2.1.4.1. Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế:
Nhiếu yếu tố kinh tế tác động trực tiếp hay gián tiếp , ít nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, lạm phát, tỉ giá hối đoái, hệ thống thuế , thu nhập bình quân đầu người, mức độ thất nghiệp, cơ cấu chi tiêu của tầng lớp dân cư…
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, từ đó khả năng chi tiêu cũng tăng dần theo mức sống. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần cà phê Mê Trang nói riêng.
Môi trường tự nhiên:
Hiện nay, điều kiện môi trường tự nhiên ngay càng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp và công chúng. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đât nóng lên đến mức độ nguy hiểm. Việt Nam trong thời gian qua tình trạng hạn hán, lũ lụt, mưa bão…xảy ra khá thường xuyên làm cho tình hình cung ứng nguyên liệu của các hộ gia đình
cho công ty gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hưởng. Những người trong bộ phận kinh doanh của công ty cần nhạy bén với những mối đe dọa và cơ hội gắn liền với bốn xu hướng trong môi trường tự nhiên.
Môi trường công nghệ:
Một lực lượng quan trọng nhất định hình cuộc sống con người chính là công nghệ. Công nghệ đã tạo ra những cổ máy diệu kì , giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn. Hiện nay, doanh nghiệp cũng đã khá chú trọng đến điều này, nhưng nhìn chung máy móc của công ty cần đầu tư hơn nữa để giúp cho công ty có thể sản xuất tốt hơn giảm chi phí nâng cao lợi nhuận, quan trọng là làm cho chất lượng sản phẩm tốt hơn. Tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
Công ty cần hiểu rõ là môi trường công nghệ luôn thay đổi, vì vậy cần quan tâm sâu sắc đến yếu tố này.
Môi trường chính trị:
Những quyết định kinh doanh của công ty chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị. Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. Hiện nay có khá nhiều đạo luật điều chỉnh , gây cản trở hoạt động kinh doanh. Luật kinh doanh có một số mục đích. Thư nhất, là bảo vệ các công ty trong quan hệ với nhau, các giám đốc điều hành đều ca ngợi cạnh tranh nhưng lại cố gắng vô hiệu cạnh tranh khi nó động chạm đến mình. Khi bị đe dọa, một số người đã tham gia vào việc định giá rất chi li hay khuyến mãi những mưu toan xiết chặt việc kinh doanh. Cho nên đã phải thong qua những đạo luật xác định và ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh. Mục đích thứ hai của việc điều chỉnh chính quyền là bảo vệ tiêu dùng trước tình trạng kinh doanh gian dối. Nếu không có sự giám sát chặt chẽ một số công ty sẽ giảm chất lượng sản phẩm, quảng cáo sai sự thật, đánh lừa bằng bao bì và dùng giá để câu khách… gây mất lòng tin và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Vì thế, nhiều cơ quan đã xác định và ngăn chặn những hành vi gian dối đối với người tiêu dùng.
Nhiều nhà quản trị đã giận dữ mỗi khi có thêm một đạo luật bảo vệ người tiêu dùng, chỉ có một số ít đã cho rằng phong trào bảo vệ người tiêu dùng có thể là việc tốt nhất đã làm được.
Mục đích thứ ba là bảo vệ lợi ích xã hội chống lại hành vi bừa bãi trong kinh doanh. Có thể xảy ra trường hợp tổng sản phẩm quốc gia của một nước tăng lên nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm sút. Mục đích của những đạo luật mới cùng với việc cưỡng chế và thi hành là nhằm buộc các doanh nghiệp phải gánh vác những chi phí xã hội do quá trình sản xuất hay sản phẩm chủa họ gây ra.
Tuy vậy, phận sự của những người làm kinh doanh là phải nắm vững những đạo luật bảo vệ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội. Nói chung, các công ty đều xây dựng những thủ tục xem xét tính hợp pháp và ban hành những tiêu chuẩn đạo đức để hướng dẫn những nhà quản trị kinh doanh của mình.
Môi trường văn hóa:
Xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá trị và các chuẩn mực của họ. Con người hấp thụ hầu như một cách không có ý thức,một thế giới quan xác định mối quan hệ của họ với chính bản thân mình, với người khác, với tự nhiên và với vũ trụ. Mỗi nền văn hóa đều bao gồm những nhánh văn hóa. Mọi xã hội đều chứa đựng nhiều nhánh văn hóa , tức là những nhóm người khác nhau cùng chia sẻ những giá trị nảy sinh từ những kinh nghiệm và hoàn cảnh sống nhất định.trong trường hợp các nhóm của những nhánh văn hóa thể hiện những mong muốn và hành vi tiêu dùng khác nhau, thì những người làm kinh doanh có thể lựa chọn các nhánh văn hóa làm những thị trường mục tiêu của mình.
Hiện nay, dựa vào từng khu vực văn hóa bộ phận mà nó ảnh hưởng đến việc xây dựng và xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào nền văn hóa rất nhiều.
2.1.4.2. Môi trường vi mô:
Nhân tố sản phẩm:
Trong những năm qua, công ty đã sản xuất nhiều chủng loại các mặt hàng cà phê để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.
Về hàm lượng cafein trong các sản phẩm của cà phê Mê Trang rất đa dạng dao động từ 0.87% đến 3% nó là mức hàm lượng mà nhiều khách hàng yêu thích. Do cuộc sống cuả người tiêu dùng ngày càng được cải thiện kéo theo yêu cầu về sản phẩm cũng tăng, nắm bắt được điều đó công ty đã không ngừng nghiên cứu và đã đưa ra nhiều loại sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời công ty cũng đưa ra được nhiều loại sản phẩm cà phê hòa tan đáp ứng nhu cầu của khách hàng bận rộn.
Sản phẩm cà phê của công ty tạo được uy tín cao với khách hàng, sản phẩm của công ty đã được nhiều khách hàng bầu chọn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” nhiều năm liền và nhận được giải thưởng “Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu”… Đó là sự nỗ lực lớn của công ty trong quá trình nghiên cứu tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì có một thực tế hiện nay là trên thị trường đã xuất hiện một số hãng cà phê như Hoàng Tuấn, Trung Nguyên, Năm Ngọc…họ đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm có chất lượng rất cao được nhiều khách hàng ưa chuộng. Vì vậy, công ty cần có nhiều nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giữa các vùng miền khác nhau thì thị hiếu tiêu dùng khác nhau , phụ thuộc vào sở thích , thói quen hay mức thu nhập khác nhau … ở mỗi vùng. Người tiêu dùng miền bắc, miền trung, đông nam bộ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang…Đối với thị trường miền nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, là một thành phố năng động, cuộc sống luôn trong tình trạng bân rộn , tập trung nhiều tầng lớp dân cư nên các loại sản phẩm được sử dụng cũng rất đa dạng, đa số là loại cà phê hòa tan.
Về mẫu mã, tuy đã có nhiều cố gắng cho việc nghiên cứu để đưa ra nhiều loại bao bì mới để kịp thời phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cụ
thể là công ty đã tiến hành cho ra nhiều loại sản phẩm với kích thước khác nhau, nhiều kiểu bao bì khác nhau tạo thuận lợi cho việc phân phối và tiện lợi cho khách hàng sử dụng. Nhưng nhìn chung thì bao bì của công ty hiện nay vẫn chưa bắt mắt và gây chú ý được tới người tiêu dùng. Do vậy, công ty cần nghiên cứu sâu hơn nữa để đưa ra những mẫu bao bì đẹp tăng thêm các yếu tố kích thích người tiêu dùng, đặc biệt là sản phẩm có giá trị cao cần được định hình phong cách bao bì tương ứng.
Nhân tố giá:
Giá cả là một yếu tố rất nhạy cảm trong kinh doanh, nó quyết định rất nhiều đến thành bại của công ty. Ý thức được điều đó, công ty cũng đã rất chú trọng đến việc xây dựng chính sách giá của mình sao cho hợp lí nhất. Hiện nay, công ty đang áp dụng một chiến lược giá thống nhất trong hệ thống phân phối của mình. Tuy nhiên, giá bán trong siêu thị thường cao hơn các đại lí. Đối với các đại lí làm ăn lâu năm với công ty thì đã được ưu đãi như chiết khấu một tỉ lệ khá cao nhưng không trực tiếp giảm giá trên sản phẩm.
Chính sách giá đối với nhà phân phối:
Nhà phân phối sẽ bán giá theo quy định của công ty.
Khi thay đổi giá nhà phân phối sẽ được báo trước 15 ngày.
Nhìn chung, chính sách giá trong hệ thống của công ty khá linh hoạt với những biến động của thị trường. Khi giá cả đầu vào tăng kéo theo giá thành sản phẩm tăng nhưng chất lượng không đổi làm cho cầu giảm. Chính vì vậy công ty đã nhiều lần thực hiện các chương trình khuyến mãi để kích thích người tiêu dùng. Khi giá cả trên thị trường biến động theo chiều hướng đi xuống thì công ty cũng áp dụng chính sách giảm giá để có thể cạnh tranh với đối thủ của mình. Nhưng chính sự thay đổi đó sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng, đồng thời công ty cũng rất khó kiểm soát đầu ra cho mình.
Nhân tố khách hàng:
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, có khách hàng mới có công ty. Hiện nay, công ty đang chú trọng rất nhiều đến các khách hàng trung gian và khách hàng lớn.
Trong những năm gần đây, khi xu hướng tiêu dùng mới được du nhập vào nước ta đó là các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại…thì các đối tượng này cũng là khách hàng gắn kết của công ty.
Ngoài ra công ty còn có một khối lượng các khách hàng như các nhà hàng, quán cà phê, khách sạn… khách hàng của công ty hiện nay được phân bố hầu hết ở các tỉnh thành trên cả nước.Theo xu hướng thì trong những năm tới các khách hàng ở các khu vực sẽ tăng, vì uy tín của công ty ngày càng được khẳng định. Hơn nữa, công ty đang có những chính sách củng cố, chọn lọc, đầu tư, khuyến khích nhằm mở rộng thị trường.
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán:
2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty:
Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty:
Sơ đồ 2.06: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán tiền lương Thủ quỹ Kế toán vật tư, TP, công cụ dụng cụ,TSCĐ Thủ kho
Chức năng nhiệm vụ:
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện các nhiệm vụ của phòng. Tổ chức quản lý, điều hành nhân sự của phòng. Đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các nhân viên của phòng làm đúng theo chế độ, chính sách kế toán. Giám sát, kiểm tra, phân tích thông tin kế toán thu thập được. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp hành chế độ kế toán thống kê hiện hành. Tổ chức lưu trữ và bảo mật tài liệu, hồ sơ tài chính theo qui định.
Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm về công việc được giao, giúp kế toán trưởng trong công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động của phòng. Kiểm tra đối chiếu sự cân đối số liệu chi tiết và tổng hợp. Lập các báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính theo công ty theo quy định và các báo cáo giải trình. Giải trình số liệu, cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán.
Kế toán công nợ: Có trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình công nợ với khách hàng, theo dõi các khoản phải thu , phải trả. Cập nhật số liệu vào chương trình kế toán, cuối tháng kết chuyển số dư và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.
Kế toán thanh toán: Theo dõi và kiểm tra các khoản tiền gửi, tiền vay. Quản lý các chứng từ liên quan đến thu chi. Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán trước khi trình duyệt kế toán. Lập ủy nhiệm chi, phiếu thu, phiếu chi..,kết hợp với thủ quỹ thực hiện nghiệp vụ thu chi theo quy định cho khách hàng, nội bộ công ty. Mở sổ chi tiết tiền gửi và quan hệ với ngân hàng.
Kế toán tiền lương: Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng.Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quyết định.Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý.
Kế toán vật tư, thành phẩm, tài sản cố định, công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn vật tư, thu mua nguyên vật liệu. Tính toán giá trị vật tư xuất kho làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm. Theo dõi tình hình tăng giảm
tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tính toán giá trị và phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, theo dõi việc trích khấu hao tài sản. Nhận kiểm tra các chứng từ, hóa đơn, chịu trách nhiệm về tính pháp lý và hợp pháp của hóa đơn, chứng từ.
Thủ quỹ: Có trách nhiệm cất giữ, quản lý tiền mặt, thực hiện việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Mở sổ quỹ tiền mặt và báo cáo quỹ tiền mặt mỗi ngày.
Thủ kho: Theo dõi chất lượng của hàng hóa thành phẩm xuất nhập kho. Ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập. Cuối tháng tổng hợp cho kế toán vật tư.
Qua sơ đồ tổ chức nhân sự của phòng kế toán ta thấy công ty đã áp dụng đúng luật kế toán, có đầy đủ các bộ phận kế toán, có sự tách biệt giữa thủ quỹ, kế toán thanh toán, kế toán công nợ.
2.1.5.2. Chế độ hạch toán áp dụng tại doanh nghiệp:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 hằng năm kết thúc ngày 31/12 năm đó. Cuối niên độ kế toán các báo cáo tài chính được lập theo quy định hiện hành.
- Đơn vị tiền tệ “ Đồng Việt Nam” , các đồng khác quy đổi theo tỷ giá hạch toán. - Hình thức sổ kế toán áp dụng:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, công ty đã áp dụng phần mềm kế toán VietSun thiết kế theo hình thức sổ nhật ký chung.
Sơ đồ 2.07: Sơ đồ hình thức sổ kế toán áp dụng Chú thích: Ghi hàng ngày Nghiệp vụ KTPS, chứng từ gốc Kiểm tra, xử lí chứng từ
Nhập liệu vào máy
Các sổ nhật kí
Máy tính xử lí
Sổ cái Sổ chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Cuối tháng hoặc định kì Đối chiếu
Công ty áp dụng hình thức kế toán máy VietSun.