Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Eximbank Nha Trang:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 88)

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Eximbank Nha Trang được thể hiện ở sơ đồ sau:

Hình 2.5: Sơ đồ quản lý rủi ro tín dụng

(Nguồn: Eximbank Nha Trang)

2.5.4.1. Phân loại khoản vay:

Việc xếp hạng chất lượng các khoản vay được thực hiện cho tất cả các khách hàng để ngân hàng có điều kiện theo dõi, đánh giá cấp độ rủi ro trong từng trường hợp và từ đó phân tích, có phương án xử lý kịp thời. Phân loại rủi ro theo chất lượng khoản

Phân loại khoản vay

Nhận diện các dấu hiệu cảnh báo

Phân tích tình hình qua các nhóm dấu hiệu Thu thập thông tin

Xếp lại hạng khoản vay

Khoản vay bị xuống hạng Khoản vay giữ

nguyên hạng

Biện pháp phòng ngừa Biện pháp khắc phục Biện pháp xử lý

QL, giám sát

Rà soát TSĐB

Hoàn thiện hồ sơ pháp lý

Cơ cấu nợ Bổ sung TSĐB

Thu hồi nợ Khởi kiện

Xử lý rủi ro Bán nợ Các BP KK trả nợ Trả nợ thay Phát mãi TS

vay được chia thành 05 nhóm với hai yếu tố định tính và định lượng. Yếu tố định lượng được đánh giá dựa trên cơ sở cấu phần phân loại khách hàng.

Việc phân loại khoản vay được thực hiện ngay sau khi xuất hiện khoản vay, cụ thể như sau:

Phần tài chính:

Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính lũy kế tới kì gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm:

­ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản ­ Nhóm chỉ tiêu hoạt động ­ Nhóm chỉ tiêu cân nợ ­ Nhóm chỉ tiêu thu nhập

Phần phi tài chính

Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm:

­ Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp ­ Trình độ quản lý và môi trường nội bộ ­ Quan hệ với Ngân hàng

­ Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành

­ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Doanh nghiệp

Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề, loại hình và quy mô của doanh nghiệp. Điểm của phần tài chính chiếm từ 30 – 35% tổng điểm xếp hạng (30% đối với báo cáo tài chính không được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán nhưng không có ý kiến chấp nhận toàn phần và 35% đối với báo cáo tài chính có kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn phần), và phần phi tài chính chiếm 65% tổng điểm xếp hạng. Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng dưới đây:

Tổng số điểm Từ Đến Xếp hạng >90 ≤100 AAA >80 ≤90 AA >73 ≤80 A >68 ≤73 BBB >64 ≤68 BB >60 ≤64 B >56 ≤60 CCC >53 ≤56 CC >45 ≤53 C 20 ≤45 D * PHÂN NHÓM NỢ: Xếp hạng Phân loại nợ

AAA Đủ tiêu chuẩn – Nhóm 1

AA Đủ tiêu chuẩn – Nhóm 1

A Đủ tiêu chuẩn – Nhóm 1

BBB Cần chú ý – Nhóm 2

BB Cần chú ý – Nhóm 2

B Cần chú ý – Nhóm 2

CCC Dưới tiêu chuẩn – Nhóm 3

CC Dưới tiêu chuẩn – Nhóm 3

C Nghi ngờ – Nhóm 4

ĐỊNH NGHĨA CÁC MỨC TÍN NHIỆM KHÁCH HÀNG

STT HẠNG ĐỊNH NGHĨA

1 AAA The obligor’s capacity to meet its financial commitment on the obligation is extremely strong.

Khả năng đáp ứng các cam kết tài chính quy định trong nghĩa vụ trả nợ của người vay cực kỳ tốt.

2 AA An obligation rated AA differs from the highest rated obligations only to a small degree. The obligor’s capacity to meet its financial commitment on the obligation is very strong.

Một món nợ được xếp hạng AA chỉ khác biệt so với các món nợ được tín nhiệm cao nhất ở mức độ rất nhỏ. Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ của người vay rất tốt.

3 A An obligation rated A is somewhat more susceptible to the adverse effects of changes in circumstances and economic conditions than obligations in higher rated categories.

Một món nợ được xếp hạng A bị tác động tương đối bởi những ảnh hưởng bất lợi của tình thế và các điều kiện kinh tế hơn so với các món nợ được xếp hạng cao hơn.

4 BBB An obligation rated BBB exhibits adequate protection parameters. However, adverse economic condition or changing circumstances are more likely to lead to a weakened capacity of the obligor to meet its financial commitments on the obligation.

Một món nợ được xếp hạng BBB thể hiện các thông số an toàn ở mức tương đối. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế bất lợi hoặc sự biến động của tình hình kinh tế sẽ làm suy yếu khả năng trả nợ.

5 BB An obligation rated BB is less vulnerable to nonpayment than other speculative issues. However, it faces major ongoing uncertainties or exposure to adverse business, financial, or economic conditions that could lead to the obligor’s inadequate capacity to meet its financial commitment on the obligation.

Một món nợ được xếp hạng BB có khả năng không được hoàn trả thấp hơn các chứng chỉ đầu cơ khác. Tuy nhiên, các món nợ này đang phải đối mặt với các bất ổn hệ trọng hoặc liên đới trực tiếp đến các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh không thuận lợi khiến cho người vay không đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.

STT HẠNG ĐỊNH NGHĨA 6 B The obligor currently has the

capacity to meet its financial commitment on the obligation. Adverse bussiness, financial, or economic conditions will likely impair the obligors

Người vay có đủ khả năng trả nợ ở thời điểm hiện tại. Các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh không thuận lợi sẽ làm suy giảm khả năng hoặc thiện chí hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ.

7 CCC An obligation rated CCC is currently vulnerable to nonpayment, and is dependent upon favorable business, financial, and economic conditions for the obligor to meet its financial commitment on the obligation.

Một món nợ được xếp hạng CCC không có khả năng hoàn trả ở thời điểm hiện tại và tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế, tài chính, kinh doanh thuận lợi mà người vay có thể hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ.

8 CC An obligation rated CC is currently highly vulnerable to nonpayment.

Một món nợ được xếp hạng CC có nguy cơ không hoàn trả cao ở thời điểm hiện tại.

9 C The C rating may be used to cover a situation where a bankruptcy petion has been filed or similar action has been taken but payments on this obligation are being continued.

Mức tín nhiệm C dùng trong tình huống bên vay đã đưa đơn phá sản hoặc tiến hành các động thái tương tự nhưng việc thanh toán nợ vẫn được thực hiện.

10 D The D rating, unlike other ratings, is not prospective. Rather, it is used only where a default has actually occurred and not where a default is only expected.

Khác với các mức tín nhiệm khác, mức tín nhiệm D không thể hiện triển vọng trả được nợ. Đúng hơn, nó được sử dụng cho tình huống người vay đã thực sự mất khả năng chi trả chứ không chỉ là khả năng người vay sẽ vỡ nợ.

2.5.4.2. Nhận diện rủi ro tín dụng:

Nhận diện rủi ro tín dụng để từ đó có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro là khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sau khi khoản vay phát sinh và được phân loại, cán bộ tín dụng

luôn phải theo dõi, giám sát khoản vay để nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:

* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng như:

­ Trì hoãn hoặc gây khó khăn cho ngân hàng trong kiểm tra tình hình sử dụng vốn; ­ Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định của ngân hàng;

­ Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục;

­ Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ;

­ Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng, xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán của khách hàng.

­ Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn, thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn.

­ Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính.

­ Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.

­ Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay.

­ Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại.

­ Có dấu hiệu không thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán.

­ Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều nguồn khác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng.

­ Có dấu hiệu sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn.

* Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:

Cũng như nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng, nhóm các dấu hiệu này có tác động trực tiếp đến chất lượng khoản tín dụng nhưng với tốc độ chậm hơn. Các dấu hiệu này xuất phát từ chính hoạt động SXKD của khách hàng và không dễ nhận diện nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ, sâu sát của cán bộ tín dụng. Nó cũng đòi hỏi các giải pháp và chiến thuật xử lý có tính dài hạn hơn. Biểu hiện cụ thể là:

­ Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.

­ Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng.

­ Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý như: gia tăng đột biến chi phí quảng cáo, tiếp khách, thiết bị văn phòng hiện đại, phương tiện giao thông đắt tiền…

­ Thay đổi thường xuyên Ban điều hành, xuất hiện bất đồng và mâu thuẩn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

­ Xuất hiện dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: sẳn sàng từ bỏ các hợp đồng có giá trị nhỏ và vừa có tỷ suất lợi nhuận cao để tìm kiếm hợp đồng có giá trị lớn, bạn hàng tên tuổi dù lợi nhuận đem về đạt thấp hơn; sẳn sàng cắt giảm lợi nhuận để đạt được hợp đồng lớn, theo đuổi chiến lược “mượn thương hiệu” hoặc “nước nổi thuyền nổi”.

­ Xuất hiện dấu hiệu hội chứng sản phẩm đẹp: mải mê theo đuổi một sản phẩm không thích hợp về thời gian và năng lực hiện tại mà không chú ý đến các yếu tố khác.

­ Phát hiện quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không hiệu quả.

­ Do áp lực nội bộ dẫn tới việc tung ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ quá sớm khi chưa hội đủ các điều kiện chín muồi hoặc đặt ra các hạn mức thời gian kinh doanh, doanh số không phù hợp thực tế, tạo mong đợi trên thị trường không đúng lúc.

­ Những thay đổi từ chính sách của Nhà nước, đặc biệt là tác động của các chính sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất; thay đổi công nghệ sản xuất, thị hiếu tiêu dùng; mất nhà cung ứng hoặc khách hàng lớn; thêm đối thủ cạnh tranh tác động bất lợi đến chiến lược và kế hoạch SXKD của khách hàng;

­ Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra, người vay (cá thể) bị bệnh kéo dài hoặc chết.

* Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của Ngân hàng:

Ngoài các nhóm dấu hiệu thuộc về khách hàng nêu trên, trong nhận diện rủi ro tại Eximbank Nha Trang còn có nhóm dấu hiệu từ chính sách tín dụng của bản thân ngân hàng, cụ thể gồm:

­ Sự đánh giá và phân loại khoản vay không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng;

­ Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hoặc các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp;

­ Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của Ngân hàng;

­ Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn như sáp nhập, thay đổi địa vị pháp lý, pháp nhân. Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, không rõ ràng, không xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro.

­ Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẻ hở cho khách hàng lợi dụng; ­ Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng;

­ Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành của phê duyệt tín dụng;

­ Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá như: giảm thấp lãi suất cho vay , phí dịch vụ hay thực hiện chiến lược “giữ chân” khách hàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không quan hệ với các TCTD khác mặc dù biết rõ các khoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Trên cơ sở các dấu hiệu để nhận diện rủi ro nêu trên, khi phát hiện thấy các dấu hiệu này, cán bộ tín dụng phải tiến hành ngay các bước xác định mức độ nghiêm trọng của nó và nguyên nhân gây ra rủi ro, đồng thời phải đánh giá phân loại ngay chất lượng của khoản vay để xác định khoản vay bị hạ xuống nhóm nào.

2.5.4.3. Biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý đối với các nhóm dấu hiệu rủi ro: ­ Biện pháp phòng ngừa: Khi hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ phát sinh rủi ro. Để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, trước hết ngân hàng thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát bắt buộc. Trong trường hợp khoản vay bị xuống hạng, ngân hàng phải xem xét và lựa chọn các biện pháp phòng ngừa gồm:

+ Quản lý chặt chẽ khoản vay: Yêu cầu khách hàng gửi các báo cáo tài chính thường kỳ hơn và phải kiểm tra chi tiết các báo cáo này để giám sát tình hình, và khẩn cấp xác định tính nghiêm trọng của nó khi xác định rõ được xu thế bất lợi trong hoạt động SXKD của khách hàng.

+ Rà soát và xem xét lại TSBĐ nợ vay của khách hàng: Khi khoản vay bị xuống hạng, đi đôi với việc quản lý giám sát khoản vay, ngân hàng phải rà soát và đánh giá lại ngay TSBĐ một cách thận trọng và sát thực tế và đánh giá việc bán TSBĐ này trong điều kiện SXKD bình thường hoặc không bình thường của khách hàng như thế nào.

Hình 2.6: Sơ đồ quản lý khoản vay Khoản vay Hạng 2 Hạng 3 Kiểm tra phòng ngừa Hạng 1 Xử lý Biện pháp xử lý Hạng 7 Hạng 8 Hạng 9 Hạng 10 Hạng 4 Khắc phục Hạng 5 Hạng 6

+ Hoàn thiện hồ sơ pháp lý: Ngoài ra, để phòng ngừa rủi ro, khi khoản vay bị

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam – chi nhánh nha trang tỉnh khánh hòa (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)