Mục tiêu phân tích, đánh giá:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 69)

Mục tiêu tác giả muốn phân tích, đánh giá tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng của Eximbank Nha Trang theo đối tượng khách hàng, theo loại hình cho vay và theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng giai đoạn 2010 – 2012 là nhằm để làm rõ ra trong hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng mà Eximbank Nha Trang đã gặp phải thì phân khúc nào là phân khúc rủi ro nhất, đối tượng khách hàng nào, cá nhân hay doanh nghiệp, phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu nhiều nhất, gây ra tổn thất nhiều nhất, loại hình cho vay nào là nguy cơ cao nhất, ngành nghề kinh doanh nào là rủi ro nhất… để từ đó có biện pháp quản trị rủi ro tín dụng phù hợp. Trong các giải pháp đồng bộ chung có các giải pháp cụ thể để xử lý và hạn chế rủi ro tín dụng vào những đối tượng khách hàng, loại hình cho vay, ngành nghề kinh doanh mà được thấy là rủi ro nhất này. 2.4.2. Phân tích tổng quan tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng:

Bảng 2.6: Tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng Eximbank Nha Trang (Đvt: tỷ đồng)

31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 So sánh

Chỉ tiêu

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng 2012/2011 2011/2010

Tổng dư nợ KHDN 186,27 100,00% 212,21 100,00% 206,89 100,00% -25,94 5,32 Trong đó: ­ Trong hạn 158,37 85,02% 177,55 83,66% 171,02 82,66% ­19,18 6,53 ­ Quá hạn 27,90 14,98% 34,66 16,34% 35,87 17,34% ­6,76 ­1,21 ­ Nợ xấu 9,12 12,53 32,36 Tổng dư nợ KHCN 162,73 100,00% 134,83 100,00% 139,58 100,00% 27,90 -4,75 Trong đó: ­ Trong hạn 158,81 97,59% 130,21 96,57% 129,61 92,86% 28,60 0,60 ­ Quá hạn 3,92 2,41% 4,62 3,43% 9,97 7,14% ­0,70 ­5,35 ­ Nợ xấu 1,86 2,72 6,99 Tổng cộng 349,00 347,04 346,47 1,96 0,57

Dư nợ tín dụng của các thành phần kinh tế qua các năm như sau: năm 2010 dư nợ tín dụng của cá nhân 139,58 tỷ đồng; năm 2011 dư nợ tín dụng của cá nhân là 134,83 tỷ đồng, giảm 4, 75 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ giảm 3,40%. Bước sang năm 2012 dư nợ tín dụng của cá nhân là 162,73 triệu đồng, tăng 27,90 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ tăng là 20,69%. Đối với tình hình dư nợ tín dụng của KHDN qua 3 năm tăng trưởng tương đối chậm trong đó năm 2010 dư nợ tín dụng của KHDN là 206,89 tỷ đồng; năm 2011 là 212,21 tỷ đồng, tăng 5,32 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ tăng 2,57%. Bước sang năm 2012 dư nợ tín dụng của tổ chức kinh tế là 186,27 tỷ đồng, giảm 25,94 tỷ đồng so với năm 2011, tốc độ giảm là 12,22%. Tổng dư nợ của Eximbank Nha Trang qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 tăng nhẹ. Nguyên nhân tăng lên về dư nợ của ngân hàng là do từ nguồn vốn huy động được ngân hàng chủ động bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế địa phương để đầu tư cho vay, tập trung vào các dự án khả thi đồng thời mở rộng cho vay tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông ngiệp nông thôn... không ngừng mở rộng quy mô tín dụng.

Nhìn vào bảng số liệu về rủi ro tín dụng theo từng năm ta có thể thấy rõ tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Eximbank Nha Trang, đặc biệt năm 2010 là khá cao, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 13,23% và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 11,36%. Tuy vậy theo từng năm, tỷ lệ này giảm dần và giảm đáng kể, điều này cho thấy Ban lãnh đạo Eximbank Nha Trang đã có quan tâm đúng mức trong việc xử lý và hạn chế rủi ro tín dụng. Cụ thể, trong năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 11,32% và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ chỉ còn 4,39% và năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ là 9,12% và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ còn là 3,15%.

Nhận xét: Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 công tác phòng và chống rủi ro tín dụng rõ ràng đã được Ban Lãnh đạo Eximbank Nha Trang quan tâm đúng mức hơn, kiểm soát tốt và hạn chế dần rủi ro tín dụng. Tuy vậy, với tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ có lúc lên đến 11,32% thì đây là có rủi ro và là rủi ro khá cao trong công tác tín dụng tại Eximbank Nha Trang trong giai đoạn 2010 – 2012. Tác giả sẽ tiếp tục phân tích sâu hơn để biết rõ phân khúc nào là rủi ro nhất, ngành nghề kinh doanh nào là nguy cơ cao nhất:

2.4.3. Phân tích đối với cho vay khách hàng cá nhân:

Bảng 2.7: Tình hình tín dụng cá nhân phân theo loại hình cho vay

(Đvt: triệu đồng)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

STT Loại hình cho vay

Dư nợ NQH Nợ xấu Dư nợ NQH Nợ xấu Dư nợ NQH Nợ xấu 1 Cho vay SXKD 32.037 5.893 5.632 45.412 2.667 1.716 25.722 960 613

2 Cho vay tiêu dùng 5.073 7.099 10.336 79 79

3 Cho vay mua xe 2.173 1.525 1.360 1.496 1.166

4 Cho vay bất động sản 65.793 2.553 61.092 1.907 974 44.816 2.777 1.070

5 Cho vay CBNV 9.203 9.172 14 10.889 14 14

6 Cho vay tiểu thương 1.747 1.901

7 Cho vay khác 23.566 8.813 47 16 67.837 86 86

Tổng cộng: 137.850 9.971 6.992 134.831 4.621 2.720 162.667 3.916 1.862

Nhận xét: Nợ xấu cho vay cá nhận tại Eximbank Nha Trang trong năm 2010 chủ yếu tập trung vào loại hình cho vay SXKD là 5,63 tỷ đồng, trong khi tổng nợ xấu cho vay cá nhân trong năm 2010 là 6,99 tỷ đồng. Tuy vậy, trong các năm tiếp theo cũng đã được xử lý và kiểm soát tốt, năm 2011 chỉ còn 1,71 tỷ đồng và năm 2012 còn là 0,61 tỷ đồng. Nợ xấu ở các loại hình cho vay khác cũng không đáng kể, đa phần có phát sinh rồi sau đó cũng được xử lý nợ tốt, chẳng hạn, nợ xấu của loại hình cho vay mua xe năm 2010 là 1,36 tỷ đồng, đến năm 2011 và năm 2012 nợ xấu của loại hình cho vay là bằng 0. Eximbank Nha Trang cần lưu ý một chút là: Trong tổng dư nợ cho vay cà nhân thì loại hình cho vay bất động sản chiếm tỷ lệ khá cao, năm 2010 là 65,79 tỷ đồng trên tổng dư nợ cho vay cá nhân là 137,84 tỷ đồng # 47,73%, năm 2011 là 45,30% và năm 2012 là 27,54%. Tuy Ban lãnh đạo Eximbank Nha Trang cũng đã nhận thấy và giảm dần tỷ lệ cho vay vào loại hình này, nhưng cũng cần quan tâm hơn, tránh việc tập trung quá nhiều cho vay vào một loại hình cho vay, đặc biệt là cho vay bất động sản, nhằm tránh rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài ra, đối với đối tượng là cho vay khách hàng cá nhân chúng ta có thể nhận thấy như sau:

­ Tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân/dư nợ cho vay cá nhân là: + Năm 2010: 5%.

+ Năm 2011: 2,02%. + Năm 2012: 1,14%.

­ Tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân/tổng dư nợ cho vay của Eximbank Nha Trang là: + Năm 2010: 2,01%.

+ Năm 2011: 0,78%. + Năm 2012: 0,53%.

Nhận xét chung: Qua số liệu phân tích bên trên chúng ta có thể nhận thấy: Trong tổng nợ xấu khá cao của Eximbank Nha Trang, đặc biệt năm 2010, thì nợ xấu của đối tượng cho vay khách hàng cá nhân chỉ chiếm một phần nhỏ và qua các năm 2011, 2012 tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân đã được xử lý và kiểm soát tốt. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân/dư nợ cho vay cá nhân là 1,14% và tỷ lệ nợ xấu cho vay cá nhân/tổng dư nợ cho vay là 0,53% là tốt và nằm trong quy định cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Từ đó cho thấy, nợ xấu đối với mảng cho vay khách hàng cá nhân của Eximbank Nha Trang trong thời gian 2010 – 2012 là có, nhưng được quản lý tốt và tương đối an toàn. Hơn nữa, bản thân mảng cho vay cá nhân cũng là cho vay phân tán và hầu hết đều có tài sản đảm bảo nợ vay nên độ an toàn khá cao, trong các trường hợp có phát sinh rủi ro, đa phần đều có thể xử lý thu hồi nợ tốt. Và cũng từ đây, chúng ta có thể thấy được là, rủi ro tín dụng của Eximbank Nha Trang trong giai đoạn 2010 – 2012 tập trung chủ yếu vào mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

2.4.4. Phân tích đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp:

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng và rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đvt: tỷ đồng) 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 STT Ngành nghề Dư nợ Tỷ trọng Quá hạn Dư nợ Tỷ trọng Quá Hạn Dư nợ Tỷ Trọng Quá hạn

1 Xăng dầu, khí đốt, gas 10,36 5,56% 1,06 6,03 2,84% 0,83 8,81 4,26% 0,59

2

Xây dựng và liên quan đến

xây dựng 41,74 22,41% 9,25 33,24 15,66% 9,62 39,78 19,23% 10,63

3 Phương tiện vận tải 3,45 1,85% 0,00 2,24 1,06% 0,20 4,87 2,35% 0,00

4

Dệt, may, da và các sản

phẩm liên quan 4,70 2,52% 1,82 4,10 1,93% 3,35 7,78 3,76% 2,35

5 Thủy sản 37,26 20,00% 2,02 75,49 35,57% 5,13 42,25 20,42% 4,53

6

Dịch vụ lưu trú, ăn uống và

du lịch 1,72 0,92% 0,00 4,03 1,90% 0,00 2,65 1,28% 0,00

7 Vận tải, kho bãi 6,98 3,75% 0,00 7,46 3,52% 1,00 9,54 4,61% 1,64

8 Thực phẩm 9,57 5,14% 0,00 11,37 5,36% 0,74 10,96 5,30% 1,10

9

Cơ khí, máy móc, thiết bị,

kim loại 2,69 1,44% 0,00 3,39 1,60% 0,00 4,76 2,30% 0,00 10 Kinh doanh bất động sản 27,22 14,61% 8,40 26,30 12,39% 8,05 32,25 15,59% 9,03 11 Nông sản, sản phẩm từ cây công nghiệp 12,23 6,57% 1,52 13,80 6,50% 2,02 13,84 6,69% 2,30 12 Đồ uống, thuốc lá 7,60 4,08% 0,00 8,89 4,19% 0,51 6,43 3,11% 0,00 13 Các sản phẩm từ gỗ và giấy 15,08 8,10% 1,87 9,72 4,58% 1,50 11,99 5,80% 1,80 14 Các ngành nghề khác 5,67 3,05% 1,96 6,15 2,90% 1,71 10,98 5,31% 1,90 Tổng cộng 186,27 100% 27,90 212,21 100% 34,66 206,89 100% 35,87

Tổng dư nợ KHDN tại Eximbank Nha Trang qua các năm như sau: năm 2010 là 206,89 tỷ đồng, chiếm 59,71% tổng dư nợ 2010, năm 2011 là 212,21 tỷ đồng, chiếm 61,15% tổng dư nợ 2011 và năm 2012 là 186,27 tỷ đồng, chiếm 53,37% tổng dư nợ 2012.

Tỷ lệ NQH cho vay doanh nghiệp/Dư nợ cho vay doanh nghiệp như sau: Năm 2010 là 17,33%, năm 2011 là 16,33% và năm 2012 là 14,97%.

Tỷ lệ NQH cho vay doanh nghiệp/Tổng dư nợ cho vay Eximbank Nha Trang như sau: năm 2010 là 10,53%, năm 2011: là 9,98% và năm 2012 là 7,99%.

Nhận xét:

­ Số lượng khách hàng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa trải đều hết tât cả các ngành. Nha Trang là thành phố du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn nổi tiếng trên khắp thế giới, là một trong 29 vịnh đẹp nhất trên toàn thế giới. Bên cạnh ngành du lịch thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa còn tập trung phát triển một số ngành khác như thủy sản, xây dựng, bất động sản, thực phẩm, dệt may…Các ngành này cũng mang lại một nguồn thu đáng kể cho tỉnh nhà.

­ Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể nhận thấy nợ quá hạn trong giai đoạn 2010 – 2012 của Eximbank Nha Trang chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng cho vay doanh nghiệp với tỷ lệ khá cao. Mặc dù qua các năm tỷ lệ này có giảm xuống cho thấy có sự nỗ lực lớn của Ban lãnh đạo Eximbank Nha Trang, tuy nhiên tỷ lệ giảm này là chưa đáng kể và tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với mảng cho vay doanh nghiệp là lớn.

­ Trong hoạt động cho vay KHDN tại Eximbank Nha Trang qua các năm 2010, 2011, 2012 thường tập trung vào một số ngành nghề như thủy sản, xây dựng, kinh doanh bất động sản, xăng dầu, khí đốt, thực phẩm, dệt may….Trong đó có 3 ngành chiếm dư nợ lớn là thủy sản, xây dựng và kinh doanh bất động sản, lần lượt qua các năm 2010, 2011, 2012 là 104,19 tỷ đồng, 126,25 tỷ đồng, 94,99 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 50,36%, 59,73%, 51,00% so với tổng dư nợ KHDN. Các ngành còn lại như Xăng dầu, khí đốt, gas, Phương tiện vận tải, Dệt, may, da và các sản phẩm liên quan, Dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch, Thực phẩm… cộng lại chỉ chiếm 49,64%, 40,27%, 49% so với tổng dư nợ KHDN.

­ Ngoài ra, trong tổng nợ quá hạn theo từng năm của Eximbank Nha Trang thì 03 ngành có nợ quá hạn cao nhất cũng lần lượt là: ngành xây dựng, ngành kinh doanh bất động sản và ngành thủy hải sản. Cụ thể:

+ Năm 2010: NQH ngành xây dựng là 10,63 tỷ đồng, chiếm 29,63% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. NQH ngành kinh doanh bất động

sản là 9,03 tỷ đồng, chiếm 25,17% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. Và NQH ngành thủy sản là 4,53 tỷ đồng, chiếm 12,62% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

+ Năm 2011: NQH ngành xây dựng là 9,62 tỷ đồng, chiếm 27,75% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. NQH ngành kinh doanh bất động sản là 8,05 tỷ đồng, chiếm 23,22% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. Và NQH ngành thủy sản là 5,13 tỷ đồng, chiếm 14,80% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp.

+ Năm 2012: NQH ngành xây dựng là 9,25 tỷ đồng, chiếm 33,15% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. NQH ngành kinh doanh bất động sản là 8,40 tỷ đồng, chiếm 30,10% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. Và NQH ngành thủy sản là 2,02 tỷ đồng, chiếm 7,24% tổng NQH của mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

­ Phân khúc dần đến lúc này chúng ta có thể nhận thấy rõ, rủi ro tín dụng của Eximbank Nha Trang giai đoạn 2010 – 2012 tập trung vào mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp. Trong mảng cho vay khách hàng doanh nghiệp thì 03 ngành rủi ro tín dụng cao nhất là ngành xây dựng, ngành kinh doanh bất động sản và ngành thủy sản. Tác giả vì thế sau đây sẽ chỉ tiếp tục phân tích thêm về 03 ngành này:

* Ngành thủy sản:

­ Tỉnh Khánh Hòa là tỉnh thuộc duyên hải nam trung bộ, nơi đây có nguồn thủy sản dồi dào, bên cạnh ngành du lịch thì ngành thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của tỉnh Khánh Hòa. Dư nợ của ngành thủy sản qua các năm 2010, 2011, 2012 tại Eximbank Nha Trang là 42,25 tỷ đồng, 75,49 tỷ đồng, 37,26 tỷ đồng, lần lượt chiếm 20,42%, 35,57% và 20% trong tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp. Dư nợ quá hạn của ngành thủy sản qua các năm lần lượt là 4,53 tỷ đồng, 5,13 tỷ đồng và 2,02 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngành thủy sản so với tổng dư nợ KHDN chỉ là 2,87%, 2,42% và 1,08%.

­ Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn và dư nợ giảm chủ yếu do: tình hình kinh tế khó khăn, sụt giảm ở các thị trường nhập khẩu truyền thống, cạnh tranh gay gắt ở các nước Đông Nam Á trong việc xuất khẩu thuỷ sản, tình hình dịch bệnh gia tăng, giá nguyên liệu vào tăng cao, hàng bán bị trả lại, các đơn vị sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư vào nhà xưởng, máy móc.

­ Những nguyên nhân xuất khẩu giảm trong thời gian qua:

+ Chi phí đầu vào như điện nước, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong khi giá xuất khẩu liên tục giảm trong thời gian qua.

+ Doanh nghiệp khó khăn về vốn, hạn mức vay giảm, lãi suất ngân hàng cao liên tục trong thời gian dài.

+ Nguyên liệu ngày càng khó khăn

+ Tình hình kinh tế tại một số thị trường nhập khẩu chính của Việt nam như Mỹ, EU chưa có dấu hiệu phục hồi.

­ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp là mực, cá, tôm các loại.... Thị trường tiêu thụ ở nước ngoài như Mỹ, Úc, Canada, Nhật, Hàn Quốc... Các khách hàng thủy sản đang quan hệ tín dụng tại Eximbank Nha Trang chủ yếu là các khách hàng truyền thống, quan hệ lâu năm, có tình hình tài chính lành mạnh như công

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 69)