MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30)

HƢỞNG TỚI CẤU TRÚC VỐN.

1.3.1. Tại các nước phát triển.

Nghiên cứu của Murray Z.Fran và Vidhan K. Goyal, phát hành 14/03/2003, với tựa đề “Nhân tố nào cĩ tầm quan trọng đáng tin cậy quyết định nên cấu trúc tài chính”. Nghiên cứu này xem xét tầm quan trọng tƣơng đối của nhiều yếu tố quyết định tỷ lệ đ n bẩy của các doanh nghiệp đại chúng của Mỹ. Dữ liệu đƣợc lấy từ trung tâm nghiên cứu giá cả an ninh của Mỹ(CRSP) từ 1950 đến năm

2000. Nghiên cứu này cũng nhằm làm rõ ứng dụng của 3 lý thuyết trong thực tế các doanh nghiệp Mỹ gồm: lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết điều chỉnh thị trƣờng.

Biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ vay (tổng nợ/ tổng tài sản). Các nhân tố đƣợc đƣa vào xem xét tác động đến đ n bẩy hay khơng bao gồm: lợi nhuận, quy mơ, sự tăng trƣởng, tính chất của tài sản, yếu tố kinh tế v mơ (tỷ lệ lạm phát mong đợi, tốc độ tăng trƣởng GDP), thuế, biến giả chi trả cổ tức.

Phƣơng pháp hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố đến đ n bẩy. Kết quả chỉ ra cĩ 7 nhân tố ảnh hƣởng mạnh mẽ đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp Mỹ và đƣợc mơ tả nhƣ sau:

- Đặc thù của ngành: các doanh nghiệp trong những ngành mà ngành đĩ cĩ nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều đ n bẩy thì sẽ sử dụng nhiều đ n bẩy.

- Giá trị thị trƣờng tổng tài sản chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản: tƣơng quan nghịch với đ n bẩy. Điều này cĩ ngh a là các doanh nghiệp cĩ giá trị thị trƣờng cao hơn giá trị sổ sách thì cĩ mức độ sử dụng đ n bẩy thấp hơn.

- Tài sản thế chấp tƣơng quan thuận với đ n bẩy. Nĩi cách khác, các doanh nghiệp cĩ nhiều tài sản thế chấp cĩ xu hƣớng sử dụng đ n bẩy nhiều hơn.

- ROA tƣơng quan nghịch với đ n bẩy. Nĩi cách khác, các doanh nghiệp cĩ chi trả cổ tức cĩ xu hƣớng cĩ ít địn bẩy hơn các doanh nghiệp khơng chi trả.

- Quy mơ doanh nghiệp đo lƣờng bằng Log(Tài sản): tƣơng quan thuận với đ n bẩy. Các doanh nghiệp cĩ quy mơ lớn cĩ đ n bẩy cao hơn.

- Lạm phát kỳ vọng: tƣơng quan thuận với đ n bẩy. Khi lạm phát kỳ vọng cao, các doanh nghiệp cĩ xu hƣớng sử dụng đ n bẩy cao.

Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lý thuyết cân bằng (lý thuyết đánh đổi) gần nhƣ giải thích đƣợc 6 nhân tố trong 7 nhân tố cĩ tác động đến đ n bẩy của các doanh nghiệp Mỹ. Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích tốt cho biến lợi nhuận(ROA). Lý thuyết điều chỉnh thị trƣờng đã giải thích tốt cho biến: tỷ lệ giá trị thị trƣờng tổng tài sản chia cho giá trị sổ sách tổng tài sản và biến lạm phát kỳ vọng.

Rõ ràng rằng khi giá trị cổ phiếu đƣợc thị trƣờng đánh giá cao, các doanh nghiệp sẽ ƣu tiên phát hành vốn cổ phần hơn vay nợ.

1.3.2. Tại các nước đang phát triển.

1.3.2.1. Nghiên cứu của Samuel G.H. Huang và Frank M.Song ( 2002).

Nghiên cứu của Samuel G.H. Huang và Frank M.Song (2002), với tựa đề:

xác định cấu trúc vốn, bằng chứng từ Trung Quốc. Mục đích là xác định các yếu tố quyết định đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc đƣợc liệt kê và điều tra liệu ở các nền kinh tế phát triển lớn nhất và nền kinh tế chuyển đổi cĩ những tính năng độc đáo nào. Bài nghiên cứu sẽ trả lời cho hai câu hỏi: Một là, các quyết định đ n bẩy tài chính đƣợc thực hiện trong những nền kinh tế nơi mà quyền sở hữu tƣ nhân là phổ biến và cơ chế thị trƣờng đã đƣợc thực thi lâu năm. Hai là, các yếu tố ảnh hƣởng đến cấu trúc tài chính ở các nƣớc khác cĩ ảnh hƣởng tƣơng tự trên các doanh nghiệp Trung Quốc hay khơng.

Dữ liệu nghiên cứu đƣợc lấy từ hơn 1000 doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc thời gian từ 1994 đến năm 2000. Tác giả sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất để xem xét các nhân tố tác động đến đ n bẩy. Kết quả nghiên cứu nhƣ sau:

Bảng 1.2: Kết quả nghiên cứu của Samuel G.H. Huang và Frank M. Song.

TD LTD STD

Rủi ro kinh doanh + + +

ROA - - -

Quy mơ doanh nghiệp + + +

Tài sản cố định/ tổng tài sản - +

Thuế suất thuế TNDN

Tấm chắn thuế khơng phải từ nợ - - -

Cơ hội tăng trƣởng trong tƣơng lai - - -

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu + + +

Tỷ lệ cổ phần cổ đơng cấp quản lý

TD tƣơng quan nghịch mạnh mẽ với lợi nhuận, tấm chắn thuế khơng phải từ nợ. TD tƣơng quan thuận với rủi ro kinh doanh, quy mơ doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu của cổ đơng tổ chức. TD khơng cĩ mối tƣơng quan nào với thuế suất thuế TNDN và tỷ lệ cổ phần của cổ đơng cấp quản lý. TD tƣơng quan thuận với tốc độ tăng trƣởng doanh thu nhƣng lại tƣơng quan nghịch với giá trị thị trƣờng tổng tài sản/giá trị sổ sách tổng tài sản. TD tƣơng quan thuận với rủi ro kinh doanh: tức là các doanh nghiệp cĩ mức đ n bẩy cao cĩ xu hƣớng đầu tƣ rủi ro cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng giống nhƣ TD, LTD và STD tƣơng quan thuận với rủi ro kinh doanh, quy mơ doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng doanh thu và tƣơng quan nghịch với lợi nhuận, tấm chắn thuế khơng phải từ nợ (khấu hao/tổng tài sản), cơ hội tăng trƣởng trong tƣơng lai. Tuy nhiên, trong khi LTD là tƣơng quan thuận mạnh mẽ với tài sản thế chấp( tài sản cố định/tổng tài sản) thì TD lại tƣơng quan nghịch. Điều này là do một phần trong tổng nợ phải trả là nợ chiếm dụng và khơng cần tài sản thế chấp.

Các biến đo lƣờng cấu trúc vốn theo giá trị thị trƣờng nhƣ MTD, MLTD, MSTD cũng cĩ mối tƣơng quan với các biến tƣơng tự nhƣ các biến đo lƣờng cấu trúc tài chính theo giá trị sổ sách.

Đặc điểm cấu trúc vốn các doanh nghiệp Trung Quốc theo kết quả nghiên cứu:

 Các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng ít nợ dài hạn, ít nợ phải trả và nhiều vốn cổ phần hơn so với các doanh nghiệp ở các nƣớc đã phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Canada và một số nƣớc đang phát triển nhƣ Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nh Kỳ.

 Các doanh nghiệp Trung Quốc dựa vào tài trợ bên ngồi cao hơn đặc biệt là vốn cổ phần khi so sánh với các quốc gia phát triển.

 Sự khác biệt giữa giá trị thị trƣờng và giá trị sổ sách của đ n bẩy ở các doanh nghiệp Trung Quốc lớn hơn nhiều so với các nƣớc. Tại các doanh nghiệp Trung Quốc, giá trị thị trƣờng của đ n bẩy thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách.

 Các doanh nghiệp Trung Quốc cĩ tỷ lệ nợ dài hạn thấp hơn so với vốn cổ phần. Nguyên nhân là do giá trị thị trƣờng của vốn cổ phần cao hơn so với giá trị sổ

sách nên các doanh nghiệp thích phát hành vốn cổ phần hơn là tài trợ từ nợ. Thứ hai là các nhà quản lý thích phát hành vốn cổ phần hơn vì trƣớc đây khơng bị ràng buộc. Cuối cùng là vì thị trƣờng trái phiếu Trung Quốc chƣa phát triển, các ngân hàng dƣờng nhƣ là nguồn tài trợ chính, thậm chí là duy nhất. Do đĩ, các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đa dạng hĩa thêm các kênh huy động vốn. Đĩ là từ phát hành vốn cổ phần và vốn chiếm dụng thƣơng mại của các doanh nghiệp.

1.3.2.2. Nghiên cứu của Jean J.Chen(2003).

Jean J. Chen (2003) với đề tài nghiên cứu : “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc”. Bài viết này phát triển một nghiên cứu sơ bộ để khám phá những yếu tố quyết định cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc. Nhiều ngƣời cho rằng một số lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại ở các nƣớc phát triển đã di động đến Trung Quốc và một số yếu tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp phƣơng tây cũng cĩ liên quan đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp Trung Quốc.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Jean J. Chen đã chỉ ra rằng : khơng phải lý thuyết đánh đổi và cũng khơng phải lý thuyết trật tự phân hạng cung cấp lời giải thích cho việc lựa chọn cơ cấu vốn các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Các quyết định lựa chọn cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp Trung Quốc dƣờng nhƣ tuân theo một trật tự mới : lợi nhuận giữ lại, vốn cổ phần, cuối cùng là nợ dài hạn. Nguyên nhân là do các giả định thể chế cơ bản làm cơ sở cho các mơ hình phƣơng tây khơng hợp lệ ở Trung Quốc. Các khác biệt về thể chế quan trọng nhƣ hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp, các ngân hàng, thị trƣờng chứng khốn, các hạn chế tài chính trong l nh vực ngân hàng là yếu tố ảnh hƣởng quyết định đến việc lựa chọn sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc. Trung Quốc vẫn cịn giữ một số tính năng của nền kinh tế kế hoạch tập trung. Nhà nƣớc vẫn là các bên liên quan chủ yếu của doanh nghiệp và nắm giữ phần lớn các ngân hàng.

Một số các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn cấu trúc tài chính của các nƣớc phƣơng tây cũng xảy ra tƣơng tự ở Trung Quốc nhƣ lợi nhuận, quy mơ doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng, tài sản thế chấp, tấm chắn thuế khơng phải từ nợ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30)