sau đây sẽ chỉ tiếp tục phân tích thêm về 03 ngành này:

* Ngành thủy sản:

­ Tỉnh Khánh Hòa là tỉnh thuộc duyên hải nam trung bộ, nơi đây có nguồn thủy sản dồi dào, bên cạnh ngành du lịch thì ngành thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa. Dư nợ của ngành thủy sản qua các năm 2010, 2011, 2012 tại Eximbank Nha Trang là 42,25 tỷ đồng, 75,49 tỷ đồng, 37,26 tỷ đồng, lần lượt chiếm 20,42%, 35,57% và 20% trong tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp. Dư nợ quá hạn của ngành thủy sản qua các năm lần lượt là 4,53 tỷ đồng, 5,13 tỷ đồng và 2,02 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngành thủy sản so với tổng dư nợ KHDN chỉ là 2,87%, 2,42% và 1,08%.

­ Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn và dư nợ giảm chủ yếu do: tình hình kinh tế khó khăn, sụt giảm ở các thị trường nhập khẩu truyền thống, cạnh tranh gay gắt ở các nước Đông Nam Á trong việc xuất khẩu thuỷ sản, tình hình dịch bệnh gia tăng, giá nguyên liệu vào tăng cao, hàng bán bị trả lại, các đơn vị sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư vào nhà xưởng, máy móc.

­ Những nguyên nhân xuất khẩu giảm trong thời gian qua:

+ Chi phí đầu vào như điện nước, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong khi giá xuất khẩu liên tục giảm trong thời gian qua.

+ Doanh nghiệp khó khăn về vốn, hạn mức vay giảm, lãi suất ngân hàng cao liên tục trong thời gian dài.

+ Nguyên liệu ngày càng khó khăn

+ Tình hình kinh tế tại một số thị trường nhập khẩu chính của Việt nam như Mỹ, EU chưa có dấu hiệu phục hồi.

­ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp là mực, cá, tôm các loại.... Thị trường tiêu thụ ở nước ngoài như Mỹ, Úc, Canada, Nhật, Hàn Quốc... Các khách hàng thủy sản đang quan hệ tín dụng tại Eximbank Nha Trang chủ yếu là các khách hàng truyền thống, quan hệ lâu năm, có tình hình tài chính lành mạnh như công ty cổ phần Cafico Việt Nam, công ty TNHH MTV Xuất Khẩu Thủy Sản Khánh Hòa, Công ty TNHH Bình Thêm.. Phương thức thanh toán xuất khẩu chủ yếu là TTr, LC , DP…. Đặc điểm của ngành khai thác thủy sản là mỗi năm có 02 mùa vụ chính( từ tháng 2 đến tháng 5 (chủ yếu) và cuối Quý III hàng năm), do vậy doanh nghiệp cần trữ một lượng hàng tồn kho để đáp ứng kịp thời các hợp đồng đã ký kết. Trong tương lai Eximbank sẽ tập trung đẩy mạnh quan hệ tín dụng với các công ty thủy sản trên địa bàn để tăng dư nợ và thu hút doanh số thanh toán xuất khẩu từ các doanh nghiệp này. Vì mặc dù dư nợ ngành thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp nhưng tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp do đó rủi ro ối với ngành này thấp.

Nhận xét chung: Đối với ngành thủy sản, thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn 2010 – 2012 đã có những khó khăn nhất định như đã trình bày ở trên. Từ những khó khăn đó đã dẫn đến phát sinh NQH tại Eximbank Nha Trang. Mặc dù thực tế chúng ta có thể biết, trên bình diện cả nước, ngành kinh doanh thủy sản đã bị khủng hoảng nặng. Nhiều doanh nghiệp lớn, có tiếng cả nước trong ngành kinh doanh thủy sản đã phá sản. Rủi ro mà ngành thủy sản trong thời gian qua mang lại cho các ngân hàng là khôn lường. Khó khăn chung là thế, tuy nhiên, nhìn vào số liệu của Eximbank Nha Trang, chúng ta có thể nhận thấy: Tỷ lệ nợ quá hạn của ngành thủy sản/tổng dư nợ KHDN qua các năm 2010, 2011, 2012 chỉ lần lượt là 2,87%, 2,42% và 1,08%. Điều này cho thấy Eximbank Nha Trang vẫn kiểm soát tốt đối với mảng cho vay thủy sản.

Và qua từng năm, tỷ lệ này giảm dần, đến cuối năm 2012 tỷ lệ NQH của ngành này/dư nợ cho vay KHDN chỉ còn là 1,08%. Đây là tỷ lệ kiểm soát tốt và cho thấy rủi ro của ngành thủy sản đối với cho vay doanh nghiệp của Eximbank Nha Trang là không nhiều.

*Ngành kinh doanh bất động sản:

­ Tổng dư nợ ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) tại Eximbank Nha Trang qua các năm 2010,2011, 2012 lần lượt là 32,25 tỷ đồng, 26,30 tỷ đồng, 27,22 tỷ đồng, chiếm 15,59%, 12,39%, 14,61% trong tổng dư nợ vay KHDN. Dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tập trung nhiều nhất là ở các dư án như tòa nhà chung cư Sông Đà Plaza, dự án nhà ở và chung cư Vĩnh Điềm Trung, dự án căn hộ Mỹ Gia…

­ Nợ quá hạn qua các năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 9,03 tỷ đồng, 8,05 tỷ đồng và 8,40 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,36%, 3,79% và 4,50% so với tổng dư nợ vay KHDN và chiếm 22,31%, 23,22% và 30,10% so với tổng nợ quá hạn KHDN.

­ Hiện nay số lượng dân toàn tỉnh Khánh Hòa khoảng hơn 1 triệu người, do đó nhu cầu nhà ở là rất nhiều nhưng trong thời điểm hiện nay do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả căn hộ cao, thu nhập giảm nên số lượng căn hộ còn tồn kho là khá cao. Do đó sau khi xây dựng xong căn hộ vẫn chưa có người mua điều đó đã gây ra các khó khăn tài chính cho các công ty bất động sản, dẫn đến nợ quá hạn.

Thị trường bất động sản:

­ Về nguồn cung: Hiện tại nguồn cung bất động sản rất nhiều, rất nhiều dự án chung cư, căn hộ, biệt thự đã và đang triển khai rất nhiều, nhưng do hiện nay cung nhiều hơn cầu và thị trường kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên số lượng tồn kho căn hộ rất nhiều.

­ Về giá chào bán: Năm 2011, 2012 đánh dấu sự suy giảm mạnh về giá bán căn hộ. Giá căn hộ trung cấp giảm gần 15% đến 20% so với 2010, căn hộ bình dân giảm 10%. Giá chào bán sơ cấp trung bình giảm khoảng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều chủ dự án, nhà đầu tư thứ cấp buộc phải đại hạ giá căn hộ để xả hàng sau nhiều chương trình khuyến mãi không có hiệu quả.

­ Về giao dịch trên thị trường:

+ Hoạt động thị trường diễn ra nhìn chung trầm lắng với ít giao dịch thành công ở phân khúc trung và cao cấp, tỉ lệ hấp thụ đạt khoảng 8­9%. Các khách mua chính của thị trường là những người có nhu cầu ở thực sự, và hầu hết họ đều tập trung vào mảng căn hộ cấp và bình dân với mức giá từ 1 tỷ đồng/căn đến 1,5 tỷ đồng/căn và

diện tích từ 50 m2 đến 100 m2. Tỉ lệ hấp thụ cao nhất thuộc về những căn hộ bình dân diện tích nhỏ từ 30 – 60 m2, giá bán từ 8­10 triệu đồng/m2.

+ Tâm lý giữ tiền, quan sát và chờ đợi xem giá có giảm nữa hay không, có bất động sản tốt hơn để mua hay không vẫn là tâm lý chủ đạo của thị trường. Tuy nhiên, thị trường vẫn có giao dịch thành công đến từ những người có nhu cầu mua nhà ở thực sự, nhu cầu đang rất bức xúc.

Rủi ro thị trường trong thời gian tới:

- Rủi ro tiềm lực tài chính của chủ đầu tư: do ảnh hưởng chung của thị trường bất động sản trầm lắng, một số chủ đầu tư không đủ tài chính để tiếp tục thực hiện dự án, hiện tại có khá nhiều dự án đã phải ngừng xây dựng và người mua sẽ gặp rủi ro đối với các dự án này do tiền đã góp nhưng khó có khả năng nhận bàn giao căn hộ.

­ Rủi ro chất lượng dự án: hiện tại một số chủ đầu tư bàn giao căn hộ, tuy nhiên chất lượng dự án lại rất kém so với cam kết ban đầu, do đó người mua và ngân hàng tài trợ chỉ tài trợ đối với các dự án của những nhà đầu tư có uy tín và năng lực tài chính.

­ Rủi ro pháp lý dự án: hiện nay vẫn còn một số dự án còn tranh chấp giữa chủ đầu tư dự án và người mua như chậm bàn giao, bàn giao không đúng diện tích, chất lượng, các dịch vụ tiện ích không như cam kết ban đầu, chậm làm giấy chứng nhận quyền sở hữu…

­ Rủi ro giảm giá: Hiện tại nguồn cung căn hộ vẫn tăng, trong khi sức cầu căn hộ vẫn chưa cải thiện, một số chủ đầu tư phải bán thấp hơn giá thành để thu hồi vốn, do đó thị trường căn hộ sẽ gặp rủi ro giảm giá trong thời gian tới.

Triển vọng thị trường bất động trong thời gian tới:

­ Phân khúc căn hộ để bán được cho là sẽ ngày càng cạnh tranh với mức giá bán tiếp tục giảm trong năm 2011, 2012 và trong năm 2013 do lượng tồn kho còn lớn và nguồn cung tiếp tục tăng. Mảng thị trường trung cấp và bình dân được ghi nhận là các mảng thị trường chính đáp ứng được nhu cầu thực của khách mua. Người có nhu cầu ở thực sự cũng sẽ là nhân tố chính trong các hoạt động của thị trường căn hộ để bán trong quý tiếp theo. Để tránh việc chào bán không thành công, một vài chủ đầu tư sẽ đưa ra các chương trình chào bán chưa chính thức để thử nghiệm thị trường, và các đợt chào bán chính thức sẽ được tiến hành sau đó với nhiều hình thức khuyến mãi. Ngoài ra, một số chủ đầu tư sẽ phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn khi đầu tư vào mảng căn hộ bình dân có diện tích căn nhỏ và giá trị căn hộ thấp.

Tình hình hoạt động của các công ty BĐS :

- Hầu hết các công ty bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn. Ở hoạt động kinh doanh thì sản phẩm đầu ra khó tiêu thụ dẫn đến tồn kho tiếp tục ở mức cao, trong khi áp lực trả chi phí lãi vay và trả nợ vay đến hạn ngày càng tăng. Hoạt động đầu tư thì hầu như bị ngưng trệ do thiếu nguồn tài trợ hoặc chưa dám thực hiện đầu tư vì thị trường bất động sản vẫn đang trong quá trình đi xuống.

­ Các chỉ số nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài, tổng nợ vay, tổng nợ trên vốn chủ sở hữu gia tăng theo thời gian đã cho thấy việc các công ty bất động sản tiếp tục gia tăng nguồn tài trợ từ các chủ nợ, điều này càng làm tăng thêm rủi ro tài chính trong điều kiện thị trường bất động sản còn đi xuống tiếp tục như hiện nay.

Nhận xét chung: Mặc dù chính phủ đã đưa tín hiệu sẽ hỗ trợ thị trường bất

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)