Kiến nghị đối với du khách

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 130)

Đi du lịch là để đi chơi và trải nghiệm, chính vì thế mà du khách cẩn phải ý thức được việc tôn trọng các phong tục tập quán tại điểm đến, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn và tránh các hành vi ứng xử không phù hợp, nhất là đối với các đồng bào dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi.

KẾT LUẬN

Khu vực Mù Cang Chải và Tú Lệ thuộc tỉnh Yên Bái là những khu vực nông thôn vùng cao, trong đó huyện Mù Cang Chải là một trong số những huyện nghèo của cả nước, kinh tế còn nhiều khó khăn. Tính cần cù và tinh thần sáng tạo của người dân nơi đây trong quá trình khai khẩn đất đai, phát triển nông nghiệp, duy trì cuộc sống đã tạo nên một hệ thống ruộng bậc thang kỳ vĩ. Hệ thống ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải đã được công nhận là Danh thắng cấp quốc gia năm 2007 và hiện đang được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch lập hồ sơ đệ trình lên UNESCO đề nghị công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Khu vực Tú Lệ với cảnh quan đẹp, mang những nét độc đáo riêng so với khu vực Mù Cang Chải, đồng thời nằm sát địa phận Mù Cang Chải trên tuyến đường quốc lộ 32, thuận lợi cho việc kết nối với Mù Cang Chải trong tuyến du lịch qua vùng Tây Bắc.

Qua quá trình nghiên cứu, có thể thấy rằng ruộng bậc thang các khu vực Mù Cang Chải và Tú Lệ không chỉ là nguồn sinh kế cơ bản thể hiện sự sáng tạo phi thường của đồng bào nơi đây mà còn là “một biểu tượng văn hóa thể hiện tính thích nghi tuyệt vời của con người với môi trường vùng rừng núi” [3, tr.2] và là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá cho phát triển du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng.

Hệ thống ruộng bậc thang khu vực này có quá trình hình thành kể từ khi người Mông đến đây định cư khoảng hơn 200 năm [7] và vẫn đang tiêp tục được mở rộng. Từ Tú Lệ đến Mù Cang Chải, trên chiều dài khoảng 40 km dọc Quốc lộ 32, hệ thống ruộng bậc thang này hầu như liên tục, chỉ bị ngắt quãng một số đoạn. Do đặc điểm đa dạng của địa hình, hình thái của các ruộng bậc thang này thay đổi liên tục, tạo nên sự phong phú, độc đáo của cảnh quan, hấp dẫn du khách. Bên cạnh

đó, do tính chất của cảnh quan nông nghiệp, với tác động của kết quả quá trình lao động của con người, cảnh quan này thay đổi liên tục theo thời gian trong năm, mỗi thời điểm (ruộng cày, ruộng ngâm ải, ruộng mới cấy, ruộng lúa thì con gái, ruộng lúa chín vàng) ruộng bậc thang lại mang những vẻ đẹp, những nét hấp dẫn riêng.

Cho đến nay việc phát triển du lịch ở các khu vực này còn nhỏ lẻ và mang tính tự phát do chưa có quy hoạch và kế hoạch phát triển cụ thể, nguồn nhân lực còn thiếu thốn, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn… nên hoạt động du lịch chưa thực sự hiệu quả và chưa phát huy được những tiềm năng vốn có của nó.

Chính vì thế, để có thể khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng của hệ thống ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và phụ cận, phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Yên Bái nói riêng, cả nước nói chung, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp khác nhau, trong đó tập trung vào những giải pháp sau:

- Phát triển hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất kỹ thuật;

- Kế hoạch Bảo tồn ruộn bậc thang và quy hoạch phát triển du lịch;

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch; - Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú;

- Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù;

- Tăng cường quảng bá điểm đến và phát triển thị trường khách du lịch;

- Tăng cường liên kết và hợp tác phát triển du lịch; - Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực liên quan;

- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các qui định về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Các giải pháp trên cần có sự tham gia, ủng hộ của Chính phủ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các chính quyền địa phương, và đặc biệt là cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp lữ hành cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong giai đoạn này, khu vực Tú Lệ và Mù Cang Chải còn đang ở giai đoạn ban đầu, nếu được quan tâm quy hoạch bài bản và có kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ tạo đà cho phát triển du lịch bền vững trong tương lai, góp phần vào việc nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương và làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho tỉnh Yên Bái nói riêng và Khu vực Tây Bắc cũng như cả nước nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá (2006) - Du lịch sinh thái – NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Kinh tế du lịch,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Nguyễn Trường Giang (2010), Ruộng bậc thang ở Việt Nam – Những lợi thế, vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững. Kỷ yếu

Hội thảo Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ phát triển bền vững, Đại Học Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Bùi Thị Lan Hương (2007), Khảo sát tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch nông thôn bền vững cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Dự án nghiên cứu, Trường Quản lý cán bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

6. Nguyễn Văn Huy (1998), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Kim Lê (2007), Hồ sơ di tích Ruộng bậc thang Mù Cang

Chải, Bảo tàng tỉnh Yên Bái.

8. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái: những vấn đề về lý

luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nôi.

9. Hoàng Lương (2005), Văn hóa các dân tộc Tây bắc, NXB Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Mạnh, Trần Huy Đức (2010): Phát triển du lịch

nông thôn để thúc đẩy hiện đại hóa nông thôn ở Hà Nội , Khoa

11. Bùi Xuân Nhàn (2009), Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 9 tháng 9 năm 2009.

12. Ngô Kiểu Oanh (2008) - Mô hình du lịch nông nhiệp là một lối

thoát cho chính sách nông nhiệp, nông thôn và nông dân, (http://sanvatbavi.com.vn/).

13. Võ Quế (2006), Du lịch Cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng, tập

1, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

14. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật du lịch, NXB Chính

trị Quốc Gia.

15. Quốc hội nước CHXHCNVN (2001), Luật Di sản NXB Chính trị Quốc Gia.

16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Báo cáo Tổng kết công tác văn hoá, thể thao và du lịch năm 2010 phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Yên Bái.

17. Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái (2010), Tổng quan

di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Yên Bái.

18. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hâu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lý du lịch, NXB Thành phố Hồ

Chí Minh.

19. Trần Đức Thanh (2003) – Nhập môn khoa học du lịch – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20.Lê Bá Thảo (2009) – Thiên nhiên Việt Nam – NXB Giáo Dục

Việt Nam, Hà Nội.

21.Thông tấn xã Việt Nam (1998) - Việt Nam – Hình ảnh cộng đồng

22.Nguyễn Tố (2008), Khai thác du lịch nông thôn: Sự gắn kết lỏng

lẻo, Kinh tế nông thôn, Số 9, 10, 11, 12 - Tạp chí Kinh tế nông thôn.

23. Cầm Trọng và cộng sự (1998) – Văn hóa và Lịch sử người Thái

ở Việt Nam - NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

24. Thủ tướng Chính Phủ (1995), Quyết định số 307/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010, Hà Nội;

25. UBND tỉnh Yên Bái (2011) – Quyết định về việc phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp Văn hoá, Thể dục thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, số 341/QĐ – UBND ngày 16 tháng 03 năm 2010, Yên Bái.

26. Viện Dân tộc học Việt Nam – Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005) – Người HMông ở Việt Nam – NXB Thông Tấn, Hà Nội. 27. Viện Dân tộc học Việt Nam – Viện Khoa học xã hội Việt Nam

(2005) – Người Thái ở Việt Nam – NXB Thông Tấn, Hà Nội. 28. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch

– NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài:

30. Beeton S., (1999) - Rural tourism policy, Flagstaff, Arizona. 31.Butler R., Hall M., Jenkins J., (1998) - Tourism and recreation

32. Chichester Hall D., Kirkpatrick I., Mitchell M. . (2005), Rural Tourism and Sustainable Business, Channel View Publications,

UK.

33. Kotas E.Sillignakis, Rural tourism: An opportunity for substainable development of rural area (www.sillignakis.com).

34. O’Halloran., (2000) - Rural tourism in Australia – School of

tourism and hospitality, La Trode University.

35. Lane (1994), “What is rural tourism”, Journal of sustainable tourism Volume 2, No.7, Page 14.

36. Margaret M. Calderon (2008): Towards the Development of a Sustainable Financing Mechanism for the Conservation of the Ifugao Rice Terraces (http://idl-bnc.idrc.ca/dspace/handle/)

37. Page J., Getz D., (1997) - The Business of Rural Tourism –

Thomson Business Express, London.

38.People’s Government of Honghe Preferfecture, Yunnan Province, P.R. China (2005) – Hani rice terrace syste

39. Richard Buck (2008): Rural Tourism and Agri-Tourism A practical approach to niche tourism, Aronto Publishing, Canada

40. Tribe J., et al (2000) - Environmental management for rural tourism and recreation, Cassel, London.

41. Unesco Bangkok 2008: The effects of tourism on Culture and the Environment in Asia and the Pacific: Sustainable Tourism and the Preservation of the World Heritage Site of the Ifugao Rice Terraces,Philipines, Bangkok.

42.Yu Gao at el (2007): The Role of Tourism in Sustainable Development – A case study in Yunnan, China - Paper presented

at the 13th Annual International Substainable Development Research Conference, Vasteras, Sweden 9th – 12th June, 2007. 43.Winter M., (1997) - Conflict and practise in rural tourism,

Butterworth-Heinemann, Lodon Website: 44.http://www.baoyenbai.com.vn; 45.http://www.cema.gov.vn; 46.http://www.cinet.gov.vn; 47.http://www.hoianphototour.com/. 48.http://www.kinhtenongthon.com.vn 49.http://www.phototc.com; 50.http://www.photoexplorertours.com; 51.http://photography-tours.gordonsguide.com; 52.http://www.phototoursinparis.com; 53.http://photo.net; 54.http://sanvatbavi.com.vn; 55.http://tourismneu.edu.vn; 56.http://www.unesco.org; 57.http://www.vietnamtourism.org.vn; 58.http://www.vietnamtourism.com; 59.http://vi.wikipedia.org/wiki/Ruộng_bậc_thang 60.http://www.yenbai.gov.vn.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh về cảnh quan khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận.

Phụ lục 2: Nội dung phỏng vấn với ông Tạ Xuân Hiếu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái nhân dịp Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Khu danh thắng quốc gia Mù Cang Chải.

Phụ lục 3: Một số bài báo liên quan đến phát triển du lịch tại khu vực Mù Cang Chải và du lịch nông thôn.

Phụ lục 1: Một số hình ảnh về cảnh quan khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận

Ảnh 1: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa lúa chín Ảnh 2: Bản Ma Thừ Làng – Xã Dế Su Phình, Mù Cang Chải

Ảnh 3: Những bậc thang vàng Ảnh 4: Ruộng bậc thang sắp chín tại xã La Pán Tẩn

Ảnh 5: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải sắp chín Ảnh 6: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải cuối tháng 9/ 2011

Ảnh 9: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào vụ cấy Ảnh 9: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào vụ cấy

Ảnh 11: Nhà sàn người Thái – Tú Lệ Ảnh 12: Mênh mông ruộng bậc thang xã Chế Cu Nha

Ảnh 15: Những bậc thang vàng Ảnh 16: Sắc màu Mù Cang Chải

Ảnh 17: Các em gái người Mông, Mù Cang Chải Ảnh 18: Em bé người Thái – Tú Lệ

Ảnh 19: Tác giả trong một chuyến đi khảo sát năm 2010 Ảnh 20: Tác giả trong chuyến đi khảo sát năm 2011

Phụ lục 3

Trong khuôn khổ hợp tác của ba tỉnh Phú Thọ, Lào Cai và Yên Bái trong “Chương trình du lịch về nguồn”, năm 2010 Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái đã phối hợp với UBND huyện Mù Cang Chải tổ chức Tuần văn hóa, thể thao và du lịch tại khu Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nhằm quảng báo hình ảnh về thiên nhiên, con người và những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng cao cho phát triển du lịch. Dưới đây là cuộc trao đổi giữa nhóm phóng viên VTV và ông Tạ Xuân Hiếu – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái mà tác giả cũng có cơ hội được tham gia và ghi lại.

PV: Xin ông cho biết ý nghĩa của Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

Ông Tạ Xuân Hiếu: Trước hết, tỉnh Yên Bái tổ chức Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là nhằm tôn vinh và phát huy di tích quốc gia, một di tích mà cảnh quan nhân văn gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và rất phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Đó là mục tiêu chính. Ngoài mục đích đó còn là hoạt động để chào mừng đại hội Đảng toàn quốc, chào mừng đại hội Đảng toàn tỉnh và là một hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Còn quy mô tổ chức, vì đây là lần đầu tiên đối với khu vực danh thắng này tổ chức lễ hội cho nên tỉnh đứng ra chủ trì để chỉ đạo tổ chức Tuần lễ này và giao cho Sở VHTT & DL phối hợp với UBND huyện MCC thực hiện tổ chức. Có thể nói, chúng tôi đã xây dựng một loạt các nội dung cho hoạt động này. Trước hết là tổ chức các hoạt động hội chợ thương mại, thứ nữa là chúng tôi tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa với người Thái bởi vì Mù Cang Chải ngoài dân tộc Mông là chủ yếu còn có một dân tộc đông thứ hai, đó là dân tộc Thái. Sau đó là chúng tôi tổ chức phiên chợ vùng cao. Các nội dung có thể nói là khơi gợi lại tất cả các hoạt động của phiên chợ truyền thống ngày xưa trong

đó có các sản vật của các xã đem đến, của bà con trong đó có cả việc giới thiệu các ngành nghề truyền thống của huyện Mù Cang Chải, có thắng cố, có nấu rượu. Có thể nói du khách đến với phiên chợ vùng cao có thể thấy được hình ảnh sinh hoạt của đồng bào người Mông Mù Cang Chải. Cái quan trong nữa là chúng tôi tổ chức Lễ khai mạc của Tuần lễ. Có thể nói Lễ khai mạc này vừa tương đối hoành tráng nhưng lại phù hợp với điều kiện và mang màu sắc của đồng bào dân tộc Mông và dân tộc Thái ở Mù Cang Chải với những tiết mục được thể hiện đan xen giữa kịch bản có tính chất chuyên nghiệp với những tiết mục đơn sơ, mộc mạc của người dân địa phương, hòa quện với nhau tạo thành sự thu hút…Chúng tôi cũng tổ chức trình diễn lại các quy trình làm RBT để mọi người thấy được quá trình khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang của đồng bào nơi đây như thế nào. Chúng tôi cũng tổ chức một loạt các hoạt động thể thao truyền thống trong đó có môn đua ngựa để

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)