Thực hiện BHYT toàn dân

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy nhanh lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân (Trang 95)

BHYT đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc y tế, nhận thức đƣợc vấn đề này Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “…thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe, tiến tới BHYT toàn dân”. Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định “…Phát triển BHYT toàn dân, nhằm từng bƣớc đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện chia sẻ giữa ngƣời khỏe và ngƣời ốm, giàu với nghèo, ngƣời trong độ tuổi lao động với trẻ em, ngƣời già”.

Nghị quyết số 46 cũng đã đƣa ra giải pháp chung để thực hiện BHYT toàn dân với nội dung: “Xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Tuyên truyền, giáo dục để mọi ngƣời dân tự nguyện tham gia BHYT. Đa dạng hóa các loại hình BHYT, chú ý các loại hình BHYT dựa vào cộng đồng. Tạo nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nƣớc, viện trợ, các quỹ từ thiện, quỹ cộng đồng, quỹ xóa đói giảm nghèo để trợ giúp cho ngƣời nghèo, ngƣời sống ở vùng sâu, vùng xa tham gia các loại hình BHYT phù hợp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, củng cố tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của hệ thống BHYT. Có phƣơng thức thanh toán phù hợp để ngƣời tham gia BHYT đƣợc chăm sóc với chất lƣợng tốt, không bị phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh”.

Việc thực hiện BHYT cho nhân dân và tiến tới lộ trình BHYT toàn dân vào năm 2014 không còn là những chủ trƣơng, quy hoạch mang tính định hƣớng, mà đã trở thành nghị quyết hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành. Với mục tiêu, làm thế nào để đến

năm 2014 địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt đƣợc lộ trình BHYT toàn dân, bằng chính sự nỗ lực của các cấp ngành, của toàn xã hội, cộng đồng, trong điều kiện hiện tại và trong điều kiện cho phép.

Chỉ thị 34-CT/TU ngày 08/9/2005 của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã nêu rõ “ ….tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác BHYT trong nhận thức của cán bộ và nhân dân, vận động nhân dân tích cực tham gia BHYT, phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân…”

Đây là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà Đảng, Nhà nƣớc và mọi ngƣời dân đều mong muốn. Mọi ngƣời đều tham gia BHYT và đƣợc chia sẻ rủi ro, tổn thất với nhau, đặc biệt là những ngƣời thuộc diện nghèo khó. Mục tiêu này làm chính sách BHYT trở thành một chính sách nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận. Đất nƣớc ta hiện nay tuy đạt đƣợc những bƣớc phát triển đáng đánh dấu mốc, nhƣng so với các nƣớc khác thì thu nhập vẫn còn khiêm tốn, sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ thể hiện rõ nét trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy, chi phí bỏ ra để thanh toán các khoản khám chữa bệnh cũng song song với thu nhập đƣợc hƣởng, ngƣời có thu nhập cao hầu hết đều không màng đến tấm thẻ BHYT, họ tập trung khám bệnh tại các bệnh viện lớn và phòng tƣ của các bác sĩ tiếng tăm, còn những ngƣời nghèo, chính sách, hƣu trí thì tấm thẻ BHYT nhƣ là tấm bùa hộ mệnh đối với họ. Mục tiêu BHYT toàn dân không những đạt đƣợc về diện rộng mà còn phải đảm bảo tính bền vững lâu dài và phải trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi công dân.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu đầy nhân đạo này thì sự kết hợp của Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng; sự đổi mới tầm nhận thức của các cơ sở khám chữa bệnh, sự nhiệt tình hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội và ý thức của ngƣời dân là sức mạnh. Ví dụ nhƣ: sự chi Ngân sách của Nhà nƣớc về y tế, sự tuyên truyền trong dân sâu rộng của cơ quan Bảo hiểm xã hội kết

hợp với các đoàn thể tại địa phƣơng, nâng cao thu nhập của ngƣời dân đồng thời tăng chi phí về BHYT để ngƣời dân đƣợc hƣởng những dịch vụ hiện đại, cơ sở hạ tầng về y tế cũng cần đƣợc chỉnh trang cho đúng tiến trình phát triển, không còn tình trạng quá tải tại các bệnh viện, cơ sở y tế.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy nhanh lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)