Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam trước khi xẩy ra cuộc

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 74)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

2.1.1. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam trước khi xẩy ra cuộc

khủng hoảng kinh tế năm 2008

2.1.1.1. Vslượng lao động xut khu

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động từ năm 1980. Từ đó đến nay, việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn đãđược 33 năm. XKLĐ của Việt Nam đã có những bước đột phá về số lượng (Xem Đồ thị 2.1).

Nguồn: Sốliệu Phòng QLLĐ-Cục Quản lý lao động Ngoài nước năm 2008

Đồ thị2.1: Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2000-2007

Đặcbiệt, trong giai đoạntừnăm 2000 đếnnăm 2007, thời điểm trước khi xảy

ra khủng hoảng kinh tế năm 2008, sốlượngXKLĐ của ViệtNam tăng cao. Số lao

độngnam ra nước ngoài làm việc năm 2001 và năm 2003 chiếm một tỷ lệ cao với

Nhìn vàoĐồ thị 2.1 ta thấy, có thể chia khoảng thời gian 2000-2007 thành hai

giai đoạn với mốc phân chia là năm 2004, đánh dấu sự sụt giảm đáng kể của số lượng lao động xuất khẩu. Từ 2000-2003, số lao động đi làm việc ở nước ngoài

năm 2003tăng mạnh, đạt 75.000 người (tăng 62,6% so với năm 2002 và 107,03% so với năm 2001). Mặc dù năm 2003, do chiến tranh Iraq và dịch bệnh viêm đường

hô hấp cấp (SARS) nên Malaysia và Hàn Quốc đã tạm ngừng tiếp nhận lao động

Việt Nam từ 1/4/2003, Đài Loan hạn chế và kiểm tra Visa đối với lao động Việt

Nam hết sức chặt chẽ nhưng số lao động đi XKLĐ vẫn tăng nhanh. Điều này có

được một mặt là nhờ vào sự chuyển đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước, mặt khác

là sự hỗ trợ tích cực của các ngành, địa phương cùng nỗ lực của các doanh nghiệp

trong việc mở rộng thị trường XKLĐ.

Năm 2004, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã giảm xuống 7.553 lao động (tương đương với giảm 11,19%) so với năm

2003. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, số lao động bỏ trốn bất hợp pháp ngày

càng gia tăng và tranh chấp xảy ra giữa một số người lao động với DN XKLĐ. Năm 2005, với những cố gắng của Chính phủ Việt Nam trong việc hạn chế số lượng lao động bỏ trốn nên số lượng LĐXK của Việt Nam lại tăng trở lại, đạt 70.594 người (tăng 4,66%). Lượng lao động xuất khẩu tăng đều đặn với con số

trung bình khoảng 7,8 triệu người/năm (Cục Quản lý lao động Ngoài nước, báo cáo về thị trường lao động2008).

2.1.1.2. Về cơ cấu lao động xuất khẩu

Cơ cấu theo giới tính: Trong những năm trước khủng hoảng kinh tếthế giới

năm 2008, Việt Nam chủ yếu XK lao động nam ra nước ngoài. Trung bình trong

giai đoạn 2000-2007, số lao động nam tham gia vào hoạt động XKLĐ chiếm gần

70% tổng số LĐXK của Việt Nam(Xem Bảng 2.1). Số lao động nam ra nướcngoài

làm việc năm 2001và năm 2003 chiếm mộttỷ lệ cao với hơn 78% tổng số LĐXK. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, tỷ lệ này đã giảm dần từ 77,1% năm 2002 xuống còn 65,1% năm 2005. Mức này được duy trì trong những năm tiếp theo.

Trong giai đoạn từ 2000-2007 tỷ lệ LĐXK là nữ đã tăng dần và tương đối ổn định trong cả giai đoạn, song tỷ lệ này chỉ bằng 1/2 so với tỷ lệ LĐXK là

nam (XemBảng 2.1).

Bảng 2.1:Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giớitính giai đoạn 2000-2007

Đơn vị: Người, % Nam Nữ Giới tính Năm Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) 2000 22435 71,2 9065 28,8 2001 28464 78,7 7704 21,3 2002 34.566 77,1 10.556 22,9 2003 56.882 75,8 18.118 24,2 2004 29.706 44,0 37.741 56,0 2005 45.989 65,10 24.605 34,9 2006 51832 65,7 27.023 34,3 2007 56422 66,7 28.278 33,3

Nguồn: Phòng QLLĐ-Cục Quản lý lao động ngoài nước năm 2008

Đây là đặc điểm khác biệt của XKLĐ Việt Nam so với các nước XKLĐ khác

vì phần lớn các nước XKLĐ khác có tỷ lệ lao động nữ nhiều hơn. Trong khi đó,

Việt Nam lại là nước xuất khẩu nhiều lao động nam và hiện đang cố tăng dần tỷ

trọng lao động nữ đi lao động ở nước ngoài.

Lý do là vì lao động nữ ở Việt Nam có thể lực chưa tốt, ngoại ngữ yếu và vì vậy lao động nữ là lực lượng khó tìm việc làm hơn cả.Thu nhập trong nước của họ

thấp hơn nam giới, hơn thế nữa cơ hội tìm kiếm việc làm ở ngoàinước phù hợp với LĐ nữ không nhiều, thu nhập lại bấp bênh. Số lao động nữ này chủ yếu làm một số

công việc như: Công nhânở cácnhà máy dệt, may mặc, giúp việc gia đình, hộ lý…

Cơ cấu lao động theo trình độ tay nghề: Về trình độ tay nghề, lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc phần lớn có trìnhđộ tay nghề thấp, thậm chí không có

tay nghề. Đa số lao độngViệt Nam mới chỉ tốt nghiệp cấp II, rất ít ngườicó trìnhđộ văn hoá cấp III hoặc đãđược đào tạo nghề trước khi ra nước ngoài làm việc.

Đây là một đặc điểm nổi bật của LĐ Việt Nam trong giai đoạn trước khủng

hoảng(XemBảng 2.2).

Bảng 2.2:Cơ cấu lao động theotrình độtay nghề giai đoạn 2003-2005

Đơn vị: Người, % 2003 2004 2005 Năm Trìnhđộ tay nghề Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ (%)

Lao động không có tay nghề 50.576 67,4 44.380 65,8 45.970 65,12

Lao động có tay nghề 24.424 32,6 23.067 34,2 24.624 34,85

Tổng 75.000 100 67.447 100 70.594 100

Nguồn:Phòng QLLĐ-Cục Quản lý lao động Ngoài nước năm 2007

Nhìn từ Bảng 2.2 có thể thấy cơ cấu lao động Việt Nam theo trình độ tay

nghề trong giai đoạn 2003 – 2005: Tỷ lệ LĐ Việt Nam không có tay nghề ra nước ngoài làm việc vẫn rất cao (chiếm hơn 67,4% tổng số LĐ Việt Nam ra nước ngoài năm 2003).

Trong khi đó chỉ có khoảng 32,6% LĐcó tay nghề chuyên môn. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến 2005, tỷ lệ LĐcó nghề của Việt Nam đang tăng dần (từ 32,6% năm 2003 lên 34,85% năm 2005). Trong những năm tiếp theo, tỷ lệ lao động có tay nghề đã ngày càng tăng, mặc dù tăng chưa đáng kể so với yêu cầu. Năm 2006 tỷ lệ lao

động qua đào tạo là 31,9%; năm 2007 là 34,75% (Bộ LĐTB&XH 2008, tr.5).

Cơ cấu lao động theo ngành nghề: Trong những năm đầu của giai đoạn trước

khủng hoảng kinh tế năm 2008, LĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài luôn bị hạn

chế bởi ngành nghề lao động. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo chiều hướng tích

trong khu vực nông lâm ngư nghiệp (Cơ cấu LĐ trong nông nghiệp, công nghiệp,

dịch vụ năm 2006 là 56,7% 18,3% và 27% đến năm 2007 cơ cấu này là 52,2%, 19,2% và 28,6%) (Bộ LĐTB&XH 2008, tr.18).

Trong giai đoạn từ năm 2000-2007, LĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc

trong các ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, công nghệ dân

dụng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, các dịch vụ vận tải biển.

Tại 4 thị trường trọng điểm và cũng là những thị trường XKLĐ truyền thống

của Việt Nam là Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, việc tiếp nhận lao động

của Việt Nam với các cơ cấu ngành nghề rất đa dạng: Công nghiệp, nông nghiệp,

dịch vụ, xây dựng, đánh bắt cá, khai thác tài nguyên, chuyên gia y tế, tin học… trong đó, số lao động trong xây dựng và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất:

khoảng gần 80%, dịch vụ (chủ yếu là khán hộ công và giúp việc gia đình), khoảng

12% còn lại là các ngành nghề khác.

Có một thực tế là ở các lĩnh vực ngành nghề nêu trên, LĐXK của Việt Nam

cũng chỉ đảm nhận những công việc thủ công, không đòi hỏi trình độ hay kỹ năng

về chuyên môn cao như thợ xây dựng, thuyền viên, thợ mỏ, y tá, canh tác nông

nghiệp…Và những vị trí công việc này thường có thu nhập thấp, điều kiện và môi

trường lao động khó khăn,không thuận lơi.

2.1.1.3. Vthị trường xuất khẩu lao động

Trong thời gian trước khủng hoảng, tức là giai đoạn 2000-2007, thị trường XKLĐ của Việt Nam đã mở rộng, lao động Việt Nam có mặt ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, song đông đảo nhất là ở châu Á, trong đó cócác thị trường XKLĐ truyền

thống như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Ngoài ra, lao động của Việt

Nam cũng đã có mặt ở Singapore, tuy nhiên số lượng không nhiều và tăng chậm. Đến năm 2006, Việt Nam bắt đầu đưa 178 lao động sang Bruney. Con số này gia

tăng lên 1.010 người vào năm 2007 (Xem Bảng 2.3). Sau khu vực châu Á là thị trường Trung Đông, Bruney là thị trường tiếp nhận đông đảo LĐ Việt Nam vàlà thị

trường có tiềm năng. Trong khi đó, thị trường Đông Âu – vốn được coi là thị trường XKLĐtruyền thống của Việt Namtrong thời kỳ bao cấp - tronggiai đoạn 2000-2007 lại có sự giảm sút mạnh, thậm chí năm 2001 và 2002 Việt Nam không đưa được LĐ

Như vậy, có thể khẳng định rằng trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng kinh tế

thế giới năm 2008, các thị trường nhập khẩu lao động chủ yếu của Việt Namvẫn là các thị trường XKLĐ truyền thống, gồm Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật

Bản với tỷ trọng lần lượt là 31,4% ; 27,8%; 14,3%; 6,4% vào năm 2007. Để minh

chứng cho nhận định này, phần dưới đây sẽ phân tích một số nét chủ yếu về XKLĐ

Bảng 2.3: Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2000-2007

Đơn vị: Người

Một số nước và khu vực tiếp nhận lao động Việt Nam

TT Năm Tổng số Đài

Loan

Nhật

Bản

Hàn

Quốc Malaysia Singapore Bruney Macao

Trung

Đông

Châu Phi

Đông

Âu Tây Âu Châu Úc Châu Mỹ Nước khác 1 2000 31500 8099 1497 7316 239 84 0 0 11 23 42 1 0 316 13872 2 2001 36168 7782 3249 3910 23 280 0 0 482 612 0 77 0 331 19422 3 2002 46122 13191 2202 1190 19965 0 0 0 24 384 0 93 0 7 9066 4 2003 75000 29069 2256 4336 38227 77 0 0 514 236 30 84 0 109 62 5 2004 67447 37144 2752 4779 14567 101 0 0 575 363 10 431 0 281 6444 6 2005 70594 22784 2955 12102 24605 63 0 0 1229 47 9 235 0 232 6333 7 2006 78855 14127 5360 10577 37941 49 178 1320 5104 142 7 99 7 0 3944 8 2007 85020 23640 5517 12187 26704 129 1010 2132 5448 736 755 20 34 388 6320

Tại thị trường Malaysia: Trước khủng hoảng kinh tế năm 2008, số lượng XKLĐ của Việt Nam sangMalaysia tăng nhanh đáng kể và Malaysia trở thành thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của nước ta(XemBảng 2.4).

Bảng 2.4: Sốlượng lao động Việt Namlàm việctại Malaysia giai đoạn 2002-2007

Đơn vị: Người, %

Năm

Số lượng lao động (Người)

Tỷ lệ thị trường Malaysia so với thị trường xuất khẩu lao động khác của Việt Nam (%)

2002 19.965 43,20 2003 38.227 50,96 2004 14.567 21,60 2005 24.605 34,85 2006 37.941 48,10 2007 26.704 31,40

Nguồn:Phòng thị trường, Phòng QLLĐ-Cục Quản lý lao động Ngoài nước năm 2008

Nhìn từ Bảng 2.4 có thể thấy, năm2002 Việt Nam đãđưa được 19.965 người sang

Malaysia làm việc (chiếm 43,2% tổng LĐXK ra nước ngoài năm 2002). Năm 2003, Việt Nam đạt mức kỷ lục về số lượng LĐXK sang Malaysia với38.227người(chiếm50,96% tổng số LĐVN ra nước ngoài làm việc),tăng gần 2 lần so với năm 2002. Năm 2004,do kinh tế Malaysia gặp khó khăn, gần 1.000 lao động Việt Nam làm việc trong ngành xây dựng đã phải về nước trước thời hạn. Vì vậy, nhu cầu sang Malaysia làm việc giảm hẳn

so với trước đó. Số LĐXKmới trong năm 2004 chỉ đạt21,6% (14.567 người) so với năm2003. Tuy nhiên, khi Malaysia thoát khỏi biến cố suy thoái kinh tế, số lao động Việt Nam đăng ký sang làm việctại Malaysia lại tăng.Năm2005 có 24.605 người,năm2006

có37.941 người Việt Nam làm việc tại Malaysia.

Lao động Việt Nam làm việc tại thị trường Malaysia trong 4 lĩnh vực chính là xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và gần đây là giúp việc gia đình. Số

chiếm 4,91%, các ngành nghề khác chiếm 12,89%, công nhân điện tử chiếm 9,35%.

Số lao động nữ Việt Nam chiếm số lượng nhỏ trong thị trường này vì các công việc đặc trưng đều đòi hỏi sức khỏe và sức chịu đựng cao. Thị trường Malaysia là thị trường có yêu cầu về trình độ tay nghề và trìnhđộ văn hóa thấp. Thị trường này rất

phù hợp với lao động Việt Nam (Bộ LĐTB&XH 2008, tr.43).

Cùng với việc gia tăng về số lượng LĐXK mỗi năm, lượng tiền gửi của lao động từ Malaysia về Việt Nam cũng tăng theo. Trung bình hàng năm, lao động

Việt Nam ở Malaysia gửi về cho gia đình khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên,do lao động đi làm việctại Malaysiacóthời điểm mangtính phong

trào, tuyểnchọnvà đàotạo khôngkỹnên chất lượng lao động không cao. Lao động

Việt Nam tại Malaysia cũng bộc lộ những nhược điểm như: Ngoại ngữ kém, sự

thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, vềpháp luật nước Sở tại đã dẫn đến tình trạng người lao động hay đánh nhau,đình công sai luật, khiếu nại thiếu cơ sở, không hợp

tác với chủ sử dụng nên dễ bị chủ sử dụng lao động đuổi việc, không trả lương…

Những điều này đã vô tình tạo ra ấn tượng không tốt về người lao động Việt Nam

trong suy nghĩ của chủ sử dụng và người dân Malaysia,làm sụtgiảm hình ảnh lao

động Việt Nam so với lao động của một số nước khác đang làm việc tại Malaysia (Trần Đính Chính2008, tr.8-9, 19)

Tại thị trường Đài Loan: Việt Nam bắt đầu XKLĐ sang Đài Loan từ cuối năm 1999. Trong cả giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, lao

động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan chủ yếu trong lĩnh vực giúp việc gia đình, hộ lý, công nghiệp (công nhân tại nhân nhà máy điện tử, dệt may, cơ khí),

thuyền viên tàu cá, và một số làm việc trong ngành xây dựng.(Xem bảng 2.5).

Thu nhập và việc làm của người lao động tại Đài Loan là tương đối ổn định. Với

mức lương cơ bản 15.840 Đài tệ/tháng và 17.280 Đài tệ/tháng (khoảng 450 USD) sau

khi trừ các khoản chi phí mức lương cơ bản bình quân từ 250-300 USD/tháng. Có

không ít lao động Việt Nam có mức thu nhập từ 400-600 USD/tháng. Cá biệt có những lao động có thu nhập khoảng 1.000 USD/tháng. Tính đến năm 2008 số lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc đã chuyển tiền về gần 400 triệu USD.

Do có sự tương đồng về phong tục tập quán giữa Việt Nam và Đài Loan nên người LĐ Việt Nam sang làm việc tại thị trường này rất dễ hòa đồng. Chủ sử dụng

LĐ Đài Loan dễ chấp nhận và đánh giá tốt về LĐ Việt Nam. Người LĐ Việt Nam

được chủ sử dụng đánh giá là chăm chỉ, cần cù, đặc biệt ở lĩnh vực khán hộ công và giúp việc gia đình, may mặc, điện tử, dệt .

Bảng 2.5: Số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan theo cơ cấu ngành nghề giai đoạn 2000- 2007

Đơn vị: Người Ngành nghề Giúp việc, hộ lý Công nghiệp Vận tải biển Thuyền viên tàu cá Xây dựng Ngành nghề khác Tổng cộng Năm 2000 2891 4520 32 253 361 42 8099 Năm 2001 3544 3515 247 180 94 202 7782 Năm 2002 7918 2153 1364 1420 90 246 13191 Năm 2003 20292 5099 1530 1923 149 76 29069 Năm 2004 31943 4281 300 576 22 22 37144 Năm 2005 11841 8791 382 1633 0 137 22784 Năm 2006 1419 10980 252 1376 12 88 14127 Năm 2007 8734 12980 71 1812 15 28 23640

Nguồn:Phòng QLLĐ,Phòng thị trường LĐ-Cục Quản lý lao động Ngoài nước năm 2008

Tuy nhiên, cũng nhưtạicác thị trường LĐ khác, tình trạng LĐVN phải về nước trước hạn do vì khâu đào tạo quá ngắn, LĐ chưa được trang bị đầy đủ về kiến thức

cũng như về ngôn ngữ và văn hóa của Đài Loan. Việc kiểm tra ngoại ngữ, tay nghề để

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)