nguyên và môi trường
Tài nguyên du lịch và môi trường du lịch là các yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Việc bảo vệ môi trường là những hoạt động
góp phần giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện sự xuống cấp của môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái tự nhiên, ngăn chặn và khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy những nội dung cơ bản về bảo vệ môi trường du lịch sẽ bao gồm những vấn đề sau:
- Xây dựng chính sách, quy chế về bảo vệ môi trường du lịch;
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
- Xây dựng và ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
- Tổ chức hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường. Cụ thể, cần phải thực hiện những việc sau :
+ Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch (rác thải, nước thải); + Hạn chế và xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, vận hành hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch, v.v…;
+ Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm tham quan du lịch;
+ Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển du lịch;
+ Sử dụng các công nghệ sạch nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường;
+ Tổ chức thực hiện hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái;
+ Không đốt phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nước trong hoạt động phát triển du lịch;
+ Tăng cường trồng cây xanh trong các khu vực diễn ra hoạt động du lịch;
+ Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên trong hoạt động phát triển du lịch;
+ Tổ chức thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học;
+ Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái nông thôn;
+ Bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã trong lãnh thổ diễn ra hoạt động du lịch;
+ Không khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ (Nghị định số 48/2002/NĐ – CP ngày 22/4/2002);
+ Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về môi trường du lịch;
+ Tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường trong xã hội, đặc biệt đối với khách du lịch và cộng đồng địa phương nơi diễn ra các hoạt động du lịch;
+ Đóng góp cho những nỗ lực giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường như tổ chức Tuần lễ xanh tại các trọng điểm du lịch;
+ Tham gia thực hiện những cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường : Công ước về giảm khí thải vào bầu khí quyển; Công ước về bảo vệ các loài chim di cư (RAMSA); Công ước về chống buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), v.v…
- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường du lịch.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường du lịch nêu trên trên địa bàn địa phương mình.
Còn đối với các doanh nghiệp du lịch có nhiệm vụ chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế về bảo vệ môi trường du lịch được ban hành, trước hết là Quy chế về BVMT trong lĩnh vực du lịch tại Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và về sinh môi trường tại các địa điểm tham quan du lịch cũng như các nội dung có liên quan quan trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 1993.
Bảo vệ môi trường du lịch còn chính là bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch để khai thác hiệu quả và bền vững trong tương lai.