Phương pháp lấy mẫu thực vật và chuẩn bị mẫu để phân tích 1 Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH ĐẤT VÀ CÂY TRỒNG (Trang 81)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÂY TRỒNG

2.1Phương pháp lấy mẫu thực vật và chuẩn bị mẫu để phân tích 1 Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

2.1.1 Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

Để kết quả phân tích tin cậy thì trước hết cần phải lấy mẫu cẩn thận, chính xác, điển hình. Đầu tiên phải chọn mẫu trung bình để phân tích. Có một số phương pháp chọn mẫu trung bình phụ thuộc vào thí nghiệm. Cần phải lấy mẫu cây đúng, phản ánh đặc điểm thực tế của cây trồng.

Trong thí nghiệm sinh dưỡng, mẫu trung bình được lấy theo vài cây từ mỗi chậu của một công thức, hay lấy tất cả cây của một trong số các lần lặp lại của một công thức. Tính không đồng nhất về trạng thái cây trồng trong mảnh hay trong chậu thí nghiệm càng lớn thì số mẫu trung bình cần lấy càng lớn. Mẫu trung bình lấy vào một thời điểm và lấy vào buổi sáng. Mẫu trung bình lấy với một lượng đủ lớn có thể từng bó vài kg hay vài kg củ, quả.

Rửa sạch mẫu bằng nước, sau đó rửa bằng nước cất, để khô tự nhiên hay thấm khô bằng giấy lọc. Mẫu được lấy bằng cách trải thành lớp trên giấy dạng hình vuông, chia thành 4 phần, lấy 2 phần đối nhau và làm như thế đến khi được một lượng mẫu cân cho phân tích.

Một số cách bảo quản mẫu chờ phân tích:

- Cố định bằng hơi: Xếp nguyên liệu thành lớp trên lưới trong nồi cách thủy, đun cách thủy trong thời gian 15-20 phút. Sau đó sấy khô ở nhiệt độ 600C.

- Cố định bằng nhiệt độ: Nguyên liệu thực vật đựng vào khay men hay khay nhôm cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 90-950C và giữ nhiệt độ trong 10-15 phút để diệt hoạt tính men. Sau đó sấy khô ở 600 đến khô.

- Đông lạnh nguyên liệu. - Xử lý bằng dung môi hữu cơ. - Sự thăng hoa nguyên liệu.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÂN TÍCH ĐẤT VÀ CÂY TRỒNG (Trang 81)