Thực trạng khai thác ruộng bậc thang Mù Cang Chải và vùng phụ cận cho

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 96)

vùng phụ cận cho phát triển du lịch

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải tuy đã được công nhận là danh thắng cấp quốc gia từ năm 2007, tuy nhiên việc khai thác di sản này cho phát triển du lịch thực sự mới được quan tâm từ năm 2010, trong đó hoạt động cụ thể nhất chính là việc tổ chức “Tuần lễ văn hóa, thể

thao và du lịch danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải” trong

khuôn khổ Chương trình du lịch về nguồn của ba tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ với sự kết hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái và UBND huyện Mù Cang Chải. Một trong số các hoạt động này là tổ chức biểu diễn lại quá trình khai khẩn ruộng bậc thang từ khi xác lập chủ quền, nghi lễ cúng thần núi, thực hiện khai khẩn, đưa nước vào ruộng, cày bừa ruộng và cấy để du khách có thể hình dung được quá trình khai khẩn và canh tác lúa trên ruộng bậc thang như thế nào. Ngoài hành trình trên, Ban tổ chức cũng kết hợp tổ chức các phiên chợ vùng cao, hội chợ thương mại và các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ và thể thao giữa các dân tộc Mông và Thái tại Mù Cang Chải và phụ cận. Sự kiện này thu hút sự hàng chục phóng viên và nhà báo cùng với rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Bảng 2.10: Thực trạng các điểm du lịch của huyện Mù Cang Chải

Địa điểm Loại hình du lịch

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải Sinh thái, nghiên cứu

Khu danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Tham quan, nghiên cứu

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái

Trong các điểm tham quan ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phụ cận, các điểm đến được yêu thích nhất là xã Tú Lệ và các xã có hệ thống ruộng bậc thang đã được công nhận là di sản quốc gia như La Pán Tẩn, Dế Su Phình và Chế Cu Nha. Trong các xã này, La Pán Tẩn được xem là xã có hệ thống ruộng bậc thang hoành tráng nhất. Trước đây khi chưa được công nhận là danh thắng quốc gia, đa số các du khách đến với Mù Cang Chải thường chỉ dừng lại chiêm ngững hệ thống ruộng bậc thang dọc theo Quốc lộ 32, chủ yếu là ruộng bậc thang tại xã Chế Cu Nha và một phần bên ngoài của xã La Pán Tẩn. Những từ năm 2007 trở lại đây, theo ông Lê Ngọc Minh du khách còn dành thời gian khám phá nhiều điểm khác trong đó La Pán Tẩn là điểm đến không thể bỏ qua. Theo ông Minh, nếu đền Mù Cang Chải mà chưa vào La Pán Tẩn để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của những thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới chân suối lên tận gần đỉnh núi và với những bản làng còn nguyên sơ vẻ đẹp như thủa kỳ thủy thì chưa thể nói là đã đến với ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Hiện tại, tại khu vực này UBND xã đã bố trí hai điểm khá rộng và bằng phảng để du khách có thể đứng quan sát, chụp ảnh. Các con đường mòn dọc theo các triền núi và các con suối đã trở thành những con đường được nhiều du khách ưa thích để đi xuyên các thửa ruộng bậc thang từ bản này qua các bản khác.

Cho đến nay, đối tượng khách đến tham quan khu vực Tú Lệ và Mù Cang Chải chủ yếu là các khách du lịch có đam mê nhiếp ảnh và

thường tự tổ chức cho chuyến đi du lịch của mình thành các nhóm nhỏ bằng xe máy hoặc bằng ô tô. Ngoài ra cũng đã có một số công ty du lịch trong nước tổ chức hành trình xuyên Tây Bắc, trong đó có khai thác các điểm du lịch khu vực Mù Cang Chải, Tú Lệ và các điểm du lịch khác cùng tuyến quốc lộ 32 qua tỉnh Yên Bái như Suối Giàng, Nghĩa Lộ. Các dịch vụ du lịch cung cấp cho du khách trong thời gian qua chủ yếu mới dừng lại ở dịch vụ lưu trú, ăn uống.

Năm 2011, cũng trong khuôn khổ Chương trình du lịch về nguồn của ba tỉnh trên, chương trình du lịch khám phá ruộng bậc thang được mở rộng thành tuyến tham quan xuyên quốc gia: Mù Cang Chải – Sapa – Nguyên Dương (Trung Quốc). Tham gia hành trình này, du khách sẽ có cơ hội để chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ của những thửa ruộng bậc thang tại những khu vực khác nhau được tạo nên bởi những tốc người khác nhau.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã lập xong quy hoạch khu du lịch Suối Giàng, Dự án này hiện đang trong quá trình triển khai ở Giai đoạn 2 và sẽ là điểm trung tâm du lịch trên tuyến vòng cung Đông - Tây Bắc. Khu danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải phát triển sẽ là điểm du lịch được kết nối với khu vực này, cùng với đó là các điểm du lịch văn hoá, cộng đồng tại xã Nghĩa An – Thị xã Nghĩa Lộ, xã Tú Lệ của huyện Văn Chấn tạo thành tuyến du lịch độc đáo trong tương lai.

Có thể nói thực trạng khai thác di sản văn hóa quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải và ruộng bậc thang tại khu vực phụ cận còn đang ở giai đoạn ban đầu. Các giá trị cảnh quan còn nguyên sơ và chưa hề bị tác động bởi các hoạt động du lịch.

Một thực tế cho thấy ruộng bậc thang Mù Cang Chải chủ yếu một năm cấy có một vụ bắt đầu từ cuối tháng Tư dương lịch cho đến hết tháng Mười thì thu hoạch. Thời điểm đẹp nhất nằm chủ yếu ở ba giai đoạn chính: thời điểm tháo nước vào ruộng và làm đất với những sắc màu phản chiếu dưới ánh mặt trời như những tấm gương trông rất ngoạn mục; thời điểm lúa đã lên xanh vào độ tháng 7 dương lịch, màu xanh của lúa và núi rừng hòa quyện vào nhau rất ấn tượng và, thời điểm lúa bắt đầu chin. Có thể nói thời điểm lúa bắt đầu hung hung chí đến khi thu hoạch rộ là thời gian thu hút nhiều du khách từ miền xuôi lên tham quan nhất. Vào thời điểm này, các nhà khách, nhà nghỉ và nhà trọ thường xuyên chật kín. Theo ông Tạ Xuân Hiếu, trong dịp diễn ra Tuần văn hóa, thể thao và du lịch danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải các cơ sở lưu trú tại đây đã quá tải và phải sử dụng đến hình thức lưu trú tại nhà dân ở bản Kim Nọi.

Chính vì ruộng bậc thang chỉ có sức hấp dẫn vào khoảng thời gian trên nên thời gian còn lại trong một năm khách đến rất ít, tạo ra tính mùa vụ cao. Đây thực sự là một khó khăn đối với Mù Cang Chải. Khu vực Tú Lệ có thuận lợi hơn ở chỗ là ruộng bậc thang nơi đây canh tác hai vụ trong một năm nên mức độ thu hút khách lớn hơn. Theo ông Sầm Văn Mới – Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ, nhiều du khách cũng không lên tuyến này chỉ để thăm mình Tú Lệ vào vụ chiêm, mà họ nghỉ qua đêm tại đây rồi tiếp tục chương trình du lịch xuyên Tây Bắc. Nhiều du khách chọn Tú Lệ để nghỉ qua đêm thay vì lên Mù Cang Chải vì vào thời gian từ tháng 11 năm này đến tháng 4 năm sau người dân nơi đây không thể canh tác được do thiếu nguồn nước. Đây là một thực trạng trong canh tác nông nghiệp nhưng cũng chính là thực trạng trong phát

triển du lịch đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để thu hút khách đến với Mù Cang Chải vào mùa thấp điểm.

Tiểu kết chương 2

Khu vực Mù Cang Chải và Tú Lệ tuy cách xa trung tâm Hà Nội nhưng lại nằm trên tuyến quan trọng đi Tây Bắc. Đặc biệt với hệ thống ruộng bậc thang đẹp nhất Tây Bắc như đã được công nhận là Danh thắng quốc gia, đây là khu vực rất có tiềm năng cho phát triển du lịch, nhất là du lịch nông thôn. Với khu vực Mù Cang Chải, UBND tỉnh đã có hướng quy hoạch đầu tư bảo tồn phong cảnh hiện có của các khu ruộng, xây dựng hệ thống cung cấp, tiêu thoát nước cho toàn bộ danh thắng Ruộng bậc thang, trồng rừng giữ đất, bảo vệ rừng nguyên sinh tại các vành đai, bảo tồn một số bản người Mông sở tại, bảo tồn một số nghề tiêu biểu như làm nông cụ, khai khẩn đất hoang, canh tác trên ruộng bậc thang, nghề chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp...đang được quan tâm đầu tư bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước. Ngoài ra, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đã có chủ chương tạo điều kiện để Mù Cang Chải trở thành điểm nhấn về phát triển du lịch văn hoá và danh lam thắng cảnh, đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp nông thôn để thúc đẩy phát triển hơn nữa các ngành kinh tế nông nghiệp vì đây cũng là một hình thức xuất khẩu hàng hoá nông nghiệp, sản phẩm truyền thống tại chỗ rất hiệu quả, tiếp thị và quảng bá tận gốc sản phẩm của địa phương cho du khách [16]. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch sau này. Khó khăn hiện nay nằm ở các vấn đề chính như chưa có quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội vẫn còn kém phát triển, thiếu nguồn nhân lực du lịch và tính mùa vụ du lịch là tương đối cao. Đó là những thách thức lớn cho quá trình phát triển du lịch tại đây. Riêng khu vực Tú Lệ, tuy hệ thống ruộng bậc thang ít và không đẹp bằng Mù Cang Chải, nhưng do cũng nằm ở vị trí thuận lợi trên quốc lộ 32 đi Mù Cang Chải kết hợp với việc có thể canh tác lúa

hai vụ trong một năm lại có lợi thế trong việc tăng tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Cái khó khăn chính ở đây cũng là việc thiếu quy hoạch và định hướng phát triển cũng như đội ngũ nhân lực phục vụ trong các cơ sở lưu trú còn yếu về nghiệp vụ. Tuy nhiên, do hai khu vực này nằm sát cạnh nhau lại có cảnh quan đẹp nên việc kết hợp lại thành một tuyến du lịch là rất cần thiết. Đến với Tú Lệ, du khách sẽ có cơ hội được khám phá những nét văn hóa tiêu biểu và độc đáo của người Thái, còn đến với Mù Cang Chải du khách sẽ có cơ hội để tìm hiểu và trải nghiệm những nét văn hóa như còn nguyên sơ của đồng bào dân tộc Mông.

Một trong những phát hiện đáng mừng nhất trong các cuộc khảo sát thực tiễn đối với du khách tại tuần văn hóa du lịch Mù Cang Chải năm 2010 và các khách du lịch bụi trong các cuộc đi “phượt” vào các dịp khác trong năm 2011 cũng như tìm hiểu trên cộng đồng mạng (chẳng hạn như: www.xomnhiepanh.com, www.vnphoto.net, www.phuot.com...) là hầu hết các du khách này đều có mong muốn quay trở lại. Nhiều người trong số họ “đến hẹn lại lên”, cứ mỗi năm hai hoặc thậm chí là ba lần vào mùa cấy và mùa lúa chín lại lên “thăm lúa”. Có thể nói Khu vực Tú Lệ và Mù Cang Chải với nguồn tài nguyên nhân văn hấp dẫn cùng với địa hình phong phú sẽ trở thành một điểm đến tiềm năng trong tương lai.

Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP KHAI THÁC RUỘNG BẬC THANG KHU VỰC MÙ CANG CHẢI VÀ VÙNG PHỤ CẬN

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 96)