Theo khoản 2 Điều 51 Luật BHYT về Lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đƣợc quy định nhƣ sau:
+ Đối tƣợng quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều 12 của Luật BHYT thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
+ Đối tƣợng quy định tại khoản 21 Điều 12 của Luật BHYT thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2010;
+ Đối tƣợng quy định tại khoản 22 Điều 12 của Luật BHYT thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2012;
+ Đối tƣợng quy định tại khoản 23 và khoản 24 Điều 12 của Luật BHYT thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;
+ Đối tƣợng quy định tại khoản 25 Điều 12 của Luật BHYT thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Tuy nhiên, trong thực tế ngoài các đối tƣợng là ngƣời lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc đối tƣợng phải tham gia bắt buộc BHXH và BHYT cho ngƣời lao động và nhóm đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ BHYT nhƣ trẻ em dƣới 6 tuổi, hƣu trí, ngƣời có công, đối tƣợng chính sách, thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan công an, quân đội, ngƣời nghèo… thì đã đƣợc tham gia BHYT. Các đối tƣợng còn lại thuộc nhóm đối tƣợng Nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí nhƣ học sinh, cận nghèo… hoặc nhóm lao động chƣa đƣợc chủ sử dụng lao động tham gia BHYT, hoặc ngƣời lao động cá thể, đối tƣợng khác phải tự bỏ hoàn toàn chi phí mua thẻ BHYT theo hƣớng tự nguyện…việc tham gia BHYT theo lộ trình BHYT toàn dân của Luật BHYT lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà ở luận văn này đang cố gắng phân tích, đánh giá thực trạng nhằm tiến tới lộ tình BHYT toàn dân trong điều kiện về mặt luật pháp chế tài để đảm bảo việc tham gia đúng theo luật định còn nhiều hạn chế, thiếu tính bắt buộc, cƣỡng chế, răn đe.