Hiện nay hầu hết các Ngân hàng Việt Nam đều áp dụng việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giống nhau trong công tác quản trị rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Dư nợ cho vay được chia thành 05 nhóm, cụ thể:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. Bao gồm: các khoản nợ vay trả đầy đủ, đúng kỳ hạn hoặc bị trể hạn dưới 10 ngày.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý. Bao gồm: các khoản nợ bị trể hạn trả nợ từ 10 – 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. Bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần đầu, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ. Bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày, các khoản nợ cơ cầu lần 2, các khoản nợ bị quá hạn dưới 90 ngày so với kỳ hạn trả nợ đã được cơ cấu lần 1.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn. Bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên, các khoản nợ cơ cầu lần 3 trở lên, các khoản nợ bị quá hạn trên 90 ngày so với kỳ hạn trả nợ đã được cơ cấu lần 1, các khoản khoanh nợ chờ xử lý.
Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng như sau:
Dự phòng chung: Ngân hàng phải trích lập dự phòng chung với tỷ lệ tối thiểu 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Dự phòng cụ thể: Được xác định theo công thức sau: R = max {0, (A - C)} x r Trong đó:
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ
C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Với r như sau:
Nhóm nợ Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5%
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 50%
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 100%