Về hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 26)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

2.4. Về hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài

- Như đã phân tíchở trên, những vấn đề về XKLĐ, về khủng hoảng kinh tế thế

giới năm 2008 và về những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới nói chung và

đến nền kinh tế mỗi nước nói riêng đều đã có nhiều tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, với riêng luận án tiến sĩ này, hướng tiếp cận của đề tài luận

án là tập trung nghiên cứunhững ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp), những tác động

(tiêu cực và tích cực) của chính cuộc khủng hoảng kinh tế lần này đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Nói cách khác, hướng tiếp cận của luận án là sẽ phân tích

thực trạng XKLĐ của Việt Nam trước năm 2008 và đặt nó trong mối quan hệ để so

sánh với tình hình XKLĐ của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008

nhằm tìm xem đâu là những tác động thật sự của cuộc khủng hoảng này đến hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh XKLĐ với ý

nghĩa là một hoạt động mang tầm chiến lược quốc gia trong giai đoạn mới, giai đoạn

sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực XKLĐ khi nền kinh tế thế giới nói chung

và nền kinh tế của Việt Nam vượt qua khủng hoảng và phục hồi sau suy thoái.

- Luận án tiến sĩ này là Luận án Tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Quốc

tế. Do đó, những giải pháp mà luận án đề xuất sẽ nhấn mạnh vào những giải pháp

mang tính vĩ mô. Đó là những giải pháp liên quan đến những quy định trong chính

sách quốc gia về phát triển XKLĐ, những quy định trong pháp luật do Nhà nước ban hành có liên quan đến XKLĐ… Tất nhiên, những giải pháp đối với doanh

nghiệp XKLĐ hay đối với phía người lao động Việt Nam cũng sẽ được luận án phân tích, tuy nhiên, phương pháp tiếp cận chủ yếu vẫn là những đề xuất liên quan

đến chính sách vĩ mô của Nhà nước.

- Với phương pháp tiếp cận nêu trên, khi nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về XKLĐ, luận án cũng tập trung phân tích kinh nghiệm của các nước có

nhiều thành công trong lĩnh vực XKLĐ do vì các nước này đã đưa ra được nhiều

giải pháp vĩ mô, tức là giải pháp về phía Chính phủ và các cơ quan quản lý của họ, trong việc đổi mới công tác quản lý nhà nước và trong việc đề ra những chính sách

Kết luận

Qua nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan

đến tên đề tài của luận án tiến sĩ này, có thể thấy: Vấn đề về XKLĐ, vấn đề về khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động XKLĐ

luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu ở Việt

Nam và ở nước ngoài đều hướng đến mục tiêu là phân tích và tìm kiếm biện pháp để đẩy mạnh XKLĐ với ý nghĩa là hoạt động kinh tế đối ngoại mang tầm

chiến lược của quốc gia.

Tuy nhiên, do vì những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế

giới năm 2008 vẫn còn đang tiếp diễn, do đó những công trình nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể về tác độngcủa cuộc khủng hoảng này đến hoạt động XKLĐ của Việt

Nam còn rất khiêm tốn. Đặc biệt, chưa có công trình nào phân tích một cách cụ thể

về thực trạng XKLĐ của Việt Nam trước khủng hoảng và đặt nó trong mối quan hệ

với tình hình XKLĐ của Việt Nam từ năm 2008 đến nay để đưa ra dự báo về triển

vọng XKLĐ của Việt Nam trong thời gian sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm

2008 nhằm tìm ra giải pháp phù hợp để đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam cho những năm tiếp theo, đặc biệt cho giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Điều này thúc đẩy tác giả luận án tập trung nghiên cứu để tìm kiếm giải pháp phù hợp cho XKLĐ của Việt Nam từ nay cho đến năm 2020

Những giải pháp của tác giả sẽ phải bao gồm các giải pháp vĩ mô và vi

mô, trong đó nhấn mạnh vào các giải pháp vĩ mô của Chính phủ, kể cả nhóm

giải pháp hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích cực từ cuộc

khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đối với XKLĐ của Việt Nam lẫn nhóm

giải pháp vận dụng kinh nghiệm XKLĐ các nước để đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương1.

MỘT SỐ VẤNĐỀ LÝLUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU LAOĐỘNGTRƯỚC VÀ SAUKHỦNGHOẢNG KINH TẾ

THẾGIỚI NĂM 2008

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG1.1.1.Khái niệmvà đặc điểmvềxuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)