2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI
3.1.1. Về cầu lao động trong xuất khẩu lao động trong thời gian tới
3.1.1.1. Về độtuổi lao động
Theo sốliệu của ILO, năm 2010 tổng dân số và dân số thế giới trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi ) đãđạt 6,90 tỷ và 3,05 tỷ người, đến năm 2015 sẽ đạt
7,29 tỷ và 3,23 tỷ người và đến năm 2020 sẽ đạt 7,66 tỷ và 3,37 tỷ người với tốc độ tăng bình quân năm là 1,05% và 1,00% (ILO, 2009)
Tại Châu Á dân số trong độ tuổi lao động tăng bình quân 0,87%/ năm từ 1,89
tỷ năm 2010 lên 1,99 tỷ năm 2015 và 2,06 tỷ người năm 2020 và được phân bổ không đều giữa các nước. Trong khi tại Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giảm sút còn tại Trung Đông tăng lên không đáng kể thì ở các nước Đông Nam Á, Trung Á dân số trong độ tuổi lao động sẽ tăng nhanh với tỷ lệ hơn1%/năm, một phần trong số lao động này vì nhiều lý do khác nhau sẽ được xuất khẩu đi làm ở nước ngoài. Trong khi tại Châu Âu dân số sẽ bị già hóa và dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng
giảm mạnh với tỷ lệ 0,46%/năm, từ 340 triệu người năm 2010 xuống 335 triệu người năm 2015 và 325 triệu người năm 2020 còn tại Bắc Mỹ và Châu Úc lực lượng lao động này tuy có tăng nhưng không đáng kể và đạt hơn170 triệu người và 18 triệu người vào năm2020.Đây sẽ là những nơi mà lao động xuất cư trên thế giới
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và sự suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn đang diễn biến vàđang tác động lên hầu hết các nền kinh
tế nên thất nghiệp tăng vọt, thu nhập và đời sống của người lao động giảm sút. Đó là chưa kể thị trường lao động quốc tế còn chịu tác động bởi quá trình phát triển
không bền vững của nền kinh tế thế giới và luôn phải đối mặt với những bất ổn của
tình hình chính trị thế giới, nạn khủng bố, các cuộc xung đột cục bộ, giá dầu mỏ,
vàng, sắt thép, lương thực, thực phẩm, nạn dịch bệnh, thiên tai địch họa…biến động khó lường. Tất cả những điều này có sự ảnh hưởng nhất địnhphần nàođến sự biến động về độ tuổi lao động.
Mặc dầu vậy, nếu xem xét từ góc độ tích cực, chính tình trạng thất nghiệp trên phạm vi toàn cầu sẽ tạo ra sức ép mạnh mẽ về lao động và việc làm, do đó XKLĐ
tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới cũng như đối với cả nước XKLĐ và nước NKLĐ lao động. Điều này cho phép dự báo là cầu về lao động
NK cũng sẽ vẫn gia tăng trong thời gian tới. Một khi cầu về LĐNK gia tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng trong dài hạn về cầu lao động trong XKLĐ. Đây vẫn là tín hiệu đáng mừng cho các nước XKLĐ trong đó có Việt Nam.
3.1.1.2. Về thịtrường xuất khẩu lao động
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tếthế giới năm 2008, thị trường lao động quốc tếtrong thời gian tới sẽcó những biến động mạnh mẽvới 4 đặc điểm theo
các động thái chủyếu sau đây:
Thứ nhất: Thị trường XKLĐ sẽ ở trong độngthái bị canh tranh gay gắt. Đó là sự canh tranh giữa các nước XKLĐ trong việc giành giật thị trường nhờ sức mạnh
canh tranh về chất lượng nguồn lực lao động trong XKLĐ, cạnh tranh về giá nhân
công, cạnh tranh về khả năng thực hiện hợp đồng XKLĐ, về ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp của người lao động của các nước XKLĐ tại chính nước NKLĐ.
Thực tế này được giải thích bởi chiến lược đổi mới công nghệ, tăng cường ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên nhiều quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động NK có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề, kỹ năng và tác phong công nghiệp vàdo đó sẽ giảm nhu cầu sử dụng NKlao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp. Một số nước sẽ áp dụng các chính sách ưu đãi, kể cả cho phép lao động nướcngoài được định cư để thu hút lao động có trình độchuyên môn, kỹ thuật cao,
nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chế tạo vật liệu mới, điện tử….Với Việt
Nam, sự cạnh tranh về thị trường XKLĐ và sự thay đổi về cầu của thị trường NKLĐ cũng đặt ra cho XKLĐ nhiều yêu cầu mới.
Thứ hai: Quan hệ cung – cầu về LĐ trên thị trường thế giới và khu vực.Xuất
phát từ những khó khăn về nhân công và vềthị trường việclàm dotỷlệ thất nghiệp
gia tăng sau khủng hoảng, nhiều quốc gia phát triển đã chuyển đầu tư cơ bản sang các nước kém phát triển hơn để sử dụng nhân công giá rẻ, nhằm phát huy lợi thếso
sánh. Khu vực 3D (dangerous: nguy hiểm, difficult: khó khăn, dirty: độc hại) tại
nhiều quốc gia phát triển và các quốc gia có nền công nghiệp mới luôn có nhu cầu
lớn về NKLĐ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự già hóa dân sốsẽdẫn đến
tình trạng là nhiều nước sẽ có nhu cầu cao đối với LĐNK có khả năng làm việc ở
khu vực dịch vụ, như dịch vụ giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, gia đình v.v…và nhu cầu về LĐNKnữcũng sẽ gia tăngnhằm đáp ứng yêu cầu của các nước
công nghiệp trong lĩnh vực thiếu hụt lao động trong các công việc nội trợ, giúp việc gia đình, chăm sóc người già tại gia đình và tại các trung tâm xã hội…Cùng với sự
khan hiếm nhân lực khu vực 3D (dangerous: nguy hiểm, difficult: khó khăn, dirty:
độc hại) tại các nước phát triển thì nhu cầu về sỹ quan, thuyền viên trên các tàu vận
tải,tàu đánh cá cũng có xu hướng gia tăng và mức tăng lực lượng sỹ quan có tỷ lệ
cao hơn lực lượng thuyền viên.
Thứ ba: Việc tiếp nhận lao động giản đơn đang có xu hướng giảm dần, trong khi đó các nước xuất khẩu lao động có nhiều lao động tay nghề thấp cũng đang
cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm mở rộng thị trường.Do đó sự cạnh tranh về thị
trường nhập khẩu lao động giản đơn sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Thứ tư: Sự tiến bộ của công nghệ thông tin làm cho quốc gia có nhu cầu sử
dụng LĐNK và các quốc gia XKLĐ có sự lựa chọn nhanh chóng đối tác cần tiếp
cận, đồng thời với sự gia tăngnhanh vềsố lượngcủacác quốc gia XKLĐ trong thời
gian tới sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động quốc tế. Điều này có thể dẫn đến thực tế là giá nhân công tại nhiều khu vực, trong đó có cả lao động
giản đơn và lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao sẽ bị giảm. Nên cần chú
Những biến động với 4 đặc điểm nêu trên của thị trường XKLĐ cho phép dự
báo về những thay đổi trong cầu lao động của thị trường quốc tế đối với XKLĐ của
Việt Nam trong thời gian tới.
3.1.2. Vềnguồn cung lao độngcủathị trường lao động Việt Namcho xuất khẩulao động trong thời gian tới