Tài sản hữu hình( Tangibility)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38)

Mối quan hệ giữa tài sản hữu hình và cấu trúc tài chính, các lý thuyết nĩi chung đều cho rằng tính hữu hình cĩ quan hệ cùng chiều với đ n bẩy nợ.

Lý thuyết đánh đổi cho rằng, bởi vì các tài sản hữu hình rất cĩ ích trong việc thế chấp để vay nợ, vậy nên các doanh nghiệp cĩ lƣợng tài sản hữu hình lớn thƣờng cĩ nhiều cơ hội dùng nợ hơn. Theo Williamson ( 1988), giá trị của tài sản hữu hình cũng đồng ngh a với giá trị thanh khoản của doanh nghiệp càng cao, và do vậy làm an lịng các chủ nợ[19].

Điều này cĩ thể giải thích từ lý thuyết chi phí khánh tận tài chính. Nếu một doanh nghiệp cĩ tỷ trọng tài sản hữu hình lớn, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ nhiều hơn các doanh nghiệp cĩ tỷ trọng tài sản vơ hình cao vì các doanh nghiệp trong trƣờng hợp đầu cĩ chi phí khánh tận tài chính thấp hơn trong trƣờng hợp phá sản. Tài sản vơ hình thực sự mất giá khi việc phá sản xảy ra.

Nhƣ vậy, tính hữu hình hay tài sản thế chấp sẽ làm giảm sự bất cân xứng về thơng tin và vấn đề đại diện vì những tài sản này sẽ đảm bảo lợi ích của ngƣời cho vay trong trƣờng hợp thiếu thơng tin hoặc mâu thuẫn về lợi ích với ngƣời chủ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khơng cĩ tài sản thế chấp sẽ cĩ chi phí cao khi sử dụng nợ để tài trợ và kết quả là họ sẽ sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ. Việc phát hành các chứng khốn nợ cĩ đảm bảo sẽ cĩ thể làm giảm bớt các chi phí liên quan đến bất cân xứng thơng tin phát sinh, Jensen và Meckling(1976), Myers (1984). Do vậy, một tỷ lệ tài sản hữu hình cao sẽ cĩ tỷ số nợ cao[23].

Một thuộc tính của tài sản cũng liên quan đến giải pháp làm giảm vấn đề đại diện khi sử dụng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Theo nguyên tắc phù hợp, các khoản tài sản dài hạn đƣợc sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản nợ dài hạn, cịn các tài sản ngắn hạn đƣợc dùng để thế chấp các tài sản ngắn hạn. Nguyên tắc phù hợp này đặt ra vấn đề dự đốn về cấu trúc nợ theo thời gian.

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối tƣơng quan giữa tài sản cố định hữu hình và tỷ lệ đ n bẩy tài chính đều cho những kết quả thống nhất, ở cả các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển. Nghiên cứu thực nghiệm của Marsh(1982), Long &

Malitz( 1985), Friend và Lang (1988), Rajan và Zingales (1995) cho thấy tài sản cố định hữu hình cĩ mối quan hệ tỷ lệ thuận với đ n bẩy tài chính ở các nƣớc phát triển, và WaLTD (1999), Chen(2004) cũng cho thấy tài sản cố định hữu hình cĩ mối quan hệ tỷ lệ thuận với đ n bẩy tài chính tại Thái Lan và Trung Quốc[40]. Nghiên cứu của Wiwattanakantang (1999) và Um(2001) ở Thái Lan và Hàn Quốc cũng cho kết quả tƣơng tự[15],[31],[33]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bevan và Danbolt năm 2000 và 2002 lại cho thấy mối quan hệ giữa đ n bẩy tài chính và tài sản hữu hình cịn phụ thuộc vào loại nợ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, tỷ lệ nợ dài hạn cĩ tƣơng quan thuận với tỷ trọng tài sản hữu hình, trong khi nợ ngắn hạn lại cĩ xu hƣớng ít hơn nếu nhƣ doanh nghiệp cĩ tài sản hữu hình nhiều hơn.

Trong bài nghiên cứu này, tài sản hữu hình đƣợc đo lƣờng bởi: tài sản hữu hình/ tổng tài sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)