Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện có 60 nƣớc thực hiện cơ chế BHYT. Những nƣớc đạt đƣợc mục tiêu BHYT toàn dân đều có Luật BHYT và thực hiện trên cơ sở bắt buộc toàn dân tham gia. Mặc dù có Luật nhƣng thời gian quá độ để đạt đƣợc mục tiêu toàn dân tham gia BHYT
của mỗi nƣớc rất khác nhau. Theo nghiên cứu của WHO, quãng thời gian này trung bình là 70 năm và rất khác nhau theo các quốc gia, ví dụ: 79 năm (Australia), 118 năm (Belgium), 20 năm (Costa Rica), 127 năm (Germany), 84 năm (Israel), 36 năm (Japan), 26 năm (Republic 0f Korea) và 72 năm (Luxembourg).
Hàn Quốc, nƣớc thành công nhất ở khu vực châu Á trong thực hiện BHYT toàn dân trong một thời gian tƣơng đối ngắn. Nếu tính từ khi có Luật BHYT năm 1963 (đến nay đã nhiều lần sửa đổi) cho đến khi đạt BHYT toàn dân năm 1989 thì mất 26 năm vì trong 14 năm đầu tiên là dựa trên cơ sở tự nguyện. Đến năm 1977, Hàn Quốc ban hành Luật BHYT bắt buộc và sau 12 năm (đến năm 1989) thì đạt đƣợc mục tiêu bao phủ toàn dân.
Tại Việt Nam, tuy đến năm 2009 mới xây dựng Luật BHYT và đƣa ra lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014, nhƣng chế độ BHYT đã đƣợc hình thành và triển khai từ khi thành lập tổ chức Bảo hiểm y tế Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế vào năm 1992. Có nghĩa là nếu thực hiện thành công lộ trình trên thì Việt Nam mất 22 năm để tiến tới BHYT toàn dân nhƣng mới đảm bảo về tiêu chí bao phủ về dân số, 2 tiêu chí còn lại mới đạt tính tƣơng đối và cải thiện dần.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua phần giới thiệu về BHYT của một số quốc gia trên thế giới - mỗi quốc gia có những đặc điểm về chính trị, kinh tế, tôn giáo,… khác nhau nhƣng đều có điểm chung là đã thực hiện đƣợc BHYT toàn dân hoặc đã định hƣớng đƣợc BHYT toàn dân.
Điểm giống nhau của các nƣớc khi thực hiện BHYT toàn dân:
- Quy trình khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh có sự quan hệ mật thiết giữa ba chủ thể: cơ quan quản lý quỹ BHYT, bệnh viện hoặc bác sĩ tƣ và bệnh nhân BHYT.
- Đa phần các nƣớc đều có luật pháp chặt chẽ ngay từ đầu. Kinh nghiệm từ nƣớc Cộng hòa Liên Bang Đức là nƣớc sớm có Luật BHYT ngay từ khi thực hiện với những quy định khung pháp lý cơ bản, giao quyền tự chủ tự quản cho các quỹ BHYT.
- Sự đa dạng hóa các quỹ BHYT tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, quỹ BHYT muốn tồn tại, phát triển phải luôn tự đổi mới, hoàn thiện, nâng cao tính hấp dẫn, thu hút ngƣời tham gia. Thực hiện BHYT không chỉ nằm gói gọn trong các cơ quan Nhà nƣớc mà mở rộng ra tƣ nhân cũng tham gia, chăm sóc bệnh nhân không chỉ ở bệnh viện công mà ngay tại bệnh viện tƣ hoặc gia đình (mời bác sĩ đến nhà)
- BHYT mang tính chất bắt buộc tham gia, đầu tiên là những ngƣời làm công ăn lƣơng sau đó mở rộng ra những đối tƣợng khác. BHYT tự nguyện chỉ là hỗ trợ. Quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT cũng đa dạng, đặc biệt là lựa chọn đƣợc nhà cung cấp dịch vụ y tế.
- Bài toán cân đối thu chi luôn là bài toán hóc búa đặt ra cho các nƣớc. - Nhƣợc điểm chung chƣa thể khắc phục đƣợc của các nƣớc là phƣơng thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo phí dịch vụ, đã áp dụng các phƣơng pháp thanh toán khác nhƣng hiệu quả chƣa cao. Ví dụ: Theo thống kê
của Chính phủ Nhật bản, năm 2001, quỹ BHYT nƣớc này có mức bội chi kỷ lục là 4.9 tỷ USD. Hay Hàn Quốc là quốc gia thành công trong BHYT toàn dân cũng phải đƣơng đầu với tình trạng gia tăng chi phí y tế vƣợt quá khả năng của quỹ. Đặc điểm chung của các nƣớc này là thực hiện phƣơng thức thanh toán chi phí theo phí dịch vụ.
Ngoài phƣơng thức thanh toán theo phí dịch vụ thì khi đã thực hiện đƣợc BHYT toàn dân tại quốc gia mình, các nƣớc trên thế giới đa phần đều thay đổi phƣơng thức thanh toán nhƣng hiệu quả vẫn không cao. Nhƣ ở Thái Lan dù đã đạt đƣợc những thành công lớn nhƣng sự thâm hụt quỹ kinh niên là vấn đề chính phủ phải đối mặt vì mức khoán theo định suất thấp hơn so với mức chi thực tế do sự gia tăng đáng kể tần suất sử dụng ở bệnh nhân ngoại trú. Vì vậy, thông qua các nƣớc đi trƣớc Việt Nam cần phân tích vấn đề này và đƣa ra giải pháp phù hợp hơn, tránh tình trạng khi chƣa thực hiện đƣợc BHYT toàn dân thì quỹ BHYT đã vỡ.
- Năng lực của hệ thống y tế và kinh nghiệm của những mô hình thí điểm trƣớc đó (nhƣ ở Thái Lan để thực hiện đƣợc BHYT toàn dân thì đã trải qua những đợt thí điểm nhƣ hợp đồng khoán định suất của BHYT xã hội; sự bế tắc trong việc chi trả theo phí dịch vụ BHYT cho công chức dẫn đến chi phí leo thang và kém hiệu quả, chƣơng trình thẻ BHYT tự nguyện - bài học về hậu quả của sự lựa chọn bất lợi và tài chính không vững của quỹ BHYT)
- Các quốc gia đạt đƣợc BHYT toàn dân đều nhìn nhận vấn đề một cách thực tế: không thể đạt đƣợc BHYT toàn dân bằng chƣơng trình theo mô hình thu phí. Chƣơng trình phải đƣợc tính toán và thiết kế một cách kỹ càng nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời tham gia, khả năng cân đối của quỹ, khả năng quản lý của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Chiến lƣợc BHYT toàn dân là việc đảm bảo cho tất cả công dân đƣợc hƣởng quyền lợi về chăm sóc y tế đi đôi với nghĩa vụ đóng góp và chia sẽ
trách nhiệm xã hội của cá nhân, cộng đồng, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc. Kinh nghiệm các nƣớc đã thành công về BHYT đòi hỏi phải có: Cam kết chính trị mạnh mẽ, tham gia theo hình thức bắt buộc và vai trò quan trọng của ngân sách công trong tài chính y tế.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA