Thuế ( Tax)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 39)

Ảnh hƣởng của thuế đến cấu trúc vốn là chủ đề chính trong tác phẩm nghiên cứu đầu tay của Modigliani và Miller (1958). Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng thuế đĩng một vai trị quan trọng đối với cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp trên cả khía cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Với quan điểm MM nợ sẽ là tấm chắn tiêu biểu cho doanh nghiệp vì lợi tức đƣợc khấu trừ thuế trƣớc khi thu nhập đƣợc đánh thuế. Vì vậy, khi cĩ sự hiện diện của thuế thu nhập doanh nghiệp, MM cho rằng giá trị của doanh nghiệp tăng cùng với mức độ tăng của đ n cân nợ và khuyến khích các doanh nghiệp nên sử dụng nợ để nhận đƣợc tấm chắn từ thuế lãi vay.

C n theo quan điểm của Miller (1977), doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ cho đến điểm biên mà khoản tiết kiệm thuế doanh nghiệp bằng với tổn thất thuế thu nhập cá nhân, ngh a là, cho đến khi nào tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp cân bằng với tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân của nhà đầu tƣ[27].

Các đĩng gĩp sau này cũng tiếp tục nhấn mạnh vai trị của thuế thu nhập doanh nghiệp và các ràng buộc trong việc hỗ trợ một cấu trúc vốn tối ƣu nội bộ, nhƣng việc sử dụng sự phân tích dành riêng cho khả năng xảy ra phá sản. Điều này thì thƣờng đƣợc gọi là mơ hình tấm chắn thuế và chi phí phá sản. Kim (1978) ứng

dụng phân tích phƣơng sai trung bình cho thấy rằng khi doanh nghiệp phụ thuộc vào thuế và vấn đề phá sản, khả năng nợ của doanh nghiệp sẽ ít hơn 100% [21]. Brennan và Schwartz (1978) cũng nghiên cứu ảnh hƣởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và sự phá sản đến mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và sự định giá trị.

Vấn đề nợ cĩ hai ảnh hƣởng đến giá trị của doanh nghiệp: thứ nhất, nĩ làm tăng tiết kiệm thuế cho đến khi nào doanh nghiệp cịn tồn tại, nhƣng thứ hai, nĩ làm giảm khả năng tồn tại. Do vậy, khi sử dụng nợ, giá trị của doanh nghiệp cĩ thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào sự ảnh hƣởng nào mạnh nhất trong hai ảnh hƣởng trên. Giá trị tối ƣu của nợ xảy ra tại thời điểm mà giá trị của thuế biên cĩ liên quan đến một đơn vị nợ tăng thêm cân bằng với chi phí vỡ nợ biên đƣợc mong đợi điều mà sẽ tăng khi mức độ nợ tăng lên. Trong số các dự đốn của mơ hình thì: thứ nhất, giá trị của doanh nghiệp tăng lên tối đa sau một khoản nợ sử dụng cho các doanh nghiệp mà cĩ rủi ro kinh doanh thấp; thứ hai khi kỳ hạn nợ tăng lên, tỷ suất đ n cân nợ tối ƣu giảm; thứ ba, một sự tăng lên trong rủi ro thu nhập cũng làm giảm tỷ suất nợ tối ƣu. Masulis (1988) lƣu ý rằng, giữa các mơ hình này, nợ thƣờng phụ thuộc vào tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân cao hơn là vốn chủ, mặc dù sự chênh lệch này đƣợc giả định là thay đổi giữa các nhà đầu tƣ.

Tuy nhiên, Mackie-Mason (1990) cĩ ý kiến rằng lý do tại sao nhiều nghiên cứu thất bại khi tìm những dấu hiệu đáng kể hay hợp lý của thuế ảnh hƣởng đến hành vi tài chính, cái mà đƣợc xác định bởi lý thuyết MM, là bởi vì tỷ số nợ/ vốn cổ phần là kết quả tích lũy của năm quyết định chia tách và hầu hết tấm chắn thuế cĩ hiệu quả khơng đáng kể trên tỷ lệ thuế biên cho hầu hết doanh nghiệp.

Thuế đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên tổng lợi nhuận trƣớc thuế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)