Tại Banaue, Ifugao, Philipine

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 31)

Ifugao là một tỉnh không giáp biển của Philipines, nằm trên dãy núi Cordillera, phía Bắc của đảo Luzon. Tên tỉnh này bắt nguồn từ tên một tộc người, đó là người Ifugao. Từ “Ifugao” có nguồn gốc từ từ “Ipugo”, có nghĩa là “đến từ đồi núi.” (from the hill). Từ Ipugo cũng

chỉ một giống lúa được người Ifugao trồng trên ruộng bậc thang. Cho đến những năm đầu của thế kỉ XX, người Ifugao ở Philippine được nhiều nhà dân tộc học và khảo cổ học quan tâm. Các nhà khoa học đã chú ý đến tộc người này với những điểm đặc biệt về địa hình cư trú, hoạt động kinh tế truyền thống cũng như những nghi lễ tín ngưỡng diễn ra trong năm liên quan đến sự sinh trưởng của cây lúa.

Những cánh đồng ruộng bậc thang của người Ifugao xứng đáng với vị trí là một trong những kì quan hàng đầu của thế giới. Chính vì thế mà năm 1995, UNESCO đã công nhận ruộng bậc thang của người Ifugao là di sản thế giới theo các tiêu chuẩn (iii), (iv) và (v). Nơi này

còn được nhiều người mệnh danh là “Kỳ quan thứ tám của thế giới” [36; tr.4] và là những bản mẫu nổi bật về cảnh quan văn hóa sống động được đánh giá qua những giá trị văn hóa, những kỹ thuật truyền thống điển hình và sự hài hòa đến khác thường giữa con người và môi trường tự nhiên. Nổi bật nhất trong khu vực di sản thế giới này là hệ thống ruộng bậc thang Banuaue, nơi đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng hàng chục năm qua đối với khách nội địa và quốc tế.

* Thực trạng hoạt động du lịch tại Banaue

Sự hiện diện của những người Phương Tây đầu tiên vào thế kỷ thứ mười tám (người Tây Ban Nha), người Mỹ những năm 1900, những người mang quốc tịch khác nhau đến truyền giáo và thậm chí cả sự hiện diện của người Nhật trong suốt Thế chiến II đã đánh dấu những thời kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ở Ifugao. Như vậy, hoạt động du lịch đã nhen nhóm ở đây từ nhiều thập kỷ nay. Giữa những năm 1970 đánh dấu sự khởi đầu cho mức tăng trưởng lượng khách du lịch nội địa đến nơi đây và bắt đầu xuất hiện những công ty du lịch quy mô nhỏ cùng với các công trình xây dựng về cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch [41; tr.10].

Năm 1978, lễ hội văn hóa quy mô thị xã đầu tiên gọi là Banaue Imbayah được tổ chức. Việc tổ chức lễ hội này thu hút thêm nhiều khách du lịch đến Banaue và làm hồi sinh lại nhận thức về văn hóa của cộng đồng địa phương.

Trong toàn khu vực Di sản thế giới, Banaue là nơi có lượng khách du lịch đến đông nhất, với lượng khách chiếm 85% toàn khu vực [41, tr.31] do hệ thống giao thông nơi đây thuận tiện hơn và nhiều cơ sở lưu trú tốt hơn các nơi khác.

Ngoài hệ thống giao thông công cộng chính, Banaue còn có hệ thống các con đường “thứ cấp”, những con đường nhỏ ngoằn nghèo và gồ ghề nhưng đã trở thành một phần của du lịch mạo hiểm. Khách du lịch ba-lô thường đi quanh Banaue trên những chiếc xe jíp hoặc xe ba bánh.

Sự phát triển của lĩnh vực du lịch ở Banaue đã dẫn đến sự ra đời của nhiều tổ chức khác nhau liên quan đến hoạt động du lịch, trong đó có thể kể đến:

- Hiệp hội các cơ sở lưu trú và ăn uống Banaue (Banaue Association of Food and Lodging Establishments – BAFLE).

- Hiệp hội những người sản xuất đồ thủ công và những người bán hàng (Banaue Handicraft and Sellers Association – BHSA).

- Hiệp hội các Nhà điều hành và lái xe (Banaue Operators and Drivers Association - BODA).

- Hiệp hội xe ba bánh Eight Wonder.

- Hiệp hội các hành khách đường mòn và các hướng dẫn viên Banaue (Banaue Trekkers and Tour Guides Association).

- Hiệp hội các hướng dẫn viên môi trường Batad (Environmental Tour Guides Association - BETGA).

- Làng di sản Ujah (Ujah Heritage Village): Làng di sản Ujah nằm giữa Banaue và Hungduan được thành lập để thực hiện các dự án về tái tạo rừng và sinh kế cho cộng đồng bản địa với sự hỗ trợ của Nhật Bản và chính quyền địa phương. Hoạt động của hiệp hội này đã mở rộng sang việc phát triển một ngành du lịch do cộng đồng quản lý bằng việc xây dựng những ngôi nhà tranh theo phong cách truyền thống của người bản xứ trong khuôn khổ chương trình lưu trú tại nhà dân (homestay) cho khách du lịch và huy động các thành viên trẻ trong cộng đồng tham gia các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ. Ujah đã trở thành một điểm đến được yêu thích đối với khách du lịch [41].

Đặc biệt phải kể đến Hội đồng Du lịch Banaue (The Banaue Tourism Council) được thành lập năm 1992 thực hiện việc tổ chức các nhóm nghề nghiệp về vận chuyển, hướng dẫn viên, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà hàng, các cửa hàng bán đồ thủ công, những người làm nghề chạm khắc gỗ, các lái xe ba bánh, lái xe jíp, tổ chức thanh niên, các nhà điều hành tour, các hiệp hội trekking và tổ chức khác.

Kết quả chính của quá trình phát triển du lịch tại Banaue đó là tạo công ăn việc làm cho người dân, đem lại những ảnh hưởng tích cực cho phát triển kinh tế nói chung, nâng cao đời sống cộng đồng địa phương…Nhưng việc phát triển du lịch không có quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ đã dẫn đến những tác động tiêu cực không thể bù đắp được. Ruộng bậc thang của người Ifugao trong đó có hệ thống ruộng bậc thang Banaue từ việc được công nhận là Dịa danh di sản văn hóa thế giới năm 1995 đã bị đưa vào Danh sách các địa danh di sản Thế giới đang bị đe dọa năm 2001. Ủy ban Di sản Thế giới đã xác định những mối đe dọa chính đối với hệ thống ruộng bậc thang của người Ifugao là do: thiếu một cơ quan quản lý di tích hiệu quả và các quy định pháp lý phù hợp; thiếu kế hoạch quản chiến lược đồng bộ; suy giảm mức độ quan tâm của người Ifugao về nền văn hóa và duy trì những thửa ruộng bậc thang của mình; thiếu nguồn nhân lực và tài chính [36, tr.7]. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với môi trường. Từ một thung lũng đồng lúa bao la, những cánh rừng ban sơ và những bản làng xinh đẹp, Banaue giờ đã trở thành một thị trấn đang tàn rụi và không còn hấp dẫn do sự phát triển không kiểm soát. Các công trình được xây dựng bừa bãi ở khắp mọi nơi. Những khu rừng rộng lớn đang bị phá hủy, gây ra xói mòn cho đất, và dòng sông ở chảy qua trung tâm thị trấn giờ đã bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt và công nghiệp.

Ngoài những tác động trên, việc phát triển du lịch tại đây cũng đã gây ra xung đột với việc sử dụng đất truyền thống. Với sự xuất hiện của du lịch cùng với dân số ngày càng tăng lên, hệ thống sử dụng đất bị thay đổi để đáp ứng việc xây dựng những công trình có định hướng cho ngành du lịch và làm nhà ở. Một số khu vực thuộc địa phận đường dẫn nước và một số diện tích ruộng bậc thang đã bị giải phóng để trở thành các khu vực dân cư và các khu vực thương mại liên quan đến du lịch. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa mà du lịch lại đem lại nhiều lợi ích kinh tế hơn so với việc sử dụng đất cho phương thức canh tác

truyền thống, các thành viên trong cộng đồng địa phương đang bị lôi cuốn trong việc chuyển những thửa ruộng của mình cho các mục đích thương mại.

1.3.2. Tại Nguyên Dƣơng, Hồng Hà, Trung Quốc

* Vài nét về ruộng bậc thang người Hà Nhì – Nguyên Dương – Trung Quốc

Ruộng bậc thang của người Hà Nhì thuộc Châu tự trị Hồng Hà, phía Đông Nam tỉnh Vân Nam là một trong những cảnh quan nông nghiệp tuyệt đẹp trên thế giới. Đó là một kiệt tác của các cộng đồng dân tộc thiểu số Hà Nhì, những người đã sinh sống trên mảnh đất này hơn 1300 năm. Kể từ triều đại nhà Đường, người Hà Nhì đã được ghi nhận vì những kỹ năng điêu luyện trong việc phát triển ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang nơi đây đã được Xu Guangqi coi là một trong Bảy Hệ thống Nông nghiệp trong cuốn sách của ông mang tên “Nongzheng Quanshu” (Complete Treatise on Agriculture: tạm dịch là “Luận thuyết toàn diện về Nông nghiệp”) trong triều đại Nhà Minh. Các ruộng bậc thang ở đây chủ yếu được phân bố dọc theo phía nam của Núi Ailao, Hồng Hà và trải dài trong bốn hạt: Hồng Hà, Nguyên Dương, và Jinping với tổng diện tích khoảng 70.000 ha.

Rừng, bản làng, ruộng bậc thang và các dòng suối tạo thành thắng cảnh sinh thái điển hình cho hệ thống ruộng bậc thang của người Hà Nhì. Người Hà Nhì, các công nghệ nông nghiệp truyền thống, việc lựa chọn nơi cư trú và các phong tục tập quán về bảo vệ và bảo tồn môi trường tất cả đã cho thấy mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên cũng như mối quan hệ của họ trong xã hội [38].

* Hoạt động du lịch tại bản Thanh Khẩu, Nguyên Dương, Trung Quốc

Bản Thanh Khẩu thuộc hạt Nguyên Dương, Châu tự trị Hồng Hà của người Hà Nhì và người Yi. Nguyên Dương nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang trên núi Ailao.

Lượng khách du lịch tới Nguyên Dương tăng lên nhanh chóng kể từ những năm 1990. Năm 1999, có 3000 khách du lịch đăng ký lưu trú

tại 5 khách sạn ở Nguyên Dương và trong giai đoạn từ 2000 đến 2006 lượng khách hàng năm tăng 25%.

Năm 2006, riêng tại bản Thanh Khẩu có 2000 du khách đến thăm [42].

Đại đa số người dân ở Thanh Khẩu là nông dân tham gia vào hoạt động canh tác ruộng bậc thang. Ngoài hoạt động canh tác nông nghiệp, nhiều gia đình còn nuôi cá trong ao, nuôi lợn và trâu bò.

So với các làng lân cận, Thanh Khẩu vẫn bảo lưu được những lối sống truyền thống của người Hà Nhì, phương thức định cư và các phong cách kiến trúc truyền thống. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng ở đây còn thiếu. Những nhân tố này kết hợp lại tạo thành ý tưởng quy hoạch nhằm biến nơi đây thành điểm du lịch hấp dẫn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng và bảo lưu được nền văn hóa của người Hà Nhì.

Quy hoạch phát triển du lịch ở Thanh Khẩu đã được lập trên cơ sở tham gia rộng rãi của các bên liên quan trong đó có các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch, chính quyền và cộng đồng địa phương, tuân thủ chặt chẽ các quy trình về quy hoạch của chính quyền địa phương.

Quy hoạch này chia Thanh Khẩu thành năm khu chức năng như sau:

1. Cổng làng

Tại khu vực cổng làng có quy hoạch một khu đỗ xe và chỗ cho xe quay đầu, một khu vệ sinh công cộng và một điểm đón tiếp. Ngoài ra, còn có một điểm dừng xe buýt.

2. Quảng trường trung tâm

Quảng trường trung tâm được quy hoạch với diện tích khoảng 1000m2, và được chia thành phần trước và phần sau. Phần trước là không gian cho phép xe cứu thương, thiết bị chữa cháy và các phương tiện duy tu bảo trì khác vào và đi lại. Phần sau gồm ba tòa nhà công cộng, nơi bố trí các gian trưng bày các giá trị văn hóa – lịch sử của người Hà Nhì, phòng đọc sách báo và phòng vui chơi cho trẻ em.

3. Khu tổ chức các hoạt động lễ hội

Khu tổ chức các hoạt động văn hóa lễ hội Hà Nhì là nơi có đền thờ của người Hà Nhì, các trò chơi đánh đu và bấp bênh.

4. Hệ thống đường xá

Hệ thống đường xá được chia thành 3 cấp:

Các đường cơ sở là những tuyến tham quan chính của khách du lịch, gồm các làn đường cho người đi bộ và các làn đường cho phương tiện giao thông, có các biển chỉ dẫn giao thông và biển chỉ dẫn cho khách tham quan.

Các đường thứ cấp là các đường đi dạo giúp du khách tiếp cận với các cảnh quan du lịch chính trong bản và các khu cảnh quan ruộng bậc thang xung quanh bản làng. Các đường đi dạo làm theo các đường mòn ban đầu trong bản. Tất cả các mặt đường bị hư hỏng đều được sửa lại và có thiết kế các bậc lên xuống trên những đoạn đường dốc.

Cấp thứ ba của hệ thống đường được thiết kế riêng cho trâu bò đi lại. Các làn đường dành cho trâu bò dẫn tới tất cả các hộ gia đình và cho phép vật nuôi ngang qua các con đường cơ sở và thứ cấp nhưng tránh việc đi lại trên những đường này.

5. Trung tâm lưu trú cho khách du lịch

Trung tâm lưu trú cho khách du lịch là một khách sạn mới trong bản có thể cung cấp chỗ ở tối đa cho 53 du khách, được bố trí cách cổng làng 150m để giữ khoảng cách với môi trường bản làng truyền thống.

Ngoài ra, các nhà quy hoạch còn thiết kế hàng loạt những hạng mục cần thiết khác cho phát triển du lịch tại đây như các điểm ngắm cảnh trong bản, các phòng trưng bày văn hóa tộc người, các cơ sở lưu trú tại các gia đình (homestay), hệ thống xử lý chất thải và hệ thống vệ sinh công cộng , hệ thống cung cấp điện nước….

Có thể nói bản Thanh Khẩu trở nên thay đổi lớn lao kể từ khi thực hiện quy hoạch phát triển.

Thứ nhất, việc phát triển du lịch tại Thanh Khẩu đã củng cố được những giá trị văn hóa tộc người của người Hà Nhì. Tôn giáo, các bài hát và các điệu nhảy dân gian, các đồ thủ công truyền thống và kiến trúc địa phương của người Hà Nhì đã được khuyến khích. Việc du khách bị thu hút và quan tâm tới bản cũng như vẻ đẹp từ những thửa ruộng bậc thang đã làm cho người dân bản thấy đặc biệt tự hào về bản sắc của mình. Dân bản còn tổ chức ra các đội múa hát để biểu diễn khi du khách tới thăm.

Để đảm bảo kiến trúc truyền thống và duy trì kiểu dáng các ngôi nhà của người Hà Nhì, chính quyền địa phương đã thiết lập một số quy tắc trong đó quy định bất kỳ ngôi nhà mới nào được xây sẽ phải có sự phê duyệt của Ban quản lý, và khi xây dựng phải áp dụng phong cách kiến trúc nhà truyền thống của người Hà Nhì.

Những biện pháp này đã khiến cho Thanh Khẩu trở thành một trong những nơi được yêu thích nhất đối với các nhà nhiếp ảnh và các chương trình truyền hình ở Trung Quốc. Trong khi ở các bản làng xung quanh, các ngôi nhà truyền thống đã bị thay thế bằng các ngôi nhà làm bằng tường gạch và bê tông hiện đại, thì duy chỉ có Thanh Khẩu vẫn giữ được kiểu kiến trúc truyền thống và thường xuyên được giới thiệu trên Tivi và các bộ phim phóng sự như một Bản điển hình của người Hà Nhì.

Thứ hai, bảo tồn môi trường tự nhiên địa phương bằng cách giảm mức độ sử dụng cây làm củi và vật liệu xây dựng. Việc tiêu thụ năng lượng theo kiểu truyền thống trong các hộ gia đình nông thôn ở Nguyên Dương phụ thuộc chủ yếu vào rơm rạ và gỗ. Quy hoạch phát triển thúc đẩy việc sử dụng tích hợp biogas, chẳng hạn như chuỗi sinh thái nuôi lợn, biogas và vườn cây ăn quả kết hợp với các công trình biogas, chuồng trại và nhà vệ sinh tại bản Thanh Khẩu.

Một phần ba các hộ gia đình trong bản hiện đang sử dụng bể tự hoại và đã xây dựng lại nhà bếp cũng như nhà vệ sinh. Những lợi ích từ

du lịch đã đem lại lí do cho họ để bảo vệ môi trường tự nhiên như rừng và không gian ruộng bậc thang.

Thứ ba, việc phát triển đã nâng cao điều kiện sống cho cộng đồng địa phương. Chính quyền địa phương đã cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, viện bảo tàng và trường học cũng như các công trình công cộng khác trong bản. Tiêu chuẩn vệ sinh trong bản cũng được nâng cao do đã xây dựng được ba hệ thống đường mới và hàng tuần đều tiến

Một phần của tài liệu Khai thác ruộng bậc thang khu vực Mù Cang Chải và vùng phục cận cho phát triển du lịch (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)