Tăng cường xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường khách du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 119)

du lịch

Để Mù Cang Chải và vùng phụ cận thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, cần phải đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh điểm đến cho khu vực này qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình v.v…Đặc biệt cần chú trọng vào việc tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để quảng bá hình ảnh của điểm đến rộng rãi ra thế giới. Triển lãm ảnh tại các thành phố lớn trong cả nước như tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng là một hình thức quảng bá tốt. Thực tế, năm 2009 Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Hồng Hà đã tổ chức triển lãm trưng bày gần trăm bức ảnh đẹp về Mù Cang Chải tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám và đã thu hút hàng ngàn khách tham quan trong và ngoài nước. Cần nhân rộng mô hình này tại các thành phố khác với mức độ thường xuyên hơn nữa, trong đó có thể tổ chức triển lãm ảnh theo mùa như mùa nước đổ, làm đất cấy, mùa lúa xanh, mùa lúa chín và thậm chí cả sau khi lúa gặt xong v.v...để khách tham quan có thể cảm nhận được những vẻ đẹp muôn hình của cảnh quan này vào những thời điểm khác nhau.

Về công tác phát triển thị trường. trước hết cần xác định thị trường khách du lịch trong đó có hai đối tượng khách là khách quốc tế và khách nội địa. Có thể thấy rằng tại thời điểm hiện tại khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn (khoảng hơn 70%) trong tổng lượng khách đến khu vực này. Tuy nhiên, trong tương lai một khi cơ sở hạ tầng được nâng cấp và nếu như khu Danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải được UNESCO công nhận là Di sản thế giới khi đó lượng khách quốc tế

chắc chắn sẽ tăng lên, chính vì thế cũng cần tăng cường quảng bá để thu hút thêm dòng khách này...

Bên cạnh đó, riêng đối với khách nội địa cần xác định các đối tượng khách cụ thể như khách du lịch thông thường, khách du lịch chuyên đề (chụp ảnh, study tour, du lịch di sản văn hóa, v.v…), trong đó khách đi du lịch chụp ảnh (kể cả chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp) chiếm một tỷ lệ lớn. Cần có những cơ sở vật chất, sản phẩm và dịch vụ phù hợp phục vụ đối tượng này.

3.2.2.6. Tăng cường liên kết với các tỉnh lân cận và với các hãng lữ hành

Liên kết trong hoạt động du lịch đang là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, chương trình đã chính thức là thương hiệu du lịch riêng có của 3 tỉnh, khẳng định được nguồn lực, quy mô và sức ảnh hưởng rộng khắp trong cả nước. Hình ảnh du lịch của 3 tỉnh đã để lại ấn tượng tốt với nhân dân, du khách trong và ngoài nước, góp phần thay đổi diện mạo du lịch vùng núi Tây Bắc. Trong những năm qua, chương trình hợp tác đã được duy trì và đẩy mạnh với nhiều nội dung, nhiều hình thức phong phú, hình ảnh Yên Bái được khách du lịch trong nước và quốc tế biết đến như một “Điểm đến hấp dẫn- Thân thiện”, qua đó giới thiệu tuyên truyền với các cơ quan thông tin đại chúng, các hãng lữ hành về hình ảnh mang đậm dấu ấn và sắc thái văn hoá của địa phương, công tác xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy mạnh với nhiều hình thức: xuất bản và phát hành hàng vạn ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp...xây dựng nhiều biển quảng cáo tấm lớn quảng bá trực tiếp cho các điểm, khu du lịch đến của tỉnh, đồng thời lựa chọn xây dựng và kết nối tour, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh, tổ chức nhiều sự kiện có sức thu hút cao đối với du khách trong và

ngoài nước như các Lễ hội truyền thống các dân tộc, Lễ hội tuần văn hoá - du lịch Mường Lò, du lịch danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải…

Chính sự thành công trong khuôn khổ hợp tác của ba tỉnh này trong Chương trình du lịch về nguồn đã khiến cho việc hình thành liên kết 8 tỉnh Tây Bắc gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và Hà Giang và dự kiến năm 2013 sẽ tổ chức Năm Du lịch Quốc gia khu vực Tây Bắc [58]. Như vậy, chương trình hợp tác này cũng sẽ có ảnh hưởng tích cực trong việc quảng bá hình ảnh của khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận, giúp hoạt động du lịch phát triển nhanh hơn trong tương lai.

Ngoài ra, bản thân khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận này cũng có thể liên kết với các điểm du lịch trong tỉnh như Mường Lò, Suối Giàng, Hồ Thác Bà…để hình thành các tuyến điểm du lịch.

Ngoài sự liên kết nói trên, việc liên kết với các hãng lữ hành trong và ngoài nước cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp lữ hành là các đơn vị luôn tìm tòi và xây dựng các sản phẩm du lịch mới và là các nhà marketing hiệu quả cho điểm đến thông qua các chương trình xúc tiến của họ với các đối tác nước ngoài và du khách trong nước. Hiện nay, đối tượng khách đến khu vực Mù Cang Chải chủ yếu vẫn là khách du lịch “bụi”, họ thường tự tổ chức chuyến đi của mình hoặc bằng xe máy, hoặc đi ô tô khách rồi lên thuê phương tiện như xe đạp, xe máy để tham quan. Số lượng khách đi theo tour chưa nhiều, vì vậy việc thúc đẩy hợp tác với các hãng lữ hành này sẽ mang lại cho khu vực thêm lượng khách tham quan đông hơn trong tương lai.

3.2.2.7. Thu hút tối đa nguồn lực để đầu tư phát triển

Để có thể thu hút đầu tư vào các khu vực này cần phải có quy hoạch cụ thể, trong đó nêu rõ các lĩnh vực và các dự án cần kêu gọi đầu tư.

Xét thực tiễn các khu vực này cho thấy hiện cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ còn quá thiếu thốn và nghèo nàn, chính vì thế cần ưu tiên thu hút nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực sau:

- Đầu tư vào cơ sở lưu trú, trong đó chú trọng vào các loại hình lưu trú từ các mô hình lưu trú tại nhà dân đến các khách sạn quy mô nhỏ để người dân cùng tham gia đầu tư, trong đó nên chú trọng vào loại hình lưu trú tại các nhà dân vì một mặt quỹ đất tại khu vực này cho xây dựng bị hạn chế, hơn nữa phát triển du lịch nông thôn cần phải dựa vào cộng đồng để đảm bảo họ được hưởng lợi trực tiếp từ phát triển du lịch

- Đầu tư vào các cơ sở dịch vụ như ăn uống, giải trí; - Các dịch vụ đưa đón tham quan;

- Các dự án về nông lâm nghiệp, trong đó cần kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biển quả Sơn Tra để tạo ra sản phẩm đặc trưng cho khu vực này, các dự án đầu tư vào trồng chè;

- Các dự án về cơ sở hạ tầng, điện, nước, giáo dục, v.v…

Trên cơ sở xác định rõ các lĩnh vực đầu tư cụ thể, tiến hành bố trí và kêu gọi đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, từ khối tư nhân, hay kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ…

3.2.2.8. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các qui định về bảo vệ tài nguyên và môi trường nguyên và môi trường

Tài nguyên du lịch và môi trường du lịch là các yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch. Việc bảo vệ môi trường là những hoạt động

góp phần giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện sự xuống cấp của môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái tự nhiên, ngăn chặn và khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Như vậy những nội dung cơ bản về bảo vệ môi trường du lịch sẽ bao gồm những vấn đề sau:

- Xây dựng chính sách, quy chế về bảo vệ môi trường du lịch;

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;

- Xây dựng và ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;

- Tổ chức hoạt động phòng chống ô nhiễm môi trường. Cụ thể, cần phải thực hiện những việc sau :

+ Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch (rác thải, nước thải); + Hạn chế và xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, vận hành hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch, v.v…;

+ Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm tham quan du lịch;

+ Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển du lịch;

+ Sử dụng các công nghệ sạch nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường;

+ Tổ chức thực hiện hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái;

+ Không đốt phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nước trong hoạt động phát triển du lịch;

+ Tăng cường trồng cây xanh trong các khu vực diễn ra hoạt động du lịch;

+ Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên trong hoạt động phát triển du lịch;

+ Tổ chức thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học;

+ Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái nông thôn;

+ Bảo vệ các giống, loài thực vật, động vật hoang dã trong lãnh thổ diễn ra hoạt động du lịch;

+ Không khai thác, kinh doanh các loài thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ (Nghị định số 48/2002/NĐ – CP ngày 22/4/2002);

+ Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về môi trường du lịch;

+ Tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường trong xã hội, đặc biệt đối với khách du lịch và cộng đồng địa phương nơi diễn ra các hoạt động du lịch;

+ Đóng góp cho những nỗ lực giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường như tổ chức Tuần lễ xanh tại các trọng điểm du lịch;

+ Tham gia thực hiện những cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường : Công ước về giảm khí thải vào bầu khí quyển; Công ước về bảo vệ các loài chim di cư (RAMSA); Công ước về chống buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), v.v…

- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường du lịch.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường du lịch nêu trên trên địa bàn địa phương mình.

Còn đối với các doanh nghiệp du lịch có nhiệm vụ chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế về bảo vệ môi trường du lịch được ban hành, trước hết là Quy chế về BVMT trong lĩnh vực du lịch tại Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường và Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và về sinh môi trường tại các địa điểm tham quan du lịch cũng như các nội dung có liên quan quan trong Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 1993.

Bảo vệ môi trường du lịch còn chính là bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch để khai thác hiệu quả và bền vững trong tương lai.

3.3. Một số Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý trung ƣơng và địa phƣơng

Thứ nhất, ở cấp trung ương, đề nghị Chính phủ nghiên cứu ban

hành các chính sách về phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn. Cho đến nay, Luật du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và người dân có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Tuy nhiên cần có các chính sách cụ thể được thể hiện trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và các chương trình phát triển du lịch bền vững quốc gia, xác định cộng đồng dân tộc

thiểu số là đối tượng ưu tiên trong phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn miền núi.

Ngoài ra, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành tích cực kết hợp chặt chẽ và tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo, quản lý sát sao công tác quy hoạch phát triển du lịch một cách bền vững tại các địa phương để sớm có ý kiến với Chính phủ để có giải pháp phù hợp, đồng thờicần nghiên cứu và kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội đưa khái niệm du lịch nông thôn vào các văn bản luật tạo cơ sở pháp lý để phát triển loại hình này một cách thích đáng trong tương lai; chỉ đạo các cơ quan liên quan của Bộ nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ về Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải để đệ trình lên UNESCO xin công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.

Đối với Bộ Giao thông vận tải, đề nghị nghiên cứu các hình thức

đầu tư như BT (Xây dựng – Chuyển giao), BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao) hay PPP (Nhà nước – Tư nhân cùng làm) để nâng cấp tuyến quốc lộ 32 trên địa phận tỉnh Yên Bái. Đây là tuyến đường quan trọng không chỉ riêng đối với tỉnh Yên Bái mà là một trong số ít tuyến đường chính lên các tỉnh Tây Bắc. Trong phạm vi khu vực Tú Lệ và Mù Cang Chải, quốc lộ 32 là tuyến giao thông huyết mạch, việc hoàn thiện nâng cấp và sửa chữa tuyến này, nhất là đoạn Đèo Khau Phạ sẽ giúp cho việc tiếp cận được dễ dàng hơn. Ngoài ra, tuyến từ Mường La, tỉnh Sơn La đi qua Nậm Chiến rồi sang Ngã Ba Kim của Mù Cang Chải cũng cần phải được nâng cấp, có thể nâng lên thành tuyến đường Quốc lộ để được đầu tư thỏa đáng hơn giúp cho giao thông khu vực Tây Bắc thuận tiện hơn và do đó cũng góp một phần quan trọng trong việc tiếp cận Mù Cang Chải và vùng phụ cận, giúp đẩy mạnh hoạt động du lịch tại các khu vực nông thôn miền núi. Đoạn từ Than Uyên về Mù Cang Chải hiện đang bị xuống cấp trầm trọng.

Cần nâng cấp đoạn này để tạo thuận lợi cho việc đi lại theo hướng từ Lai Châu sang Mù Cang Chải và ngược lại.

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đề nghị có quy

hoạch sử dụng đất và quy hoạch trồng rừng cụ thể. Việc bảo vệ rừng hiện tại và trồng mới là rất quan trọng vì rừng giúp giữ nước cung cấp tưới tiêu cho hệ thống ruộng bậc thang và cũng giữ tránh lở đất. Khuyến khích đẩy mạnh trồng cây Sơn Tra, vừa có rừng vừa mang lại hiệu quả kinh kinh tế cho người dân bản địa và sản phẩm phẩm hàng hóa độc đáo cho du khách. Một trong những lĩnh vực khác cũng cần được Bộ quan tâm là phát triển cây chè. Hiện Mù Cang Chải đã có nhà máy chè Púng Luông và sản phẩm này cũng đã có mặt tại một số thị trường chính trong nước, tuy nhiên quy mô sản xuất còn nhỏ và hoạt động trồng chè vẫn chưa được quan tâm đúng mức do chưa có các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Kiến nghị với tỉnh Yên Bái và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Yên Bái

Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái cần chỉ đạo các ban, ngành thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế gắn liền với phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tạo cơ chế thông thoáng và thuận lợi cho người dân

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)