Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chu trình doanh thu của Công ty cổ phần Cà phê Mê Trang (Trang 55)

Chức năng của doanh nhiệp

- Công ty Cổ phần Cà Phê Mê Trang có chức năng kinh doanh các loại cà phê, trà, kem, kinh doanh dịch vụ thương mại và các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật

- Tự chỉ trong sản xuất kinh doanh, chủ động trong sản xuất kinh doanh về nhân lực, vật lực, tổ chức hoạt động kinh doanh theo phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật

- Phân phối lợi nhuận cho người lao động sau khi thực hiện nghĩa vụ theo luật định

Nhiệm vụ của doanh nghiệp

- Tổ chức quản lí thực hiện ngành ngành nghề kinh doanh đã đăng ký . Tự chủ sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước.

- Mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tự bù đắp chi phí, bảo toàn và phát triển vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách đối với nhà nước trên cơ sở tận dụng triệt để năng lực sản xuất và tiềm năng hiện có, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao

- Khẳng định vị trí và giữ vững uy tín trên thị trường

- Liên doanh, lien kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo nguồn nguyên liệu góp phần đảm bảo cho sản xuất, phục vụ tiêu dùng xã hội

- Thực hiện nghiêm túc các chế độ quản lý lao động, giải quyết hài hòa giữa lợi ích xã hội, lợi ích công ty, lợi ích người lao động. Bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động

- Nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, cũng như gióa dục nhận thức về mặt tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, ý thức của họ đối với xã hội, với bản thân và công ty

- Bảo quản sử dụng hợp lý tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường . Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về mức độ xả thải. Thường xuyên đổi mới công nghệ để giảm ô nhiễm môi trường

- Duy trì và phát triển mối quan hệ với chính quyền sở tại và người dân địa phương. Thường xuyên tham gia vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa như ủng hộ người nghèo, tài trợ các tài năng trẻ, ủng hộ đồng bào gặp thiên tai

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo chức năng vì vừa phát huy được năng lực chuyên môn của bộ phận chức năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Mỗi bộ phận đều phân định rõ ràng về chức năng cũng như quyền hạn. Nhưng các bộ phận luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu chung của công ty. Sau đây là cơ đồ cơ cấu của tổ chức công ty:

Sơ đồ 2.04: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp của công ty. Giám sát vùng 3 Nhân viên bán hàng Nhân viên hành chính GĐ nhân sự Công đoàn Chi bộ Đảng Chi đoàn Ban chấp hành công đoàn GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH Phòng kế toán Phó GĐ thương hiệu Phó GĐ kinh doanh Phó GĐ kỹ thuật Giám sát vùng 1 Giám sát vùng 2 Trưởng phòng 1 Trưởng phòng 2 Trưởng phòng kỹ thuật Kỹ thuật viên Nhân viên sản xuất Trưởng phòng kinh doanh Nhân viên bán hàng Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc GĐ thương hiệu GĐ kinh doanh GĐ kỹ thuật GĐ các chi nhánh Phòng hành chính nhân sự

Giải thích sơ đồ:

1. Hội đồng quản trị : gồm các cổ đông ság lập công ty

- Chức năng : điều hành các vấn đề về nhân sự, về cách quản lý, về công ty có quyền thành lập hoặc đình chỉ hoạt động các chi nhánh

- Có quyền chỉ định tổng giám đốc, hội đồng quản trị có thể bầu ra một người khác làm tổng giám đốc

2. Tổng giám đốc : là người đại diện trước pháp luật của công ty, điều hành toàn bộ công việc của công ty, có quyền quyết định khen thưởng kỷ luật, sa thải, là người có quyền hạn cao nhất , có khả năng tổ chức quản lí, có trình độ nghiệp vụ cao, tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế, am hiểu sâu sắc về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Tìm moi biện pháp để tăng tốc độ sản xuất kinh doanh. Trực tiếp tổ chức bộ máy quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật có quyền quyết định các vấn đề của công ty

3. Phó tổng giám đốc : có chức năng tương đương với TGĐ dưới sự ủy quyền của TGĐ, có chức năng tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực nghiêm cứu thị trường, phân phối sản phẩm, giải quyết đầu ra, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tham mưu cho giám đốc thực hiện sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm, tổ chức quản lý hướng dẫn nghiệp vụ các phòng, xưởng mà giám đốc chỉ định quản lý.

4. Giám đốc nhân sự: có chức năng tuyển dụng, bố trí lao động, duy trì nguồn nhân lực ổn định sản xuất, ổn định kinh doanh.

5. Phòng hành chính: quản lí chung các mặt liên quan đến giấy tờ: công văn, giấy tờ, đóng dấu công văn đến, công văn đi, đến các phòng ban. Có nhiệm vụ tổ chức quan lí lao động, bao gồm các vấn đề như hợp đồng, đề bạt nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, bảo hiểm, bảo hộ lao động…Nghiên cứu các chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động của công ty. Cập nhật các văn bản, chính sách của nhà nước và cơ quan sở tại, lưu trữ, giao nhận hồ sơ dữ liệu.

6. Giám đốc kinh doanh: quản lý tình hình hoạt động sản xuất bán hàng trên phạm vi cả nước. Điều hành, quản lý các phó Giám đốc kinh doanh, các giám sát viên, các trưởng phòng kinh doanh.

7. Trưởng phòng kinh doanh: nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực hiện công việc chăm sóc khách hàng. Đưa ra các thông tin phù hợp cho kế hoạch sản xuất.

8. Giám đốc thương hiệu: phòng thương hiệu trực thuộc phòng kinh doanh, xây dựng, duy trì hình ảnh thương hiệu của công ty trên thị trường, xúc tiến các hoạt động hỗ trợ bán hàng.

9. Giám đốc dự án: xây dựng các dự án cho công ty, xác định kênh phân phối cho sản phẩm, hoạt động sản xuất sản phẩm đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào…

10.Phòng kế toán: cung cấp các số liệu kịp thời cho lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập kế hoạch tài chính, quản lí tài sản công ty . Có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

11.Nhà máy sản xuất: quản đốc nhà máy quản lí các tổ trưởng và bộ phận kỹ thuật của khâu sản xuất như: rang, xay, đóng gói sản phẩm…

12.Giám đốc các chi nhánh: chức năng tương đương như giám đốc nhưng chỉ giới hạn ở một chi nhánh: quyền quản trị các trưởng phòng kinh doanh, các giám sát nhân viên thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13.Bộ phận KCS: có trách nhiệm thiết lập quy trình chế biến, kiểm soát chất lượng của mọi quy trình sản xuất trong quá trình chế biến sản phẩm, để kịp thời phát hiện những sai hỏng và có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm đầu ra,

14.Phòng kế hoạch: chuẩn bị hàng hóa vật tư, nguyên vật liệu sản xuất như: cà phê hạt, hương liệu, nhiên liệu… đầu vào.

Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, có kế hoạch sản xuất hợp lý và phân phối cho các chi nhánh trên toàn quốc.

15.Chi bộ đảng trực thuộc đảng ủy khối doanh nghiệp Khánh Hòa, Tổ chức công đoàn: trực thuộc công đoàn ngành công thương Khánh Hòa, chi đoàn thanh niên cộng sản trực thuộc đoàn thể khối doanh nghiệp tỉnh Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chu trình doanh thu của Công ty cổ phần Cà phê Mê Trang (Trang 55)