Định hƣớng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 102)

Trong Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và các Đề án phát triển Du lịch giai đoạn 2011 – 2020 của Tổng cục Du lịch Việt Nam đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 247/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 cũng nêu rõ: Mục tiêu của chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 là du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường…Về phát triển sản phẩm, thị trường: Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội… Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn. [58]

Như vậy, ở tầm vĩ mô loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn cũng đã được đưa vào chiến lược phát triển.

Ở cấp địa phương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái và UBND huyện Mù Cang Chải đều có một quan điểm chung là trong những năm tới sẽ đẩy mạnh hoạt động du lịch tại khu vực này trên cơ sở khai thác hiệu quả và bền vững những giá trị cảnh quan nông nghiệp và các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc nơi đây qua việc liên kết chặt chẽ với các điểm, các khu du lịch khác của tỉnh như Mường Lò,

Suối Giàng…và tăng cường hợp tác hơn nữa với các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai trong chương trình “Du lịch về nguồn” và mở rộng hợp tác thêm với các tỉnh khác ở Tây Bắc để quảng bá hơn nữa hình ảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải và khai thác cảnh quan này cho phát triển du lịch một cách hiệu quả và bền vững.

Tuy nhiên để có thể phát triển du lịch mang lại hiệu quả và bền vững cần phải chú trọng những vấn đề sau:

Trước hết thực hiện công tác bảo tồn di sản, quy hoạch phát triển và bảo vệ môi trường cho các khu vực này.

Thứ hai, phải bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia, đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực của từng địa phương;

Thứ ba, luôn đổi mới và tạo sự khác biệt đồng thời tăng cường mối liên kết trong ngành và và liên ngành để làm phong phú thêm sản phẩm; giữ gìn bản sắc, xây dựng một hình ảnh điểm đến đẹp trong lòng du khách.

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 102)