Phát triển các sản phẩm dịch vụ đặc thù

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 112)

Đối với công tác phát triển sản phẩm du lịch, cần phải có sự quản lý và định hướng chỉ đạo đúng đắn kịp thời của chính quyền địa phương, phải tăng cường hợp tác các bên liên quan như giữa chính quyền huyện với cộng đồng dân tộc thiểu số, giữa chính quyền huyện với các đơn vị lữ hành, giữa chính quyền huyện với chính quyền Trung ương và với các tổ chức trong và ngoài nước. Sự phối hợp phải đồng bộ giữa các bên liên quan và giữa các ban, ngành thì mới đạt hiệu quả.

Có thể nói tài nguyên du lịch nổi bật nhất của Mù Cang Chải là hệ thống ruộng bậc thang, nhất là tại các xã đã có ruộng bậc thang được công nhân là danh thắng quốc gia. Để có thể khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên này, cần phải xem xét xem tài nguyên này phù hợp với những loại hình du lịch nào và cần xây dựng các sản phẩm cụ thể để có thể khai thác một cách hiệu quả. Tác giả xin đưa ra một số đề xuất sau:

* Xây dựng thí điểm Làng di sản văn hóa:

Tại khu vực Mù Cang Chải, La Pán Tẩn là xã có diện tích ruộng bậc thang nhiều nhất và được mệnh danh là “thiên đường ruộng bậc

thang” và ngoài các công trình của UBND Xã được xây dựng bằng vật liệu hiện đại như bê tông, cốt thép còn lại các ngôi nhà của người dân đều đều vẫn giữ nguyên phong cách kiến trúc truyền thống của người Mông. Có thể xây dựng thí điểm nơi đây thành làng di sản để du khách đến không những có điều kiện tham quan ngắm cảnh, tìm hiểu những nét văn hóa gần như còn nguyên bản của cộng đồng địa phương mà còn có cơ hội được lưu trú tại chính nhà dân, tìm hiểu về quá trình khai khẩn ruộng bậc thang qua những hoạt động trình diễn thực tế của họ.

Trong khuôn khổ chương trình thí điểm, có thể thiết lập các phòng trưng bày tại nhà dân bằng cách sưu tầm và trưng bày các vật dụng như các loại nông cụ, nhạc cụ, khí cụ…không những giúp ích cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương mà làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch có thể thu hút du khách đến tham quan, tăng thêm nhu nhập của người dân.

Để thực hiện điều này, cần có quy hoạch chi tiết từ việc thiết kế cổng chào vào làng, cho tới các bãi đỗ xe, các cấp đường chính và đường thứ cấp, trung tâm văn hóa xã và lựa chọn những hộ gia đình tiêu biểu làm nơi lưu trú cho du khách. Về vấn đề này, có thể học hỏi kinh nghiệm thực tế từ bản Thanh Khẩu của Trung Quốc, hay các bản du lịch khác tại Việt Nam như Bản Lác (Mai Châu, Hòa Bình), Tả Van, Bản Hồ (ở Sa Pa) để có được một làng di sản phù hợp với điều kiện thực tiễn. Ngoài ra, cần xây dựng các quy định làng bản trong phát triển kinh doanh du lịch để đảm bảo an ninh, công bằng và được sự hưởng ứng cao của đồng bào nơi đây. Nếu thành công, sẽ đem nhân rộng mô hình này sang các xã Chế Cu Nha và Dế Su Phình.

* Phát triển du lịch chuyên đề chụp ảnh cho khách du lịch đam mê nhiếp ảnh (Photography tours)

Tại nhiều nước trên thế giới, các chương trình du lịch chụp ảnh (Photography tours) đang trở nên phổ biến và thu hút sự tham gia ngày càng đông của những người đam mê chụp ảnh. Tại Mỹ, Công ty du lịch Photo Explorer Tours Dennis Cox LCC là đơn vị chuyên tổ chức các chương trình du lịch chụp ảnh cho các du khách Mỹ, trong đó có chương trình đến Việt Nam [50]. Tại Pháp, Công ty du lịch Photo Tours In Paris là đơn vị chuyên đón và đưa khách du lịch đam mê nhiếp ảnh đi chụp ảnh tại Paris và Pháp [52]. Tại Ireland, cũng có một số công ty chuyên tổ chức các chương trình du lịch chụp ảnh, trong đó tiêu biểu phải kể đến Công ty Strabo Photo Tours với những hướng dẫn viên là các nhà nghiếp ảnh gia chuyên nghiệp [53]. Du khách đam mê nhiếp ảnh khi tham gia các chương trình của các công ty này sẽ có cơ hội tốt để chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh, kết nối đam mê, học hỏi các kỹ thuật chụp ảnh từ các hướng dẫn viên đó.

Ở Việt Nam, loại hình du lịch này cũng đang bắt đầu được quan tâm, trong đó đi đầu là Công ty Hoian Photo Tours do Etienne Bossot – một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp người Pháp sáng lập [47]. Ngoài ra, còn có Công ty Ann Tours cũng có phân phúc khách hàng là người Mỹ gốc Do Thái chuyên chương trình du lịch chụp ảnh.

Với lợi thế là địa hình đa dạng, hệ thống ruộng bậc thang hấp dẫn có thể nói Mù Cang Chải đang trở thành một điểm đến quen thuộc đối với khách du lịch có sở thích chụp ảnh.

Trong tương lai, cần xây dựng hệ thống các chòi ngắm cảnh tại những nơi có ruộng bậc thang đẹp để du khách có thể có được những góc quan sát tốt nhất đồng thời xây dựng hệ thống đường mòn và các điểm dừng chân hợp lý để khách có thể đi xuyên qua những thửa ruộng bậc thang một cách dễ dàng nhất.

* Phát triển các dịch vụ liên quan đến nhiếp ảnh: Có thể nói đối tượng

khách du lịch đến Mù Cang Chải chụp ảnh chiếm một phần rất lớn. Thông thường trong các chuyến đi của mình họ đã chuẩn bị tương đối tốt cho hành trình của mình, tuy nhiên với nhiều người trong nhiều tình huống không thể mang đầy đủ các loại thiết bị và vật dụng cần thiết để phục vụ chuyến đi vì như vậy sẽ rất cồng kềnh, hoặc cũng có nhiều trường hợp thiết bị hay vật dụng của họ bị lỗi khi đang “tác nghiệp”. Việc bán các loại pin, xạc pin máy ảnh, cho thuê các loại chân máy, ống kính, thậm chí cho thuê cả máy ảnh, dịch vụ tráng rửa ảnh, và các khóa đào tạo nhiếp ảnh…cũng rất cần thiết.

* Khôi phục và phát triển các sản phẩm làng nghề, lễ hội và các trò chơi dân gian truyền thống:

- Thực hiện ra soát và khôi phục lại các ngành nghề truyền thống như rèn đúc, thổ cẩm; khôi phục lại các lễ hội truyền thống và xây dựng kịch bản cho những lễ hội lớn như Lễ hội Gầu Tào, lễ hội Mừng Cơm mới. Đặc biệt cần phát triển lễ hội ruộng bậc thang thành lễ hội truyền thống của khu vực để một mặt trình diễn các quy trình khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang cho du khách trải nghiệm, vừa nâng cao long tự hào của đồng bào để họ luôn có tinh thần gìn giữ, bảo tồn và không ngừng khai phá them loại hình canh tác này.

- Phát huy giá trị ẩm thực dân gian: xôi ngũ sắc, rượu, mèn mén, gà nướng, lợn cắp nách....

- Khôi phục các trò chơi, điệu múa dân gian, như ném pao, múa khèn…;

* Xây dựng tuyến điểm du lịch, các điểm ngắm cảnh và các tuyến đường mòn đi bộ ngắm cảnh:

Tú Lệ và Mù Cang Chải là các khu vực có hệ thống cảnh quan rất đẹp. Cần kết nối các tuyến điểm này cũng như liên kết với các điểm đến khác trong khu vực để tạo thành các tuyến điểm du lịch hấp dẫn cho du khách.

Ngoài ra, cần thiết kế hợp lý các điểm ngắm cảnh và các đường mòn cho du khách đi bộ. Tại các điểm ngắm cảnh, có bố trí các chòi cao để tiện cho du khách quan sát và cos thể thiết kế thêm bảng thông tin giới thiệu khái quát về điểm đến đó. Cần bố trí ghế ngồi để khách nghỉ ngơi tại các điểm này. Các đường mòn đi bộ cần được thiết kế bài bản và gia cố chắc chắn để thuận tiện và đảm bảo an toàn cho du khách.

Dưới đây là một số tuyến điểm đề xuất trên cơ sở các điểm đến Tú Lệ và Mù Cang Chải kết nối với một số điểm khác xuất phát từ Hà Nội:

- Hà Nội – Tú Lệ - Mù Cang Chải – Hà Nội;

- Hà Nội – Suối Giàng – Mường Lò – Tú Lệ - Mù Cang Chải – Hà Nội;

- Hà Nội – Lào Cai – Sa Pa – Ô Quý Hồ - Than Uyên – Mù Cang Chải – Tú Lệ - Mường Lò – Suối Giàng – Hà Nội;

- Hà Nội – Mộc Châu – Mường La – Nậm Chiến – Mù Cang Chải – Tú Lệ - Hà Nội;

- Hà Nội – Mộc Châu – Sơn La – Điện Biên – Tam Đường – Than Uyên – Mù Cang Chải – Tú Lệ - Hà Nội;

- Hà Nội – Tú Lệ - Mù Cang Chải – Sa Pa – Y Tý – Lào Cai – Hà Nội;

- Bản Pom Ban – Bản Nước Nóng – Bản Chao – Bản Côm (xã Tú Lệ);

- Bản Pom Ban – Bản Chao – Bản Côm – Bạn Phạ Trên – Bản Phạ Dưới (Tú Lệ)

- Tú Lệ - Đèo Khau Phạ - La Pán Tẩn – Dế Su Phình - Chế Cu Nha – Thị trần Mù Cang Chải

- Tú Lệ - Đèo Khau Phạ - La Pán Tẩn – Chế Cu Nha – Thị trấn Mù Cang Chải;

Các chương trình mở rộng cho khách đam mê khám phá di sản ruộng bậc thang tại Khu vực Tây Bắc và trên thế giới:

- Hà Nội - Mù Cang Chải – Sa Pa – Mường Khương – Y Tý – Bắc Hà – Xín Mần – Hoàng Su Phì – Hà Nội;

- Hà Nội - Mù Cang Chải – Sa Pa – Nguyên Dương – Hà Nội. * Phát triển dịch vụ cho thuê phương tiện tham quan: Hiện nay ở Mù

Cang Chải đã có 02 cơ sở cho thuê xe đạp và xe máy để khách đi tham quan. Với nhiều du khách, việc lựa chọn xe khách đi từ Hà Nội hoặc các nơi khách lên Tú Lệ và Mù Cang Chải rồi thuê xe đạp hoặc xe máy để khám phá thiên nhiên, văn hóa nơi đây là một giải pháp hữu hiệu. Qua khảo sát thực tế cho thấy, nhu cầu thuê phương tiện tham quan tại khu vực Tú Lệ và Mù Cang Chải là rất lớn và hiện tại hai cửa hang tại khu vực Mù Cang Chải thường “cháy” xe vào các ngày cuối tuần trong mùa cấy và mùa lúa chín vì lượng khách đi xe khách lên rồi thuê phương tiện đi tham quan rất đông. Có nhiều du khách còn muốn thuê xe máy từ Tú Lệ, khám phá Tú Lệ rồi vượt qua đèo Khau Phạ sang Mù Cang Chải. Tuy nhiên, hiện tại Tú Lệ chưa có dịch vụ cho thuê phương tiện này. Chỉ những khách “ruột” thường xuyên nghỉ tại các nhà nghỉ ở đây may ra mới thuê được xe từ các cơ sở này. Như vậy cả khu vực Tú

Lệ và Mù Cang Chải đều cần tăng cường cung cấp các loại hình dịch vụ này để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhóm du khách này. * Đẩy mạnh phát triển du lịch mua sắm hàng hoá: đây là loại hình du

lịch hấp dẫn nhiều đối tượng khách trong nước, ngoài nước. Ngoài việc phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương, một phần không nhỏ phục vụ cho khách du lịch; loại hình này có tác dụng rất lớn trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá và sự tăng truởng của nền kinh tế. Tại Tú Lệ, gạo nếp Tan Lả vốn đã rất nổi tiếng từ lâu và đã trở thành hàng hóa đặc biệt của địa phương, không chỉ phục vụ nhu cầu của dân địa phương, của du khách khi dừng chân tại đây mà nhiều du khách còn mua để mang về ăn hay làm quà. Vào dịp Tết Nguyên Đán, nếp Tú Lệ được nhiều người mua về để làm bánh trưng. Ngoài ra dệt thổ cẩm của người Thái rất độc đáo với các loại khăn thêu, áo, váy…cũng được nhiều du khách yêu thích. Ở khu vực Mù Cang Chải mấy năm gần đây cũng đã có thêm nhiều mặt hang nông sản như Táo Mèo (Sơn Tra), chè Púng Luông, mật ong rừng…Riêng Táo Mèo, qua trao đổi với ông Giàng A Tông – Chủ tịch Huyện Mù Cang Chải mỗi năm toàn huyện cho sản lượng trên 10.000 tấn quả tươi, phân phối đi nhiều tỉnh phía Bắc. Hiện vẫn chưa có nhà máy chế biến Táo Mèo nào được xây được xây dựng trên địa bàn huyền, vì vậy trong tương lai cần được đầu tư xây dựng để chế biến Táo Mèo thành nhiều mặt hàng khác nhau làm đa dạng hóa sản phẩm của địa phương cho du khách lựa chọn.

Hiện nay một số cửa hàng thương mại đã hình thành, nhưng vẫn còn nhỏ lẻ manh mún, thiếu đồng bộ, mặt hàng còn đơn điệu, chưa thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc, tinh thần phục vụ còn thiếu văn minh. Trong thời gian tới việc đầu tư cần phải tính đến yếu tố hiện đại lâu dài, gắn với truyền thống văn hoá, văn minh trong thương mại cần

có sự gắn kết với các cơ sở sản xuất, nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nông lâm, dược liệu… nhằm khơi dậy và thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 112)