2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI
3.1.2. Về nguồn cung lao động của thị trường lao động Việt Nam cho xuất
3.1.2.1. Về độ tuổi lao động và lực lượng lao động
Việt Nam là một nước có diện tích nhỏ hẹp nhưng lại là một trong số những nước có dân số đông và có nguồn nhân lực dồi dào nhất thế giới. Tính đến thời điểm
0 giờ ngày 1/4/2009, cả nước có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số. Trong đó, thành thị có 11,9 triệu người (chiếm 27%),
nông thôn có 31,9 triệu người (73%). Lao động nữ chiếm 46,6% tổng lực lượng lao động. Đây là lợi thế lớn về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước và cũng cho thấy khả năng về cung lao động cho hoạt động XKLĐ của Việt
Nam trong thời gian tới
Theo Báo cáo vềtình hình dân số thế giới năm 2010 của Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam hiện là 89 triệu người; Sẽ đạt 91,64 triệu người vào năm 2015 và đạt
96,12 triệu người vào năm 2020 và sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050.
Việt Nam hiện đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất trên thế giới, trong
đó dân số trong độ tuổi lao động năm 2011 có 57,92 triệu người, năm 2015 có 60,33
triệu người, năm 2020 có 63,20 triệu người, chiếm khoảng 66% dân số. Bình quân
hàng năm có khoảng 0,8 triệu người bước vào độ tuổi lao động, trong khi nhu cầu lao động chỉ có giới hạn nên số lao động được tạo việc làm bao gồm cả lao động xuất khẩu và lao động dôi dư từ nông thôn và từ các doanh nghiệp nhà nước sắp xếp
lại chỉ đạt 1,60 triệu người/năm giai đoạn 2011-2020.
Như vậy hàng năm vẫn còn một lực lượng lớn lao động dôi dư ở thành thị với
tỷ lệ bình quân chogiai đoạn 2011-2020 là 4,10%. (XemBảng 3.1).
Ngoài ra, Báo cáo "Xu hướng Việc làm Toàn cầu cho Thanh niên 2013" mới công
bố của Tổ chức Lao động Quốc tế- ILO cho thấy ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong
thanh niên (15 - 24 tuổi) cao gấp ba lần con số thống kê chungở độ tuổi lao động, chiếm
Bảng 3.1: Dự báo về lực lượng lao động Việt Nam trong thời gian tới
Đơn vị: triệu người
Dân số và lao động Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020
Bình quân 2011-2020
Tổng dân số Việt Nam 87,89 91,64 96,12 +1.00%
Dân số trong độ tuổi LĐ 57,92 60,33 63,20 +1,20%
LĐ làm việc trong nền KT 47,66 51,70 56,80 +2,01%
LĐ được tạo việc làm 1,60 1,60 1,60 1,60
Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 4,50% 4,10% 4,00% 4,10%
Nguồn:Tổng hợp từ tài liệu của Bộ LĐTB và XH và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Năm 2009, (ghi chú: dấu +chỉ sự tăng thêm bình quân/ năm)
Lực lượng dôi dư và lượng thanh niên thất nghiệp này nếu được đào tạo về
ngọai ngữ, về chuyên môn, về tay nghề…thì sẽ là nguồn cung dồi dào cho XKLĐ
của Việt Nam trong giai đoạnsau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008cũng như
cho cả giai đoạn khi nền kinh tế phục hồi sau suy thoái.
3.1.2.2. Vềsố lượng lao động và sự phân bổtheo thị trường XKLĐ
Hiện nayvàtrongkhoảng 10năm tới, thị trường lao độngở nước ta vẫn ở giai đoạn cung lao động lớn hơn cầu lao động. Tuy nhiên, nhờ cơ cấu kinh tế chuyển
dịch mạnh theo hướng CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế nên nền kinh tế thị trường nước ta sẽ phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cho thị trường LĐ phát triển
mạnh mẽ. Thị trường LĐ trong nướcphát triển sẽ có tác động tích cực cho việc lựa
chọn nguồn lực LĐ cho XKLĐ. Bên cạnh đó, thị trường lao động trong nước phát triển không đồng đều với sự phân tầng đa dạng, phức tạp và sự tác động của thị trường thế giới vào thị trường lao động Việt Nam mạnh hơn làm cho cạnh tranhsẽ
ngày càng gay gắt hơncho nguồn cung trong XKLĐ.
Những đặc điểm và xu hướng phát triển của thị trường lao động trong nước và quốc tế trong thời gian tới sẽ có những tác động nhất định đến XKLĐ của nước ta. Căn cứ vào nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam của thị trường nước ngoài, khả năng đáp ứng của nguồn lao động nước ta trong thời gian tới và tốc độ phát triển
XKLĐtrong thời gian qua, đặcbiệt là những biến động của XKLĐ Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tổng hợp các báo cáo của
các Ban Quản lý lao động Việt Nam, số lượng lao động xuất khẩu trong thời gian
tới được dự báosẽ đạt 100.000 vào năm 2015; 120.000 vào năm 2020 và được phân
bổ theo một số thị trường chủ yếu nhưBảng 3.2. dưới đây(Xem Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Dự báo số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam thời gian tới
Đơn vị tính: người TT Thị trường 2015 2020 01 Nhật Bản 11.000 15.000 02 Hàn Quốc 15.000 18.000 03 Đài Loan 32.000 32.000 04 Macao 5.000 5.000 05 Đông Nam Á 6.000 6.000 06 Trung Đông 8.000 8.000 07 Bắc Phi 5.000 5.000 08 Tây, Bắc Âu 3.000 5.000 09 Đông Âu 5.000 8.000 10 Nga và CIS 4.000 6.000 11 Bắc Mỹ 2.000 5.000 12 Châu Úc 4.000 7.000 Tổng cộng 100.000 120.000
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài và tài liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội(2005-2013)
Để đạt được con số này cho XKLĐ trong những năm tới đây cũng như cho giai đoạn sau khủng hoảng, Việt Nam sẽ phải cố gắng tối đa và phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp có tính đột phá để đẩy mạnh XKLĐ trong thời gian tới.
3.2.QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦAVIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.2.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu lao động ViệtNam trong thời gian tới
Hoạt động XKLĐ luôn được Đảng và Nhà nước xác định là một lĩnh vực kinh
tế đối ngoại quan trọng vừa là một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm vừa là môi trường thông qua đó để đào tạo một lực lượng lao động cần thiết cho sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của XKLĐ trong thời kỳ đổi mới và tiến trình phát triển kinh tế đất nước, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã có Chỉ thị số 41/CT-TW ngày 22/09/1998 Xuất khẩu lao động và chuyên gia,
trong đó nêu rõ quan điểm:“Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa…” (Bộ Chính trị, 1998).
Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn
2006-2010 được Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X
thông qua cũng đã xác định XKLĐ là một chủ trương lớn có tầm quan trọng chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta, nhằm giải quyết việc làm, đào tạo nguồn
nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào tăng trưởng và phát triển
kinh tế bền vững của đất nước. Trong văn kiện ghi rõ: “Tiếp tục thực hiện công tác XKLĐ, tăng tỷ lệ lao động xuất khẩu đã quađào tạo, nhưng phải được tổ chức quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động…” (Văn kiện Đại
hội Đảng Toàn quốc lần thứ X, 2006).
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, hội nhập kinh tế
thực sự trở thành trung điểm nền kinh tế nước nhà, những vấn đề nóng bỏng về thu
hút vốn đầu tư trong nước, nhu cầu về nguồn nhân lực XKLĐ có chất lượng cao,
các chính sách việc làm, … đã trở thành yêu cầu cấp bách cho xã hội. Trước tình hìnhấy, Quốc hội đã thông qua Luậtsố 72/2006/QH11 Luậtvề người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Quốc hội nước CHXH Chủ nghĩa
Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 10, khóa XI (Từ ngày 17/10 đến 29/10/2006) và Luật này có hiệu lực thi hành từ 01/2007.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI tiếp tục
khẳng định chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam đến năm 2020 là đẩy
mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Quá trình CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải có sự nỗ lực của mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực hoạt động trong đó có
hoạt động XNK nói chung và XKLĐ nói riêng. Để đạt được mục tiêu này, xuất
khẩu lao động đóng vai trò quan trọng và quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong
việc đẩy mạnh XKLĐ từ nay đến năm 2020 là: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt xuất khẩu lao động đã quađào tạo nghề, lao động nông nghiệp” (Văn kiện Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011)
Như vậy quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là rất rõ ràng: XKLĐ là một
lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, là chiến lược quan trọng và lâu dài trong sự
nghiệp phát triển kinh tế, CNH và HĐH đất nước. Cùng với thời gian và trước
những đòi hỏi mới của thị trường lao động thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định rõ quan điểm là phải đẩy mạnh XKLĐ đã quađào tạo nghề, lao động nông nghiệp để một mặt, vừa đáp ứng yêu cầu của sự gia tăng cạnh tranh trong XKLĐ, vừa góp
phần giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, lao động nông thôn Việt Nam. Quan điểm này vẫn đúng cho hướng phát triển XKLĐ Việt Nam sau khủng hoảng kinh
tế thế giới năm 2008 và cho cả giai đoạn từ nay cho đến năm 2020.
3.2.2. Định hướng phát triển xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới
3.2.2.1. Phát triển xuất khẩu lao độngcủaViệt Nam trong thời gian tới phải được coi là chiến lược quan trọng, lâu dài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Như đã phân tích ở Chương 1 và Chương 2 của luận án, đặc biệt quán triệt quan điểm của Đảng theo đó, hoạt động XKLĐ không chỉ là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng mà còn là một bộ phậnkhông thể thiếu trong chính sách giải
quyết việc làm cho người lao động và để đáp ứng yêu cầu củacác nước NKLĐ sau
khủng hoảng kinh tế, việc tăng cường đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn, về kỹ năng, về tay nghề, về trình độ ngoại ngữ và về tác phong công nghiệp cho nguồn
nhân lực trong XKLĐ sẽ góp phần đáng kể cho việc chuẩn bị một lực lượng lao động cho XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Vấn để làở chỗ quan điểm của Đảng phải được mọi cấp, mọi ngành…từ trung ương đến địa phương thấm nhuần và thực hiện.XKLĐphảitrở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của Đất nước. Muốn làm được điều này, không chỉ đẩy mạnh XKLĐ mà
Nhà nước phảixây dựng được chiến lược XKLĐ bền vững, phải có tầm nhìn chiến lược trong việc cung cấp nguồn lao động đủ về số lượng và tốt về chất lượng cho XKLĐ, để bảo đảm rằng nguồn lực lao động của XKLĐViệt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là khi suy thoái kinh tế qua đi, có thể cạnh tranh ngang bằng trên thị trường lao động quốc tế với nguồn lực lao độngtrongXKLĐcủa các nước khác.
Muốn như vậy, chính sách sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ phải được đặt
trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước phải có kế hoạch hữu
hiệutạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúngvới chiến lược XKLĐ bền vững hướng về gia tăng chất lượng và giá trị của nguồn nhân lực trong XKLĐ. Các chính sách của Nhà nước phải được hoạch định và thực hiện theo quan điểm nêu trên của Đảng, để mọi ngành, mọi cấp, từ Trung ương đến địa phương, từ các DN XKLĐ đến từng người dân đều nhận thức rõ rằng phát triển XKLĐ của Việt Nam trong
thời gian tới thật sự trở thành chiến lược phát triển đặc biệt quan trọng, lâu dài trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
3.2.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới phải được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với những biến động thực tế của thị trườngxuất khẩu lao động
Mục tiêu mà Bộ lao động Thương binh và Xã hội phấn đấu để đạt được là
trong giai đoạn 2012 đến 2015, mỗi năm phải đưa được 100.000 lao động Việt Nam
ra nước ngoài làm việc, tức là bình quân hàng năm phải đưa được từ 140 ngàn đến 160 ngàn lao động, để đến năm 2015 có 1 triệu lao động thường xuyên làm việc ở nước ngoài (Bộ LĐTB & XH, 2012).
Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2015-2020 là đưa được 550 ngàn người tức bình
quân hàng năm khoảng 110 ngàn người để đến cuối năm 2020 thường xuyên có khoảng 750 ngàn LĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 2008 và nền kinh tế thế giới đang ở
Do vậy, không nên giữ nguyên mục tiêu đặt ra mà nên kịp thời điều chỉnh ngay cho phù hợp với những biến động cũng như những tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới năm 2008. Ví dụ, có thể cắt giảm số lượng LĐXK sang thị trường Hàn Quốc trong 3 năm tới (do vì Hàn Quốc đang ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam)
và gia tăng số lượng LĐXK sang thị trường Nhật Bản trong 5 năm tới (do vì Nhật
Bản thu hẹp việc tiếp nhận lao động Trung Quốc)…
Bên cạnh đó, việc tìm kiếm thị trường XKLĐ mới cũng cần phải được đặc biệt
chú ý nhằm gia tăng số lượng LĐXK mà mục tiêu đãđặt ra.
3.2.2.3. Phát triển xuất khẩu lao độngcủa Việt Nam trong thời gian tới phải bảo đảm giữ vững các thị trường xuất khẩu trọng điểm, truyền thống và mở rộng sang các thị trường xuất khẩu tiềm năng
Để pháttriển hoạt động XKLĐ trong thời gian tới, cần có giải pháp đột phá để
giữ vững các thị trường XKLĐ truyền thống là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan và Malaysia. Đây là những thị trường đã có sự tiếp nhận lao động của Việt
Nam trong nhiều năm trước khủng hoảng. Tuy nhiên, sau khủng hoảng kinh tế thế
giới năm 2008 những thị trường này cũng đang có sự xem xét lại về chính sách tiếp
nhận lao động của nước ngoài theo hướng chọn lọc hơn do có sự cạnh tranh giữa các nước XKLĐ. Vì vậy Việt Nam cần có giải pháp đột phá để giữ vững các thị trường này, trong đó đặc biệt cần phải coi các thị trường này là các thị trường XKLĐ trọng điểm mang tính truyền thống, không thể để mất thị phần mà ngược lại
phải được duy trì và giữ vững trong thời gian tới..
Với các thị trường tiềm năng như thị trường Trung Đông (gồm: Ả rập Xê út, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Cata, Ô man…), thị trường Bắc Phi (gồm:
Libya, Nigeria, Angola, Siera Leone, Môdămbic …) cần có sự nghiên cứu cụ thể để
từng bước thâm nhập và phát triển các thị trường này. Sau khủng hoảng năm 2008,
trong khi các thị trường khác đang gặp nhiều khó khăn thì thị trường Trung Đông đang mở ra cơ hội cho XKLĐ Việt Nam mặc dù rằng những biến động do chiến
tranh khiến số lượng lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn gia tăng. Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường tiềm năng cho XKLĐ Việt Nam trong những năm tới vì khu vực này đang rất cần lao động nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, phục vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ xã hội… Do vậy, Việt Nam cần có chính sách