Hệ thống ruộng bậc thang Mù Cang Chải và một số nghi thức liên quan

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 60)

2.1.2.1. Hệ thống ruộng bậc thang Mù Cang Chải và một số nghi thức có liên quan có liên quan

* Một số nét khái quát về ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải phân bố rải rác khắp huyện, nhưng trong đó tập trung và nổi bật nhất là hệ thống ruộng bậc thang phân bố tại các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Su Phình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhân là danh thắng quốc gia năm 2007.

Ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Su Phình nằm sát cạnh nhau. Nếu lấy quốc lộ 32 làm chuẩn thì Dế Phu Phình nằm ở tả ngạn dòng Nậm Kim, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha nằm cạnh bên hữu ngạn dòng Nậm Kim. Trên đường vào trung tâm huyện, La Pán Tẩn cách trung tâm thị trấn 20km, Dế Su Phình cách 15km, Chế Cu Nha cách 7km. Như vậy, điểm đến của danh thắng này rất thuận lợi. Những “mâm xôi vàng” hiện lên hoành tráng giữa bạt ngàn núi rừng nơi vùng cao này thu hút bất cứ ai đặt chân đến Mù Cang Chải. Tới đây, đâu đâu du khách cũng thấy những thửa ruộng xếp tầng, xếp lớp trải rộng khắp các quả đồi từ chân lên đỉnh. Do điều kiện địa hình ruộng bậc thang thường hẹp, chỉ 1 – 2 đường bừa nhưng rất dài uốn lượng quanh quả đồi song cũng có nơi thửa ruộng chỉ 4 – 5m2, nhưng từ trên sườn đồi cho đến lưng chừng núi thật sự là những công trình văn hóa tuyệt tác

mà nghệ nhân sáng tạo ra nó chính là đồng bào cư trú lâu đời tại đây [17]. Do địa hình nơi này là núi cao vực sâu và địa hình bị chia cắt nhiều nên mỗi mâm xôi ruộng bậc thang xen giữa là các khe nước, các suối lớn nhỏ, những rừng thông bạt ngàn. Càng lên cao ta càng thấy thú vị bởi cảnh quan kỳ vĩ, sự hoành tráng của núi rừng, sự trong lành của khí hậu. Vào mùa xuân đây đó những cây đào rừng trổ hoa làm ánh lên sắc hồng tự nhiên xen giữa màu bạt ngàn của núi rừng Mù Cang Chải. Không chỉ có cái đẹp trong màu hồng của hoa, màu xanh của núi, màu vàng của lúa mà đến mảnh đất này ta còn thấy cái đẹp trong tâm hồn người Mông, trong sự mến khách của đồng bào. Chẳng thế mà tới đây, dù vào cái ngày giá lạnh đến mấy cái lòng ấm của tình người ấy cũng xua đi cái lạnh giá của mùa đông đặc trưng miền sơn cước này.

Trong ba xã, La Pán Tẩn có diện tích ruộng bậc thang nhiều hơn cả, tập trung chủ yếu ở các bản: La Pán Tẩn, Trống Tông, Háng Sung, Pú Nhu và Tà Chí Lừ. Hiện nay hàng năm đồng bào vẫn tiếp tục khai phá. Đến với La Pán Tẩn là đến với “xã của ruộng bậc thang” [7], nơi đây đâu đâu cũng là ruộng bậc thang: ruộng dưới chân núi, ruộng trên sườn đồi, ruộng cả trong khu dân cư, ruộng xen kẽ giữa các cánh rừng. Ở La Pán Tẩn, diện tích ruộng bậc thang cao chiếm khá nhiều, thường trong khoảng 30 – 400 . Những ruộng thấp, gần suối, đảm bảo nguồn nước thì thường cấy hai vụ nhưng năng suất không cao do khí hậu lạnh nên cây lúa sinh trưởng chậm, được vụ này lại mất vụ kia, diện tích ruộng loại này rất ít. Vụ xuân nếu cấy mà chăm sóc tốt thì năng suất cũng chỉ đạt 3 – 4 tấn/ha, vụ mùa có thể đạt 4 – 5 tấn/ha. Phần nhiều là ruộng bậc thang cao và chỉ có thể canh tác một vụ từ tháng 5 đến tháng 10. Các suối Máo Dù, Chứ Chúa, Háu Đề là nguồn nước chính cho hệ thống ruộng bậc thang ở đây. La Pán Tẩn là xã không gần đường nhưng đây là nơi đẹp nhất và tập trung nhất trong hệ thống ruộng bậc thang của Mù Cang Chải, cùng với cảnh sắc thiên nhiên và những nét

văn hóa cổ truyền của đồng bào Mông, trong tương lai đây sẽ là điểm đến cho hàng ngàn du khách và các nhà nghiên cứu.

Cùng với La Pán Tẩn là Dế Su Phình, với La Pán Tẩn diện tích ruộng bậc thang của Dế Su Phình ít tập trung hơn, chủ yếu ở các bản: Dế Su Phình, Ma Lừ Thàng và Phình Hồ. Nơi đây cũng có độ cao như ruộng bậc thang ở La Pán Tẩn, những thửa ruộng bậc thang khai phá trên những quả đồi tạo thành những “mâm xôi” rõ nét. Dưới chân các triền ruộng là dòng Nậm Kim quanh co, uốn lượn. Dòng Nậm Kim chia tách La Pán Tẩn và Dế Su Phình thành hai nửa. Từ trên cao nhìn xuống mới thấy hết cái hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Đồng thời với nó là sức mạnh con người đã cải tạo thiên nhiên ấy để tạo ra một phương thức canh tác hiệu quả phục vụ cho đời sống của mình. Ngoài ra Dế Su Phình còn có hai con suối nhỏ chảy từ trên cao xuống, cung cấp nguồn nước cho hệ thống ruộng bậc thang của xã là: suối Phình Hồ và suối Trống Tông. Hệ thống suối này cũng là nguồn nước sinh hoạt quan trọng của đồng bào nơi đây. Đến với Dế Su Phình du khách sẽ cảm nhận được hết cái đẹp của sự kết hợp giữa rừng sâu – ruộng cao - suối mát, và những bản làng giữa thiên nhiên nằm xen kẽ giữa rừng, giữa những thửa ruộng bậc thang xanh mướt vào mùa hè và vàng ươm vào độ cuối thu.

Từ Dế Su Phình tiếp tục theo quốc lộ 32 đi khoảng 10km là đến xã Chế Cu Nha. Xã Chế Cu Nha có 114ha ruộng bậc thang, chủ yếu tập trung ở các bản: Háng Tàu Dê, Trống Tông và Thào Chua Chải. Chế Cu Nha nằm cùng phía với La Pán Tẩn, cũng với những thửa ruộng bậc thang xếp đều trên các sường đồi chạy dọc theo quốc lộ 32 như những bức thảm trải giữa cái hùng vĩ của thiên nhiên. Cùng với ruộng bậc thang là hệ thống dày đặc các khe suối lớn, nhỏ và đặc biệt là các thác nước, các hang động ở Chế Cu Nha tạo nên cái hấp dẫn kỳ thú với bất cứ ai đến tới với Mù Cang Chải và đến Chế Cu Nha.

Đối với người Mông, ruộng bậc thang đã trở thành cơ sở sản xuất ổn định và là loại hình tư liệu sản xuất đặc biệt. Ruộng bậc thang xuất hiện từ bao giờ thì chưa ai xác định được chính xác. Song với người Mông ở Mù Cang Chải thì ruộng bậc thang đã gắn liền với lịch sử cư trú của tộc người ở vùng đất này [17]. Có thể nói sản phẩm này là kết quả của quá trình lao động và đúc kết kinh nghiệm cộng với sự sáng tạo của người Mông sinh sống trong vùng đồi núi đã đưa được cây lúa nước lên đồi. Ruộng bậc thang là một phương thức canh tác nông nghiệp kết hợp nhuần nhuyễn giữa canh tác nương rẫy với ruộng nước. Ở độ cao của những thửa ruộng này điều cốt yếu nhất là việc đưa nước vào ruộng và sử dụng tất cả các khâu canh tác như ruộng nước vùng đồng bằng. Nhưng nếu để trồng được lúa có tính ổn định trên đồi thì không thể khai khẩn đất đồi theo hình thức nương rẫy, khi chọn được vùng đất tốt như nương rẫy và có điều kiện thủy lợi thuận tiện, người ta phải biến bề mặt nghiêng sang mặt bằng và đắp bờ để giữ nước, giữ màu, trên cơ sở đó mới có thể canh tác ổn định và cho năng suất cao. Như vậy, quá trình khai khẩn để hình thành và canh tác được ruộng bậc thang phải có thời gian lâu dài. Qua đó ta cũng thấy được người Mông trên vùng đất này đã cư trú ổn định ở đây lâu dài và phải có kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước.

Ruộng bậc thang thường xuất hiện ở các quả đồi thấp, các triền núi thấp có diện tích rộng, độ dốc vừa phải và những nơi như thế ruộng chạy khắp mặt đồi hay sườn núi. Thỉnh thoảng tại một số nơi có địa hình khá dốc vẫn được người dân khai phá làm ruộng bậc thang và tại những nơi này khoảng cách giữa ruộng trên và ruộng dưới có khi lên tới 1.5m. Tuy nhiên diện tích này không nhiều vì việc làm đất chủ yếu dùng sức người vì trâu bò lên xuống khá khó khăn. Ở Mù Cang Chải, canh tác ruộng bậc thang chủ yếu chờ vào mùa mưa. Vào mùa mưa khi có nước về, người Mông lợi dụng nước suối dẫn vào ruộng ở cấp cao

nhất từ đó xả nước tràn vào các ruộng thấp hơn. Ruộng bậc thang thường không rộng (chỉ từ 1 đến 2 đường bừa) song có thể rất dài. Cũng giống như ở hầu hết các nơi khác, phần lớn diện tích ruộng bậc thang nơi đây được canh tác một vụ đó là vụ Mùa, thường bắt đầu từ cuối tháng tư dương lịch. Vào vụ Đông Xuân, một số nơi gần các con suối hoặc hệ thống thủy lợi cung cấp nước thường xuyên người dân cũng triển khai cấy lúa trên ruộng bậc thang hoặc trồng các loại hoa màu khác như đỗ tương, ngô hoặc trồng rau cải. Tuy nhiên diện tích cấy vụ Đông Xuân không nhiều. Trong thời gian này, đồng bao hay trồng rau cải (hay gọi là cải Mèo), và cũng trở thành một nét hấp dẫn đối với du khách khi nhiều thửa ruộng dọc theo các con suối hoặc xung quanh nhà người dân vào mùa hoa nở vàng ửng từng vùng núi rừng. Vào độ xuân về, hoa cải cùng với hoa đào, hoa mơ, hoa mận nở rộ đan xen vào nhau tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Với các du khách thích chụp ảnh, đây có thể là một cơ hội tuyệt vời và với hoạt động kinh doanh du lịch, đây cũng là cơ hội để giảm thiểu tính mùa vụ của du lịch nếu biết cách quảng bá và khai thác tốt dòng khách này vào thời điểm trái vụ.

* Quá trình khai khẩn ruộng bậc thang

Khai khẩn ruộng bậc thang là quá trình công phu, tốn nhiều công sức trong đó cũng thể hiện kinh nghiệm trồng lúa nước lâu đời của đồng bào Mông. Quan sát quá trình khai khẩn ruộng bậc thang hiện nay cho ta thấy phần nào hình bóng của những mảnh ruộng đầu tiên khi con người bắt đầu khai khẩn các vùng đất hoang thành các cánh đồng lúa nước.

Quy trình khai khẩn ruộng bậc thang phải trải qua những bước cơ bản sau đây: lựa chọn vùng đất, xác lập quyền khai khẩn, dọn sạch mặt đất, làm bờ ruộng và làm đường đi lại [17]. Thường những mảnh đất có điều kiện thuận lợi về dòng chảy, về nguồn nước tự nhiên đều được người ta khai phá từ rất sớm; khi nguồn nước này không còn nữa

người ra mới lựa chọn những mảnh đất gần dòng chảy của suối và mạch nước đùn lên để khai phá tiếp, việc đưa nước về các mảnh ruộng xa này phụ thuộc vào hệ thống mương máng dẫn nước. Loại ruộng không thể lấy nước ở đâu, chỉ có thể ngâm chân lúa trong mùa mưa trước đây không nhiều song do nhu cầu bức bách của kinh tế gia đình, của dân số tăng nhanh không thể giải quyết được vấn đề lương thực thì đồng bào mới nghĩ đến việc tận dụng nguồn nước trời để biến những mảnh ruộng nằm cao hơn nguồn nước tự nhiên thành nơi chỉ có thể cấy vào mùa mưa. Những năm gần đây, diện tích ruộng bậc thang ở ba xã có tăng nhưng không đáng kể (xã La Pán Tẩn khai phá nhiều nhất năm 2007 cũng chỉ được 15.6ha, chủ yếu ở bản Trống Tông và Tà Chí Lừ ) do nguồn tài nguyên này đã hết. Bên cạnh đó, tỷ lệ ruộng bậc thang bị bỏ hóa không canh tác được do thiếu nguồn cung cấp nước cũng không hiếm.

Bảng 2.2: Diện tích ruộng bậc thang của ba xã năm 2007

STT Tên xã Dân số (người) Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích ruộng bậc thang (ha) 1 La Pán Tẩn 3566 3301.04 198.11 2 Chế Cu Nha 2608 4320.52 114 3 Dế Su Phình 1956 4413.92 18

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái * Phân loại ruộng bậc thang

Trong hệ thống phân loại ruộng cổ truyền của các cư dân vùng thung lũng như: Tày, Thái, Mường thì chủ yếu là căn cứ vào chế độ phủ nước như: ruộng chờ mưa, ruộng ngâm nước. Khái niệm “ruộng

bậc thang” chỉ có thể là khái niệm mới, xuất hiện trong sự so sánh đối

đã mang đặc điểm “bậc thang”, loại ruộng này người Mông gọi là “làn

đáy” [7]. Người Mông nơi đây phân loại ruộng bậc thang dựa vào hệ

thống thủy lợi và độ cao của ruộng:

Ruộng bậc thang có hệ thống thủy lợi thuận tiện, có hệ thống mương máng dẫn nước bao quanh có thể canh tác liên tục, được gọi là ruộng bậc thang thâm canh (2 vụ). Diện tích của loại ruộng này ở Mù Cang Chải rất ít và phân bố chủ yếu dọc theo các con suối và gần các nguồn nước. Còn lại, phần nhiều là loại ruộng bậc thang chỉ có thể canh tác 1 vụ vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 10, khi nguồn nước đảm bảo cho yêu cầu cấy cày được thường xuyên.

Ngoài ra, đồng bào còn chia theo độ cao, từ khoảng 300 trở lên là ruộng bậc thang cao, từ 300 trở xuống là ruộng bậc thang thấp. Sự phân loại theo cách này chỉ theo sự ước lượng của đồng bào chứ không phải dựa vào sự đo đạc cụ thể nào.

* Hệ thống dòng chảy

Canh tác ruộng bậc thang trên sườn đồi là một loại hình canh tác của nhiều dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc như người Dao, người Dáy, người Hà Nhì… song tiêu biểu nhất cho hình thức này là người Mông. Quá trình biến bề mặt của nương rẫy có điều kiện về thủy lợi thành mặt bằng có bờ ngăn nước, tạo thành các thửa ruộng bậc thang để có thể trồng lúa và hoa màu khác. Tộc người này đã trải qua quá trình lao động vất vả cực nhọc. Trong quá trình lao động đó, hàng loạt các sáng tạo trong canh tác đã xuất hiện như hệ thống thủy lợ đa dạng và hoàn chỉnh, thích ứng với kiểu ruộng vừa mang tính chất nương rẫy vừa mang tính chất ruộng nước này.

Các khâu canh tác ruộng nước thuần thục, những kinh nghiệm dân gian trong sản xuất nông nghiệp từ việc khai khẩn đến canh tác được tích lũy cũng với tập giống lúa được sử dụng đa dạng trên các kiểu đất

khác nhau. Bởi vậy, sự xuất hiện của ruộng bậc thang gắn với hàng loạt vấn đề về kinh tế, xã hội và văn hóa của dân cư nơi đây.

Với người Kinh, yếu tố nước canh tác nông nghiệp bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đối với ruộng bậc thang của người Mông yếu tố nước cũng không kém phần quan trọng, đồng bào quan niệm “nước là mẹ, đất là cha”. Ruộng bậc thang mà không có nước thì không thể canh tác được và bắt buộc phải bỏ hóa hoặc trồng các loại cây khác.

Hệ thống thủy lợi của ruộng bậc thang được dẫn đến các chân ruộng thường được bắt nguồn từ đầu con suối chảy trên núi cao, các khe nước giữa các kè đá và nguồn nước tự nhiên được đùn lên từ các hốc đá. Từ các nguồn suối theo độ nghiêng của dòng chảy, người Mông dùng cuốc chim đào, san gạt xuống đất đá để tạo thành các mương nước rộng 70 – 100cm, sâu từ 50 – 60cm. Mạch mương chảy theo hướng lượn của sườn đồi đổ vào thửa ruộng đầu tiên của nhiều thửa phía dưới [17].

Để điều hòa nguồn nước chảy vào ruộng người Mông thường tiến hành ở nơi bắt đầu mương máng, nơi bắt đầu có lưu lượng nước lớn. Và ngay tại nơi này người ta có các phân lưu nhỏ, chia cắt nguồn nước đó đi khắp nơi. Để chọn nơi dễ dàng điều hòa nguồn nước này đồng bào thường chọn nơi có dòng suối lớn hay các dòng suối nhỏ hợp lại. Từ đó, cứ theo các dòng suối nhỏ mà điều hòa lượng nước về các khu ruộng khác nhau khắp các triền núi, triền đồi.

Ở những nơi mà hệ thống dòng chảy không thuận tiện như trên , người ta phải sử dụng các “phên” chắn nước đặt ở các nơi tiếp giáp

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 60)