Đối với Hội sở tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam thì bộ phận thực hiện công tác quản lý rủi ro do Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ và Ban kiểm toán thực hiện.
Tại ngân hàng Eximbank Nha Trang, hiện nay do nhân sự của Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ Hội sở thực hiện . Theo quy định thì mỗi chi nhánh sẽ có 02 nhân sự của Phòng này phụ trách và định kỳ cứ từ 03 06 tháng một lần sẽ luân chuyển 02 nhân sự khác đến, 02 nhân sự hiện tại sẽ di chuyển qua chi nhánh khác trong hệ thống của Eximbank.
Theo mô hình tổ chức hiện tại của Ngân hàng Eximbank Nha Trang, nhiệm vụ của phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp và Phòng Khách Hàng Cá Nhân trong công tác quản lý rủi ro tín dụng như sau:
+ Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp và Phòng Khách Hàng Cá Nhân:
Đến cuối năm 2011, ngân hàng đã đưa mô hình đổi mới hoạt động tín dụng theo hướng phát huy tối đa từng chức năng cho vay, tách hoạt động của phòng KHDN và Phòng KHCN (gọi tắt là Phòng tín dụng) thành 03 bộ phận: Bộ phận Quan hệ khách hàng, Bộ phận thẩm định khách hàng và Bộ phận Quản lý nợ. Mô hình quản lý mới ba bộ phận: Quan hệ khách hàng – Thẩm định khách hàng – Quản lý nợ phần nào cũng đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống tiêu cực trong công tác tín dụng, hồ sơ tín dụng được làm chặt chẽ hơn ngay từ đầu.
Bộ phận Quan hệ khách hàng – Thẩm định khách hàng – Quản lý nợ thường xuyên và định kỳ rà soát các danh mục tín dụng để phát hiện các dấu hiệu nảy sinh và có báo cáo cụ thể. Báo cáo này là một văn bản không thể thiếu trong hồ sơ tín dụng của từng khoản vay và báo cáo với Lãnh đạo phòng, Ban Giám Đốc để kịp thời xử lý.
Bước 1: Cùng cán bộ tín dụng hoàn tất báo cáo tình trạng và nguyên nhân xuống hạng của khoản nợ (cả nguyên nhân khách quan và chủ quan).
Bước 2: Chuyển các khoản nợ này sang tài khoản nợ xấu tương ứng theo quy định, đồng thời đề xuất trích lập quỹ dự phòng rủi ro đối với khoản nợ xấu đó.
Bước 3: Kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay và tài sản đảm bảo, kiểm tra và đánh giá lại tài sản đảm bảo; Kiểm tra lại khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng hoặc người bảo lãnh; Đánh giá lại tình hình tài chính và thứ tự ưu tiên trả nợ của khách hàng.
* Bộ máy và tình hình nhân sự phụ trách công tác tín dụng:
Rủi ro tín dụng cũng liên quan khá nhiếu đến cán bộ tín dụng, tuy vậy, từ cuối năm 2010, vì thấy hầu hết các cán bộ tín dụng trước đây, đặc biệt, những cán bộ tín dụng đã gây ra nợ xấu cho Eximbank Nha trang, đều đã nghỉ việc, hoặc chuyển qua ngân hàng khác, nên Ban lãnh đạo Eximbank Nha Trang cũng dừng lại, không truy cứu, xử lý. Nhân sự cho công tác tín dụng vào năm 2010 là thiếu trần trọng, tại chi nhánh chính, lúc này chưa tách phòng, chỉ có 01 Phòng Tín dụng Tổng hợp chung, và nhân sự chỉ có 01 Phó phòng phụ trách phòng, 03 cán bộ tín dụng và 01 nhân viên phụ trách xử lý nợ. Tại 03 Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh, mỗi phòng cũng chỉ có 01 cán bộ tín dụng. Ban Giám đốc chi nhánh sau đó đã kếp hợp Hội Sở để tuyển dụng tăng cường nhân sự mới, do lượng hồ sơ xin tuyển dụng khá nhiều nên cũng dễ dàng
lựa chọn những nhân sự tốt. Hầu hết đều tốt nghiệp từ trung bình khá, khá, giỏi tại 02 trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM và Đại Học Ngân Hàng TP. HCM. Ưu tiên tuyển dụng mới ra trường để đào tạo lại từ đầu, đặc biệt quan tâm đến đạo tạo nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu và đạo đức nghề nghiệp. Đến cuối năm 2012, nhân sự công tác tín dụng tại chi nhánh chính như sau: Phòng Tín dụng Cá nhân có 11 người, Phòng Tín dụng Doanh nghiệp có 10 người và tại mỗi Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cũng có 02 cán bộ tín dụng.
Để có thể kiểm soát tốt, an toàn trong công tác tín dụng, ngoài việc thường xuyên quán triệt tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, Ban lãnh đạo chi nhánh cũng đã trình lương hợp lý cho các cán bộ tín dụng và nhân sự phụ trách công tác tín dụng, khen thưởng kịp thời, đúng lúc, tuy vậy, cũng sẳn sàng mạnh tay xử lý đối với các nhân sự, cán bộ tín dụng có tiêu cực. Ví dụ: năm 2010, kỷ luật buộc thôi việc 01 cán bộ tín dụng tại chi nhánh, năm 2011, kỷ luật cách chức 01 Tổ trưởng tín dụng tại PGD Phú Thạnh… Hơn nữa mô hình 03 bộ phận cũng đã góp phần hạn chế tới mức tối đa tiêu cực trong công tác tín dụng.