Có thể khẳng định tính pháp chế của pháp luật và xây dựng đƣợc Nhà nƣớc pháp quyền hoàn thiện thì mới chuyển hóa, hình thành đƣợc ý thức và sự chấp hành pháp luật nói chung của tất cả mọi ngƣời dân trong một đất nƣớc. Cần phải có các văn bản luật quy định chi tiết về các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT, đồng thời phải có các biện pháp đồng bộ, hiệu quả từ trung ƣơng đến cơ sở, với các hình thức có đầy đủ tính tuyên truyền, vận động, răn đe, xử phạt cao, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ nhƣ theo quy định của Luật BHYT thì đối tƣợng học sinh sinh viên là đối tƣợng tham gia BHYT bắt buộc từ 01/01/2010 nhƣng trong thực tế BHXH Khánh Hòa vẫn phải làm công tác tuyên truyền vận động dƣới nhiều hình thức là chủ yếu để kêu gọi tham gia, việc không tham gia BHYT học sinh chƣa có bất kỳ một hình thức hiệu quả nào về phía học sinh, hoặc phụ huynh học sinh hoặc nhà trƣờng về việc không triển khai BHYT học sinh, nên tỷ lệ học sinh tham gia vẫn chƣa đạt 100% và tỷ lệ này có thể sụt giảm bất cứ lúc nào mà không có tính ổn định bắt buộc.
Hiện nay, có một hiện tƣợng khá phổ biến đó là việc né tránh nghĩa vụ tham gia BHXH, BHYT cho ngƣời lao động của các chủ sử dụng lao động nói chung và đặc biệt là các ông chủ doanh nghiệp nói riêng. Tính chế tài trong việc vi phạm các quy định của Luật lao động, Luật BHXH, Luật BHYT không cao, không có các biện pháp mang tính cƣỡng chế cao, răn đe mạnh
nên vẫn còn khá phổ biến việc trốn đóng BHXH, BHYT cho ngƣời lao động bằng nhiều hình thức lách luật, trốn tránh…