Kinh nghiệm của Philippine

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 66)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

1.3.1. Kinh nghiệm của Philippine

Philippin là nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) như Việt Nam nhưng là nước trong khu vực có nhiều thành công trong XKLĐ. Hiện

nay, Philippin là một trong những quốc gia có số lượng LĐ đi làm việc ở nước ngoài lớn nhất thế giới.Người Philippin đi lao động ở khắp nơi trên thế giới, số LĐ có mặt ở nước ngoài bình quân khoảng 7,5 triệu người và thu nhập trung bìnhđạt khoảng 6-8 tỷ USD/năm.Mục tiêu tạo việc làmthông qua XKLĐ đượcPhilippin xây dựng trong

chiến lược KT- XH thường niên và chiến lược đào tạo nhân công có trìnhđộ cao. Có được thành công này là do đã từ lâu Chính phủ Philippin coi XKLĐ là một

trong những ngành kinh tế đối ngoại quan trọng của đất nước và có rất nhiều kinh

nghiệm trong XKLĐ mà Việt Nam có thể học tập.

1.3.1.1. Kinh nghiệm về tăng cường vai trò của Chính phủ trong việc quản lý hotđộng xuất khẩu lao động

Việc tăng cường vai trò của Chính phủ trong việc quản lý hoạt động XKLĐ được Chính phủ Philippin quan tâm sát sao cả trong giai đoạn trước khủng hoảng

kinh tế năm 2008 cũng như sau khủng hoảngkinh tế và cho đến hiện nay.

Vai trò của Chính phủ Philippin thể hiện ở chỗ ngay từ năm 1973, Philippin đã ban hành Bộ luật lao động, trong đó đề ra quan điểm quản lý ba bên đối với hoạt động XKLĐ. Theo quan điểm này, Chính phủ Philippin đã thành lập ba cơ quan

riêng biệt, trực thuộc Bộ lao động và Việc làm, đó là: (1). Ban phát triển việc làm

ngoài nước, là cơ quan tuyển dụng của nhà nước, chịu trách nhiệm về tuyển dụng và bố trí lao động trên đất liền; (2). Hội đồng Thủy thủ quốc gia chịu trách nhiệm về

quản lý các hoạt động của các công ty tuyển dụng thủy thủ đi làm việc trên biển; (3). Văn phòng Dịch vụ việc làm chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức

tuyển dụng đã được cấp giấy phép trong việc bố trí việc làm ở nước ngoài cho tới

khi kết thúc hợp đồng XKLĐ. Chính phủ Philippin thực hiện các chức năng tuyển

chức năng trên do một cơ quan chính phủ duy nhất thực hiện, đó là Cục Quản lý

việc làm Ngoài nước (POEA). Nói cách khác, việc tuyển dụng người lao động cho XKLĐ do Chính phủ Philippin chịu trách nhiệm thực hiện. Cơ chế này đã góp phần

quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng của LĐXK của Philippin.

Việc phát triển thị trường và xúc tiến việc làm ngoài nước là một trong những

hoạt động cơ bản của POEA. Công tác tiếp thị được tập trung vào việc xuất bản các văn bản, các ấn phẩm thông tin về thị trường LĐ quốc tế và tổ chức quảng cáo về

thế mạnh của lao động Philippin trong các tạp chí chuyên ngành quốc tế và cả trong

các tạp chí Thương mại quốc tế.

Đặc biệt, từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 cho đến nay, Chính phủ Philippin khuyến khích các công ty XKLĐ tư nhân lập quỹ lao động riêng của

họ để sử dụng trong trường hợp người lao động do công ty đưa ra nước ngoài làm việc bị về nước trước thời hạn. Điều này sẽ giúp người lao động sớm ổn định cuộc

sống và giúp Chính phủ Philippin dễ dàng vượt qua những khó khăn do tác động

tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Ngoài ra, dự báo trước về

những biến động của thị trường lao động thế giới sau khủng hoảng, Chính phủ

Philippin cũng đưa ra yêu cầubắt buộcphải huấn luyện, đào tạovề tay nghề, về tác

phong công nghiệp, về ngoại ngữ cho người LĐ trước khi đưa họ đi lao động ở nước ngoài. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề,từnglĩnh vực lao động

cụ thể mà các chương trình huấn luyện đặc biệt sẽ được áp dụng với sự hỗ trợ của

Chính phủ.

1.3.1.2. Kinh nghiệm về quản lý chặt chẽ đối với các công ty tuyển dụng xuất khẩu lao động

Theo quy định của Philippin, chỉ có các côngty Philippin hoặc các công tyliên doanh có 75% vốn pháp định có quyền biểu quyết do người Philippin nắm giữ mới được quyền tuyểndụng lao động đi làm việc ở nước ngoài. Với một số ngành nghề

lao động đặc biệt, để được tuyển dụng LĐXK các công ty tuyển dụng phải có giấy

phép tuyển dụng.Có 3 loại giấy phép là: (1) Giấy phép cho các công ty tuyểndụnglao

động và bố trí việc làm trên đất liền; (2) Giấy phép cho các công ty tuyểndụngvà bố trí

việc làm trên biển; (3) Giấy phép do các nhà thầu, khoán xây dựngtuyểndụngvà bố trí

Hàng năm POEA tiến hành đánh giá hoạt động của các công ty được cấp giấy

phép tuyển dụngtheo các chỉ tiêu: Số lượng người lao động đượcgửi đi, số ngoại tệ

chuyển về nước, việc chấp hành các quyđịnh, chất lượngcông tác quản lý lao động,

sự lành mạnh về tài chính và các hoạt động phúc lợi dành cho người LĐXK. Việc đánh giá hoạt động của các công ty sẽgiúp cho POEA xem xét quyết định liệu công

tyđócó cònđược tham gia chương trìnhXKLĐhay không. Những công ty được đánh

giá tốt sẽ có sức mạnh cạnh tranh trong XKLĐ. Sau khi được cấp phép, các công ty

tiến hành quảng cáo, thu nhận người xin việc, phỏng vấn, kiểm tra tay nghề, kiểm tra

sức khỏe và ký hợp đồng lao động.Tập huấn trước lúc đi là yêu cầu bắt buộc đối với

tất cả người LĐ đi làm việc ở nước ngoài. Nội dung tập huấn do POEA quy định.Chỉ

cácLĐ nào đã tham giađầy đủkhóa tập huấnmới được cấp chứng chỉ và được đưa ra nước ngoài làm việc.

Hiện nay, sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, ngoài việc vẫn quản lý chặt chẽ đối với các công ty tuyển dụng LĐXK như ở trên, Chính phủ Philippin còn quy

định rằng người LĐPhilippinđi làm việc ở nước ngoài sẽ được cấp loại hộ chiếu có đóng dấu đặc biệt của Trung tâm dịch vụ lao động thuộc POEA. Hộ chiếunày cho phép nhận biết họ với những người khác. Không một hãng hàng không nào nhận

làm thủ tục và không một công an cửa khẩu nào cho phép người lao động ra máy

bay nếu hộ chiếu của người đó chưa đóng dấu kiểm tra của Trung tâm dịch vụ lao động thuộc POEA. Quy định này giúp Chính phủ Philippin quản lý sát sao hơn đối

với số LĐXK khi họ sống và lao động ở nước ngoài.

1.3.1.3. Kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi với người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng con đường hợp pháp

Chính phủ Philippin khuyến khích XKLĐ thông qua con đường hợp pháp.

Nếu di cư hợp pháp, người lao động sẽ hưởng một số quyền lợi như: được tham gia vào các chương trìnhđào tạo về sự khác biệt trong môi trường văn hóa, xã hội, môi trường lao động giữa trong nước và nước ngoài, được bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm

y tế, hưởng những khoản vay ưu đãi trước khi xuất khẩu….Chính phủPhilippin còn

tăng cường liên kết, phối hợp với nhiều nước khác để hạn chế những tình huống xấu

có thểxảy racholao độngPhilippin khi họlàm việc ở nước ngoài.

Ngoài ra, rất nhiều dịch vụ hỗ trợ củaChính phủ cũng được cung cấp tới gia đình và bản thân người lao động xuất khẩu nhằm tăng cường gắn kết mối liên hệ giữa những

người lao động với quê hương như lập trường học và các trung tâm vui chơi giải trí ở

những khu vực tập trung cộng đồng những người lao động đanglàm việc ở nước ngoài. Thông qua mạng lưới văn phòng rộng khắp, Philippincũng đẩy mạnh dịch vụ tư vấn

tâm lý đề cao “giá trị Philippin”. Với người lao động, sau khi người LĐ hồi hương,

Chính phủ Philippin đã có chính sách cụ thể đảm bảocho việc tái hòa nhập, đồng thời

tạo điều kiện cho người LĐdùng vốn của mìnhđểtiến hành các hoạt độngkinh doanh, sản xuất tạo thu nhập cho bản thân và tạo thêm việc làm cho xã hội.

Đặc biệt, để người LĐXKluôn yên tâm rằng Chính phủ luôn ở “bên cạnh họ”

từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay, Chính phủ Philippin đã cấp cho

người LĐXKgiấy chứng nhận “Balik Manggagawa” trong đó đảm bảo rằng sau khi

họ trở vềnước họsẽlại đượctiếp tục được nhận vào nơi làm việc trước khi đi.

Với những chính sách thiết thực như vậy của Chính phủ, người lao động

Philippin làm việc ở nước ngoài rất ít bỏ trốn sau khi hết hợp đồng lao động.

Đây là những kinh nghiệm quý báu mà Việt Nam có thể nghiên cứu và áp dụng từ Philippin trong hoạt động XKLĐ.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)