2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI
2.2.2. Những tác động tích cực
Bêncạnh nhữngtác động tiêu cực nêu trên, cuộckhủnghoảng kinh tếthếgiới
năm2008,xét về góc độ tích cực,cũng khôngphảilàkhôngcónhững tác độngtích cực.Đó là:
2.2.2.1. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 kích thích tính năng động, sự nhạy bén của các doanh nghiệp XKLĐ nhằm tìm ra lối thoát mới
Trong bối cảnh thị trường lao động nước ngoài bị thu hẹp do khủng hoảng,
nhiều DN XKLĐ đã hiểu được rằng đây không phải là trạng thái hoàn toàn “đóng băng”. Có rất nhiều thị trường chịu ảnh hưởng ít của khủng hoảng và nhu cầu đối
với LĐ nước ngoài vẫn cao. Hiểu được điều đó, nhiều doanh nghiệp XKLĐ đã chủ động tìm kiếm, khai thác các thị trường mới ngoài 4 thị trường trọng điểm truyền thống.Điều này được minh chứng bởi số lượng lao động xuất khẩu gia tăng đáng kể ở một số thị trường XKLĐ mới(Xem Bảng 2.16)
Bảng 2.16: XKLĐ gia tăng tạicácthịtrường mới trong giai đoạn 2008-2012
Đơn vị: Người, %
Trung Đông Macao Châu Phi Tây âu Châu Mỹ
Năm Số lượng (người) Tăng trưởng (%) Số lượng (người) Tăng trưởng (%) Số lượng (người) Tăng trưởng (%) Số lượng (người) Tăng trưởng (%) Số lượng (người) Tăng trưởng (%) 2008 8611 3025 2522 138 66 2009 10389 120,7 3275 108,3 5694 226 238 172,5 255 386 2010 11269 108,5 3124 95,4 6199 108,9 426 179 106 41,6 2011 5151 45,7 1982 63,4 1317 21,2 1096 257,2 193 182,1 2012 5133 99,7 2304 116,2 881 66,9 2110 192,5 218 113
Nguồn:Phòng QLLĐ-Cục Quản lý lao động Ngoài nước năm2013
Số liệu ở Bảng 2.16 cho thấy, xét về giá trị tuyệt đối,so với năm 2008 năm
2010 thị trường Châu Phi có số lượng lao động Việt Nam gia tăng mạnh nhất với
3.677 người, tiếp đến là thị trường Trung Đông với 2.658 người. Những thị trường khác như Châu Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao nhưng xét về số tuyệt đối,
lượng lao động đưa sang đây vẫn thấp do đây là thị trường đòi hỏi lao động tay
nghề cao với nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Tuy nhiên, nếu tiếp cận được thì đây là cơ hội tốt cho lao động Việt Nam trong việc nâng cao trìnhđộ nghề nghiệp cũng như nâng cao thu nhập.
Bên cạnh việc tích cực tìm kiếm những thị trường mới, nhiều doanh nghiệp XKLĐ đãứng phó tốt với tình trạng lao động phải về nước trước hạn. Ví dụ như để ứng phó và xử lý tình trạng lao động bị về nước trước hạn tại thị trường Đài Loan, một số doanh nghiệp XKLĐ đã tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ quản lý,
nhờ đó đã giải quyết kịp thời chế độ, quyền lợi cho người lao động. Lao động phải
về nước trước hạn đãđược các doanh nghiệp XKLĐ làm thủ tục thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đã theo sát tình hình từng thị trường để phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người lao động, tránh tình trạng lao động gửi đơn thư khiếu kiện gâyảnh hưởng đến công tác XKLĐ. Với các doanh nghiệp XKLĐ có số lượng lớn lao động đang làm việc ở nước ngoài, khi có tranh chấp phát sinh các doanh nghiệp này đã khẩn trương cử cán bộ phối hợp với đối tác và chủ sử dụng lao động ngoài nước để
phối hợpgiải quyết theo chính sách và quy định của nước Sở tại không để gây ảnh hưởng đến dư luận chung trong xã hội. Có một số thị trường khi khủng hoảng có
dấu hiệu suy giảm, các nước tiếp nhận lao động bắt đầu đưa ra những đơn hàng mới nhưng vẫn không có lao động, một số doanh nghiệp XKLĐ cũng tìm cách đàm phán để giảm thiểu phí môi giới cho người lao động...
2.2.2.2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 là cơ hội để các cơ quan quản lý Nhà nước thể hiện khả năng ứng phó linh hoạt trước những biến động từ nền kinh tế thế giới
Như trên đã nêu, dưới tác động của khủng hoảng, lao động Việt Nam sang
nhiều thị trường bị giảm sút đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có những thị trường đạt được
sự tăng trưởng khá cao và các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam đã mở rộng được
nhiều thị trường mới. Có được điều đó là nhờ sự năng động của các doanh nghiệp XKLĐ nhưng công lao to lớn phải kể đến là sự ứng phó nhanh và linh hoạt, sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan quản lý Nhà nước mà đầu tiên phải kể đến là Bộ LĐTB&XH. Bộ đã chỉ đạo triển khai những giải pháp nhằm ổn định thị trường XKLĐ, tiếp tục đưa lao động mới XK đồng thời chuẩn bị các điều kiện để đẩy
mạnh XKLĐ khi nhu cầu lao động thế giới tăng lên...Thực hiện những chủ trương đó, trong năm 2009 Nhànước ta đãđẩy mạnh đàm phán, ký kết cácthỏa thuận mới
tới. Kết quả là Việt Nam đã ký được thỏa thuận với Các Tiểu vương quốc Ả rập
thống nhất, Cộng hòa Cadaxtan, Hiệp định hợp tác chuyên gia với CHDCND Lào. Ngoài ra Việt Nam cũng đã đàm phán và chuẩn bị ký kếtthỏa thuận về hợp tác lao động với Ba Lan, Belarus, Lybia...
Liêntục trongcác năm từ2009đến 2012, Việt Namcũng thực hiện các giải pháp
nhằm ổn định và thúc đẩy thị trường truyền thống thông qua các hoạt động tuyên truyền,
quảng bá về lao động Việt Nam tại một số thị trường, như tổ chức Hội thảo giới thiệu về
chính sách và nguồn lao động Việt Nam ở Nhật Bản, tổ chức Ngày lao động Việt Nam ở
Hàn Quốc...Nhờ đó,hìnhảnh lao động Việt Nam đãđược quảng bátích cựcvà hìnhảnh LĐXK Việt Nam được đánh giá và ghi nhận tốt đẹp hơn trong con mắt đối tác,trong nhìn nhậncủa người dân nước Sở tại.
Bên cạnh đó, côngtác quản lý và giải quyết các vấnđề phát sinh đối với LĐXK đang làm việc ở ngoàinước cũng được thực thi tốt hơn bằng cách ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn, đặc biệt trong trường hợp lao động phải về nước trước hạn.Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn cũng như áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm do khủng hoảng và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán cho người lao động bị về nước do khủng hoảng. Nhờ đó hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội cũng như đối với hoạt động XKLĐ.
2.2.2.3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 khiến các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam có nhiều sáng tạo trong việc giải quyết những vấnđề phát sinh đối với lao động làm việc ở nước ngoài vềnước trước thời hạn
Dưới tác động của khủng hoảng kinh tếthế giới năm 2008 đã có hàng loạtlao
động Việt Nam phải về nước trước thời hạn. Đồng thời phát sinh tranh chấp giữa lao động với chủ sử dụng và doanh nghiệp XKLĐ. Số lao động về nước được các
doanh nghiệp XKLĐ làm thủ tục thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của pháp
luật. Doanh nghiệp đã theo sát tình hình từng thị trường để phát hiện và giải quyết
các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, tránh tình trạng lao động gửi đơn thư khiếu kiện gây ảnh hưởng đến công tác XKLĐ. Với các
doanh nghiệp có số lượng lớn lao động đang làm việc ở nước ngoài, khi có tranh chấp phát sinh doanh nghiệp đã khẩn trương cử cán bộ phối hợp với đối tác và chủ
sử dụng lao động, Ban Quản lý lao động và Cục Quản lý lao động Ngoài nước để
phối hợp giải quyết theo chính sách và quy định của nước Sở tại không để gây ảnh hưởng đến dư luận chung trong xã hội.
2.2.2.4. Cuộc khủng hoảng kinh tếthếgiới năm2008cũng là cơ hội để Nhànước và doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhìn nhận lại những điểm còn tồn tại, những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động, từ đó có những giải pháp kịp thời nhằm đẩy mạnh hoạt động này trong giai đoạn sau khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008với những tác động tiêu cực của
nó cũng là dịp để Việt Nam nhìn lại những hạn chế trong hoạt động XKLĐ. Hạn
chế rõ nhất là số lượng LĐXK tuy tăng hàng năm nhưng nhìn chung chưa đáp ứng
được yêu cầu của người lao động. Số lao động đi theo hợp đồng nhận thầu, trúng thầu và lao động có trình độ kỹ thuật cao còn ít. Chưa có nhiều người lao động
nghèoở cácvùng sâu,vùng xa được đi làm việcởnướcngoài. Chất lượng lao động
LĐXK còn thấp.Điều này thể hiện ở tỷ lệ lao động Việt Nam tham gia đăng ký đi làm việc ởnước ngoài rất cao nhưng tỷ lệ đạt yêu cầu vềsức khỏe lại rất thấp. Ví dụ: 60% số lao động Việt Nam đi làm việc ở Malaysia phải về nước sớm vì lý do sức khỏe. So với lao động các nước,lao động của Việt Nam yếu về ngoại ngữ nên gặp nhiềukhó khăn trong giao tiếp tại nơi làm việccũng như trong cuộc sống.Đối với nhiều loại hình lao động có thu nhập cao mà thị trường lao động thế giới đang có nhu cầu như lao động trong các ngành công nghệ cao, lao động trong các lĩnh vựckhách sạn,thương mại,đòihỏi người lao độngphải được đàotạokỹ, phải có kỹ năng vàsử dụng đượcngoại ngữ, nhấtlà tiếng Anhthì lao độngcủa Việt Nam chưa đápứng được.
Ngoài ra,ýthức tuânthủ pháp luật, tuânthủ các cam kết trong hợp đồng của
lao động Việt Nam chưa cao. Ở một số thị trường vẫn còn tình trạng lao động không tuânthủ nội quy lao động,lãn công,đình công, thậm chí cóhiện tượng trộm cắp đã khiến người sử dụng lao động và các cơ quan có thẩm quyền của nước
Một hạn chế nữa là nhiều doanh nghiệp XKLĐ chưa mạnh. Các DN XKLĐ
phần lớn là các doanh nghiệp có quy mônhỏ. Nhiều doanh nghiệp ít đầu tư vốn và cán bộ cho XKLĐ nên chưa có hiệu quả. Một số doanh nghiệp không chú trọng công tác quản lý lao động ởnước ngoài, chậm phát hiện và xử lý các vấn đề phát
sinh đối với người lao độngđể kéo dài, gây hậuquả xấu. Một sốdoanh nghiệp còn viphạm các quy địnhcủa pháp luật dẫnđến thiệtthòi cho người lao động, làm mất uytíncủa doanh nghiệp dẫnđến mất uytín với đốitác nướcngoài thậm chí bịxử lý rút giấyphép xuất khẩu lao động.
Hoạt động của các Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động ở các địa phương chưa
hiệu quả. Côngtácquảnlý cáchoạt động tuyểnchọn LĐXK tại một số địa phương chưa chặt chẽ nên vẫn còn những hiện tượng các tổ chức, cá nhân không có chức
năng XKLĐ lừa đảo, thu tiền một cách bất chính gây tổn thất lớn cho người lao
động.Làmảnh hưởng xấuđến uytíncủaNhànướcvàdoanh nghiệp.
Trên cơ sởphân tích có so sánh thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam trướcvà sau khủng hoảng kinh tếthế giới năm2008 trên các mặtvề số lượng,về cơ
cấu ngành nghề của LĐXK, về thị trường XKLĐ và làm rõ những tác động tiêu cực
và cả những tác động tích cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến XKLĐ của Việt Nam, Chương 3 sẽ đề xuất giải pháp đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam
Chương 3.
QUAN ĐIỂM, ĐỊNHHƯỚNGVÀGIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAMSAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
THẾ GIỚI NĂM 2008
3.1. DỰ BÁO VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU LAOĐỘNGCỦA VIỆT NAMTRONG THỜI GIAN TỚI