Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Namsau khủng hoảng kinh tế

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 88)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

2.1.2.Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Namsau khủng hoảng kinh tế

2.1.2.1. Vsố lượng lao động xuất khẩu

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nên số lượng LĐXK bị giảm sút. Cụ thể, nếu như năm 2006, số lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài là 78.885 lao động, bằng 105% so với chỉ tiêu, vượt 12% so với năm 2005. Đến năm 2007, con số này đạt trên 85.000 lao động và năm 2008 khoảng 87.000 lao động. Tuy nhiên, sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường

bị thu hẹp nên số LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giảm xuống chỉ còn 73.028 LĐ. Năm 2011 số LĐ Việt Nam sang làm việc tại nước ngoài là 88.298 lao

động, có tăng nhưng tăng khôngcao so với giai đoạn trước khủng hoảng.Năm 2012

tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái, lập tức XKLĐ Việt Nam bị ảnh hưởng. LĐXK giảm còn 80.320 laođộng(Xem bảng 2.10).

Sang năm 2013, tình trạng cũng không mấy sáng sủa. Theo Cục Quản lý lao

động Ngoài nước(Bộ LĐTB&XH), trong tháng 3/2013, Việt Nam mới chỉ đưa được 6.943 người LĐ đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, Đài Loan 2.998 người; Hàn Quốc 1.563 người; Nhật Bản 236 người; Malaysia 842 người; UAE 43 người, Ả rập Xê út 92 người... Tính chung, ba tháng đầu năm 2013 mới chỉ đưa được 19.814 người

ra nước ngoài làm việc (vietnamnet.vn, 2013). Dự báo đến cuối năm 2013 Việt Nam

khó có thể hoàn thành được mục tiêu XKLĐ đãđặt ra.

Nguyên nhân là vì XKLĐ gặp nhiều khó khăn do tình hình suy thoái kinh tế

thế giới vẫn tiếp tục kéo dài dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, cầu về XKLĐ giảm dẫn đến nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của

nhiều nước NKLĐ vẫn có chiều hướng suy giảm. Về điều này, Bà Phạm Thị Hải

Chuyền, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH thừa nhận:“Một số thị trường đang khó khăn về kinh tế nên việc tiếp nhận lao động Việt Nam bị hạn chế. Đó là các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia. Điều này chắc chắn tác động đến tổng thể mục tiêu XKLĐ năm 2013”.(Phạm Thị Hải Chuyền, 2013).

Bảng 2.10: Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam giai đoạntừ2008đến 4 tháng đầu năm 2013

Đơn vị: Người

Một số nước và khu vực tiếp nhận lao động Việt Nam

TT Năm Tổng số Đài

Loan

Nhật

Bản

Hàn

Quốc Malaysia Singapore Bruney Macao

Trung

Đông

Châu Phi

Đông

Âu Tây Âu Châu Úc Châu Mỹ Nước khác 01 2008 86990 31631 6142 18141 7810 204 252 3025 8611 2522 3109 138 65 66 5274 02 2009 73028 21677 5456 7578 2792 195 12 3275 10389 5694 2660 238 40 255 12767 03 2010 85546 28499 4913 8628 11741 164 109 3124 11269 6199 973 426 6 106 9389 04 2011 88298 38796 6985 15214 9977 61 82 1982 5151 1317 522 1096 5 193 6917 05 2012 80320 30533 8775 9228 9298 107 74 2304 5133 881 452 2110 15 218 11192 06 4 tháng 2013 25614 11810 3086 949 3329 68 18 499 869 825 186 172 4 88 3711

2.1.2.2. Về cơ cấu lao động xuất khẩu

Nếu xét về cơ cấu cơ cấu lao động xuất khẩu, cơ cấu LĐXK cũng có những

thay đổi nhất định. Cụ thể, nếu lấy năm 2003 để so với năm 2009 thì số lượng LĐ

phổ thông đã giảm từ 77,98% xuống còn 55,39%, trong khi LĐ đã quađào tạo tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từ 22,02% lên 44.61%, trong đó đặc biệt là chuyên gia kỹ thuật và LĐ lành nghề tăngtừ 2,44% lên 12,49% (Xem Biểu đồ 2.4).

Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Biểu đồ 2.3: So sánh cơ cấu LĐXK trước và sau khủng hoảng

Đây là tín hiệu tích cực cho thấy Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc điều chỉnh cơ cấu LĐXK nhằm tăng sức cạnh tranh về chất lượng lao động cho

XKLĐ sau khủng hoảng.

Như vậy, nếu như trước khủng hoảng, cơ cấu LĐXK của Việt Nam từ chỗ chủ

yếu là XKLĐ phổ thông, lao động chưa qua đào tạo thì sang giai đoạn sau khủng

hoảng Việt Nam đã tăng dần số lượng lao động kỹ thuật có tay nghề cao cũng như gia tăng tỷ lệ chuyên gia và lao động đã quađào tạo.

Sự thay đổi này góp phần dịch chuyển cơ cấu và chất lượng LĐXK theo hướng tăng khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động

quốc tế. Ở một số thị trường như Trung Đông, Libya, Hàn Quốc tỷ lệ lao động đã có tay nghề đạt rất cao có khi gần 100%.

Tuy nhiên, phần lớn lao động có tay nghề của Việt Nam khi ra nước ngoài làm việc lại chưa thích nghi được ngay với công nghệ của nướcSở tại mà phải mất thêm thời gian để đào tạo, đào tạo lại mới có thể làm việc hiệu quả.

Ngoài ra, cơ cấu LĐXK theo ngành nghề cũng có nhiều thay đổi. Các ngành nghề trong XKLĐ được mở rộng từ xây dựng, công nghiệp, y tế…sang lâm nghiệp, vận tải, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, sân gôn, bán hàng, quản lý chung cư,bảo vệ

tại các siêu thị, cửa hàng, khu thương mại….

LĐ tại nhà máy đã tăng cả về giá trị tuyệt đối và tương đối, từ hơn 137 ngàn người chiếm 53,58% giai đoạn 2000-2004 đã tăng lên 223,36 ngàn người chiếm 56,62% giai đoạn 2005-2009. LĐ ngành xây dựng đã tăng từ 46,94 ngàn chiếm18,32% lên 90,42 ngàn chiếm 22,92%, trong khi LĐ nông, lâm nghiệp giảm

từ 2,93% xuống 1,78%, thuyền viên giảm từ 8,52% xuống còn 5,92% và nhất là LĐ

giúp việc gia đình, khán hộ công đã giảm mạnh từ 14,26% giai đoạn 2000- 2004 xuống còn 8,83% giaiđoạn 2005-2009.

Cơ cấu lao động xuất khẩu theo vùng, miền, địa phươngkhông có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Hiện nay tất cả 64 tỉnh, thành phố đều có lao động đi

làm việc ở nước ngoài. Có những tỉnh phong trào xuất khẩu lao động được duy trì

thường xuyên và đạt hiệu quả cao như Thanh Hóa có số lao động đi xuất khẩu lao động hàng năm khoảng 10 ngàn người, Nghệ An với hơn 9 ngàn lao động/năm. Nếu

tính theo vùng, miền, năm 2008-2009 đứng đầu là Đồng bằng sông Hồng chiếm

khoảng 38,6% số LĐ xuất khẩu cả nước, tiếp theo là Bắc Trung Bộ 32,5%, Đông

Bắc Bộ 15,1%, Đồng bằng sông Cửu Long 6,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 4,2%, Tây Nguyên 3,4% (Bộ LĐTB&XH 2009, tr.17).

2.1.2.3. Vthị trườngxuất khẩu lao động

Tại thị trường Malaysia: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, từ năm 2009 đến nay, ở thị trường này LĐ Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với LĐ đến từIndonesia, Bangladesh,ẤnĐộ, Philippin,Nepal… Đây là thị trường phát triển nhanh và biến động mạnh nhất trong thời gian qua với số

lượng đưa đi đạt kỷ lục vào năm 2006 gần 38 ngàn LĐ (trong đó lao động nữ là

17.468 người). Tuy vậy, những năm gần đây do suy giảm kinh tếnên sốlượnggiảm

đáng kể,năm 2009chỉ đạt 2.792 người. Năm 2012 số lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia là 9.298 người, 4 tháng đầu năm 2013 là 3.329 lao động.

Do luật pháp của Malaysia rất khắt khe và không có sự chênh lệch giữa thu nhập theo hợp đồng và bên ngoài nên số lao động phá vỡhợp đồng và bỏ trốn ra

ngoài làm việc tại Malaysia không đáng kể,chỉ chiếm dưới 1% trên tổng số lao

động đưa đi. Tuy vậy, tỷ lệ này tăng đột biến trong năm 2009, chiếm gần 6% với 459 lao động và tình trạng này vẫntiếp diễn cho đến nay,làm cho tình hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở thị trường này trở nên lộn xộn và phức tạp. Một số lao động sau khi bỏ trốn

đã kết hợp với nhau lập thành các băng đảng trộm cướp, trấn lột, bảo kê mà

nguy hiểm hơn đối tượng nhằm vào lại chính là các đồng hương của mình, gây mất trật tự, an ninh xãhội của nước Sở tại.

Ngoài ra,khó khăn trong khâu quản lý LĐ, công tác tuyên truyền yếu kém, thông tin khôngđến được người LĐ, sự cạnh tranh khốc liệt trong việctạo đơn hàng

ở nước ngoài và tạo nguồn LĐ trong nước cộng với chính sách thắt chặt LĐ nước

ngoàicủaChínhphủ Malaysia trong thời gian gần đây đang là bàitoánkhó cho các

DN XKLĐ trong việc duytrìthịtrườngnày.

Tại thị trường Đài Loan:Đến cuối năm 2010số lượng LĐ Việt Nam XK là gần 86 ngàn lao động, trong đó số lao động đang làm việc tại Đài Loan là 225,76

ngàn lao động. Năm 2012, Việt Nam đã đưa được 30,53 ngàn lao động đến Đài Loanlàm việc trong đó,lao động chăm sóc ngườigià,trẻ em và giúp việc gia đình

giảm từ 64 ngàn người chiếm gần 76% năm 2005 xuống còn hơn 29 ngàn người chiếm 35,8%, lao động nhà máy tăng từ18ngàn chiếm gần 22% năm 2005 lên 48,4

ngàn chiếm 59,75%, số cònlại là lao động thuyền viênvà lao động xây dựng (Cục Quảnlý lao độngNgoài nước, 2013).

Về giới tính, trong số gần 86.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài

Loan năm2010có khoảng 52ngàn lao động nữchiếm 60,55%và48ngàn lao động nam chiếm 39,45%. Việt Namlà nước có sốlượng lao động nữnhiều nhất tại Đài Loan trong số các nước đưa lao độngđến Đài Loanlàm việc. Về độtuổi,cógần 19

ngàn LĐ có độ tuổi dưới 25 chiếm gần 23,45%, 42 ngàn LĐ trong độ tuổi 25-34, chiếm 51,85% và20 ngàn LĐ trong độtuổi 35-44, chiếm 24,70%,đây làlượng LĐ trẻ trong số LĐ nước ngoài đang làm việc tại Đài Loan. Lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan với mức thu nhập bình quân từ 700-900 USD/tháng, cá biệt có

Tuy nhiên, do có sự cạnh tranh khốc liệt sau khủng hoảng nên năm 2012 Việt

nam mới chỉ đưa sang Đài Loan là 30.533 người; Trong 4 tháng đầu năm 2013 là 11.810 người.

Hiện nay, Đài Loan đang áp dụng mô hình tuyển dụng trực tiếp mới không thông qua môi giới với 3giai đoạn: Giai đoạn 1 và 2ápdụng đại trà cho phép các

nhà máy, bệnh viện,trại điều dưỡng,gia đình tuyểndụng trực tiếplại sốcông nhân, thuyền viên,khán hộ công đã hoànthành hợp đồngvà vềnước đúng hạn.Giai đoạn 3 sẽ mở rộng đối tượng áp dụng, cho phép tuyển chọn trực tiếp mọi đối tượng LĐ

nước ngoài đến Đài Loan làm việc không qua môi giới làm tăng trách nhiệm của người LĐ, chủ sử dụng lao động và giảm chiphí trước khi đi cho người lao động.

Đây là một trong những thách thức đặt ra đối với XKLĐ của Việt Nam sang thị trường này.

Tại thịtrường Hàn Quốc: Dokhủng hoảng kinh tếthếgiớivàsuy thoái kinh tế toàn cầu nên số lao động Việt Nam đưa sang Hàn Quốclàm việc trong năm2009

giảm đáng kể chỉ còn 7.578 người; Năm 2010 là 8.628 người; Năm 2012 chỉ có

9.228 người. Việc LĐ Việt Nambỏ trốn ra ngoài sống bất hợp pháp dẫn đến Chính phủ nước này đã ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam nên trong 4 tháng đầu năm

2013 số lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việcchỉ là 949 người.

Về cơ cấu, số lượng lao động có trình độ kỹ thuật của Việt Nam đi làm việc

tại Hàn Quốc chưa nhiều. Cho đến nay mới có khoảng 200 kỹ sư, chuyên gia Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc trong khuôn khổ Chương trình hợp tác thẻ vàng và khoảng vài trăm lao động kỹ thuật đi làm việc thông qua chương trình visa E7, chủ

yếu là trong lĩnh vực thợ hàn tay nghề cao, đầu bếp có kinh nghiệm …

Trong các tháng cuối năm 2008, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế, đồng

tiền won của Hàn Quốc mất giá so với đồng USD nên thu nhập của lao động (được

trả bằng tiền Hàn Quốc) quy đổi ra USD cũng bị giảm đáng kể so với trước đây. Đến cuối năm 2009 số TNS còn lại đang làm việc tại Hàn Quốc làgần 4 ngàn người.Năm2009 có hơn10ngàn lao động Việt Nam bất hợppháp, chiếm 6,12% trong tổng số lao động bất hợp pháp nước ngoài tại Hàn Quốc (Trung tâm lao động Ngoài nước, 2008).Trước tình hình này, Bộ Lao động Hàn Quốc đã có văn bản gửi Bộ LĐ- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TB&XH Việt Nam thông báo quyết định tạm thời dừng tiến trình thỏa thuận giữa hai bên về chương trình cấp phép việc làm cho lao động Việt Nam. Thực tế, từ tháng 9/2011,

Hàn Quốc đã tạm ngừng các đợt thi tuyển tiếng Hàn đối với LĐ Việt Nam. Hàn Quốc

cũng gửi kèm danh sách số lượng và tỉ lệ lao động Việt Nam sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Theo đó, tính đến nay tổng số lao động bất hợp pháp của Việt Nam là 22.708

người, trong đó lao động đi theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) là 11.347 người. Việt Nam đang có số LĐ cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc ở mức cao nhất trong 15 quốc gia phái cử lao động (dantri.com.vn, 2012).

Tính đến tháng 1-2013, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Hàn Quốc đã có dấu hiệu giảm tuy không đáng kể.

Tình hình này đang đặt ra cho Chính phủ và các cơ quan chức năng Việt

Nam nhiều thách thức, thử thách lớn để có các giải pháp cụ thể, quyết liệt đối

với thị trường này.

Tạithịtrường NhậtBản: Từ năm2009đến nay, doảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới năm2008,lao động Việt Namở thịtrườngnàyphảicạnh tranh gay gắt với LĐ đến từTrung Quốc (70%), Philippin (6,5%), Indonesia (5%),…

Tuy nhiên, có một thực tế là Nhật Bản hiện nay đang có xu hướng chuyển

sang tuyển dụng lao động Việt Nam thay vì tuyển lao động Trung Quốc như trước đây, do vậy, ngược lại với thị trường Đài Loan và Hàn Quốc, thị trường Nhật Bản

sẽ là thị trường XKLĐ có nhiều tiềm năng của Việt Nam cho dù Nhật Bản chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Theo Cục quản lý lao động Ngoài nước (Bộ LĐTB&XH), trong năm 2012, tổng số lao động được đưa sang NhậtBảnlàm việc là 8.775 người. Trung bình mỗi tháng có 731 lao động được đưa sang Nhật Bản.Tháng 8/2012, Cục QLLĐNN (Bộ LĐTB&XH) đang triển khai tiếp nhận hồ sơ làm điều dưỡng, hộ lý sang làm việc

tại Nhật Bản với mức thu nhập từ 130.000-150.000 yên/tháng (40 triệu đồng/tháng).

Trong tháng 10-2012 có 1.900 lao động được thẩm định hợp đồng sang Nhật Bản; tháng 11-2012 có 1.999 lao động và đến tháng 12-2012 có 1.720 lao động được

thẩm định hợp đồng. Thị trường lao động Nhật Bản khá đặc thù, không tiếp nhận lao động ồ ạt như các thị trường khác. Mặc dù vậy, từ cuối năm 2012 tới nay, đã xuất hiện nhiều đơnhàng yêu cầu cung ứng số lượng lao động từ 50-100 người.

Năm 2013, Nhật Bản sẽ tăng số lượng tiếp nhận lao động Việt Nam từ 7.000 lao động (năm 2012) lên khoảng 8.000-9.000 lao động trong năm 2013. (Phong

Cầm, Tienphongonline ngày 7/2/2013). Đây là cơ hội tốt để đưa nhiều lao động

Việt Nam sang NhậtBảnlàm việc trong năm 2013 và cho cả những năm tiếp theo.

Mặc dù vậy, có một thực tế là tình trạng phá vỡ hợp đồng của lao động Việt

Nam tại Nhật Bản gia tăng. Theo JITCO, tỷlệ phávỡhợp đồng, trốn rangoài sống

và làm việc bất hợp pháp của TNS Việt Nam cao nhất trong các nướccó TNS đến Nhật Bản. Tình hình này cũng đang là vấn đề nan giải đối với việc duy trì và phát triểnthịtrườngnày trong thời gian tới.

2.1.2.4. Về hình thức xuất khẩu lao động

Hình thức XKLĐ cũng có những thay đổi nhất định nếu so sánh giữa giai đoạn trước và sau khủng hoảng. Nếu như trước khủng hoảng, các hình thức XKLĐ

mà Việt Nam ưa chuộng là hình thức XKLĐ được thực hiện bởi doanh nghiệp và tổ

chức sự nghiệp (chiếm tới 82%) thì sau khủng hoảng, hình thức này chỉchiếm 73%.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 88)