LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 28)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.1.1.1. Xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện từ

cuối thế kỷ IXX. Cho đến nay, XKLĐ trở nên rất phổ biến và là xu thế chung của

nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, XKLĐ là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm phân tích, trong đó có vấn đề về việc xác định khái niệm về XKLĐ. Mặc dù vậy, thế nào là XKLĐ thì cho đến nay vẫn có quá ít công trình nghiên cứu, mổ xẻ để làm rõ khái niệm này.

Theo tác giả Nguyễn Phúc Khanh: “XKLĐ là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù của một quốc gia nhằm thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở hợp đồng có thời hạn, có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động” (Nguyễn Phúc Khanh 2005, tr.5). Khái niệm

này nhấn mạnh rằng XKLĐ là một lĩnh vực hoạt động của hoạt động kinh tế đối

ngoại, theo đó một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia

khác. Khái niệm này cũng chỉ ra rằng XKLĐ là hoạt động có thời hạn và là hoạt động hợp pháp được quốc gia đưa và nhận lao động thỏa thuận thực hiện. Tuy

nhiên, khái niệm này vẫn chưa lột tả được thế nào là XKLĐ, mà chủ yếu nêu rõ rằng XKLĐ là việc cung ứng lao động từ quốc gia này cho một quốc gia khác trên

cơ sở hợp đồng có thời hạn, hợp pháp được thống nhất giữa các quốc gia đưa và

nhận lao động.

Theo người viết, muốn hiểu rõ XKLĐ là gì thì cần phải làm rõ xuất khẩu là gì

Xuất khẩu là khái niệm được đề cập đến nhiều trong các tài liệu, văn bản, sách báo nhưng lại ít có tài liệu đưa ra khái niệm về xuất khẩu mà chỉ có khái niệm về

xuất khẩu hàng hóa. Theo Điều 28 khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005

(có hiệu lực từ ngày 01/01/2006), xuất khẩu hàng hóa là việc “hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam…theo qui định của pháp luật”. Nếu hiểu xuất khẩu hàng hóa theo quy định nêu trên của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 thì XKLĐ là việc đưa người lao độngViệt Namra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam theo quy định

của pháp luật. Vấn đề đặt ra là XKLĐ, tức là việc đưa người lao độngra khỏi phạm vi

lãnh thổ của một nước có đặc điểm gì? Và người lao động có phải là hàng hóa hay

không? Người viết cho rằng khi đưa người lao động ra nước ngoài, điều mà nước

nhận người lao động và nước đưa người lao động ra khỏi lãnh thổ của mình quan tâm

chính là lao động của người đó.

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo lập, thay đổi những vật thể tự nhiên để đáp ứng hoặc làm cho phù hợp với nhu cầu của

mình. Lao động là hoạt động thuộc về bản chất và là phẩm chất đặc biệt của con người, nó khác với hoạt động theo bản năng của loài vật. Về điều này, C.Mác khẳng định: “Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi” (Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lê Nin 2006, tr.39). Lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất để nuôi sống con người

mà còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người, làm cho con người thay đổi cả về thể lực và trí lực. Như vậy, lao động của con người nói lên kỹ năng, tay

nghề, kinh nghiệm được thể hiện qua công việc mà người đó thực hiện. Cái mà

nước nhận lao động và nước đưa người lao động ra nước ngoài quan tâm chính là công việc mà người lao động đảm nhận. Nếu người lao động thực hiện công việc

này một cách tốt nhất thì cũng có nghĩa là người lao động đã làm hài lòng người sử

dụng lao động của họ. Để thực hiện được công việc một cách tốt nhất thì người lao động phải có sức khỏe, phải có thể lực,phải có năng lực thực hiện công việc đó. Đó

chính là sức lao động của con người. Lao động là sự vận động của sức lao động

động và cho xã hội. Với tinh thần này, C.Mác cho rằng “Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao động” (Giáo trình Kinh tế

chính trị Mác-Lê Nin 2006, tr.7).

Sức lao động là quá trình tổng hợp lao động đồng thời với quá trình sử dụng

sức lao động nhằm tạo ra của cải cho xã hội. Con người sử dụng sức lao động tiềm

tàng của mình để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình, cho gia đình, cho

người thuê lao động và cho cảxã hội. Sức lao động là toàn bộ năng lực về thể chất và về tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của mình trong cuộc sống. Con người cũng có

thể dùng sức lao động của mìnhđể đáp ứng yêu cầu của người khác. Trong trường hợp

này, sức lao động được đem ra cung ứng, trao đổi như hàng hàng hóa và do đó có khái

niệm hàng hóa - sức lao động và thị trường hàng hóa - sức lao động. Cũng như hàng hóa thông thường khác, sức lao động có thể đem ra mua bán trên thị trường trong nước

và cũng có thể đem bán ra thị trường nước ngoài. Khi sức lao động được đem bán ra thị trường nước ngoài như một loại hàng hóa thìđó chính là XKLĐ.

Như vậy có thể hiểu XKLĐ là bán sức lao động ra thị trường nước ngoài. Vì sức lao động gắn liền với người lao động, do đó để XKLĐ thì việc đầu tiên cần làm

là đưa người lao động ra nước ngoài để người này có thể bán sức lao động của mình

cho người sử dụng lao động ở nước ngoài. Với cách tiếp cận này, Việt Nam không

ban hành luật về XKLĐ mà ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2006 Việt Nam ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng

11 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007). Luật này đưa ra khái niệm “Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Điều 1 của Luật này quy định phạm vi điều chỉnh của Luật là“hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các tổ chức, cá nhân có liên quan”. Điều

“Xuất khẩu lao động”. Việc đưa người lao động của một nước sang một nước khác đương nhiên phải được sự đồng ý của Chính phủ cả hai nước. Ngoài ra, như đã

phân tích, XKLĐ thực chất là XK hàng hóa - sức lao động mà hàng hóa – sức lao

động thì tiềm ẩn trong con người - người lao động - cho nên hoạt động XKLĐ cần

phải được thực hiện bởi các doanh nghiệp hoặc tổ chức có thẩm quyền với sự đồng

ý của người lao động và phải dựa trên những quy định của luật pháp và quy luật

cung cầu của thị trường lao động ở nước gửi và nước tiếp nhận.

Từ những điều phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm về XKLĐ như sau:

Xuất khẩu lao động, mà thực chất là xuất khẩu hàng hóa - sức lao động, là hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng hoặc theo thỏa thuận được ký kết giữa các bên có liên quan theo đúng quy định của luật pháp nước gửi và nước nhận lao động nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho cả người lao động lẫn người sử dụng lao động.

Khái niệm về XKLĐ nêu trên sẽ không có gì thayđổi cho dù có khủng hoảng

kinh tế hay suy thoái kinh tế ở phạm vi thế giới hay ở phạm vi từng quốc gia. Nói cách khác, dù trước hay sau khủng hoảng kinh tế, XKLĐ cũng vẫn được hiểu là hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong một thời hạn nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của cả nước XK, nước NK và của các bên có liên quan.

Khái niệm về XKLĐ có thể được làm rõ hơn nếu có sựphân biệt về sự khác

nhau giữa XKHH và XKLĐ. Nói cách khác, để hiểu rõ hơn về XKLĐ, phần dưới đây sẽ phân tích đặc điểm của XKLĐ

1.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động

So vớixuất khẩu hàng hóa, XKLĐ có những đặc điểm nổi bật dưới đây:

Thứ nhất, đặc điểm về hàng hóa sức lao động - đối tượng của xuất khẩu lao động.

Như đã phân tíchở trên,đối tượng của XKLĐ là hàng hóa, một loại hàng hóa

đặc biệt, đó làsức lao động của con người. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì nó không thể tách rời khỏi người lao động. Người lao động không chỉ có khả năng tư

duy, có khả năng tự làm chủ bản thân mà họ còn có thể làm cho lao động, cũng tức

là sức lao động của họ có khả năng đáp ứng cao hoặc thấp trước các yêu cầu và đòi hỏi của thị trường lao động nhờ sức khỏe, trình độ, tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm của chính bản thân họ. Đặc biệt,nếu so vớiXKHH thông thường khi hàng

hóa - sức lao động của con người được đem đi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài,

nó thường cóhaiđặc điểm cơ bản dưới đây:

- Về chất lượng.Chất lượng của hàng hóa - sức lao động được phản ánh ở kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề, khả năng dẻo dai, sự bền bỉ trong lao động của người lao động. Đặc biệt khi được XK, chất lượng của hàng hóa - sức lao động còn phụ

thuộc vào khả năng thành thạo ngoại ngữ, sự tự thích ứng với môi trường lao động nước ngoài, sự sáng tạo trong công việc và khả năng hoàn thành công việc của người LĐtrong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng lao động đãđược ký

kết. Điều này cho thấy ba điểm cần lưu ý khi đánh giá chất lượng của hàng hóa– sức lao động với ý nghĩa là đối tượng của hoạt động XKLĐ. Đó là: i). Chất lượng của

hàng hóa - sức lao động phụ thuộc vào sức khỏe của người LĐ. Sức khỏe của người LĐlại phụ thuộc vào tuổi tác của họ, người trẻ tuổi thường có sức khỏe và độ dẻo dai trong lao động tốt hơn so với người lao động cao tuổi; ii). Chất lượng của hàng hóa - sức lao động phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp và khả năng sáng tạo của người lao động. Trìnhđộ kỹ năng nghề nghiệp thường tỷ lệ thuận

với tuổi đời của người LĐ, tuổi đời càng cao thì kinh nghiệm và trình độ nghề

nghiệp càng cao. Còn khả năng sáng tạo của người LĐ do tố chấtbẩm sinh kết hợp

với điều kiện khách quan và môi trường lao động; iii). Chất lượng của hàng hóa - sức lao động phụ thuộc vào môi trường và điều kiện tại nơi làm việc. Nếu môi trường và điều kiện làm việc ở nước ngoài tốt, có sự tương hỗ, thân thiện và chia xẻ

thì chất lượng của hàng hóa - sức lao động cũng sẽ tốt.

Bađiểm cần lưuý nêu trên về chất lượng của hàng hóa - sức lao động làm nên

đặc điểm thứ nhất củahàng hóa - sức lao động với ý nghĩa là đối tượng của XKLĐso với XKHH bình thường. Nó đòi hỏi nước XKLĐ và doanh nghiệp XKLĐ cũng như nước nhập khẩu lao động (NKLĐ) và doanh nghiệp NKLĐ cần phải nhận thức đầy đủ những điểm nêu trên để một mặt hạn chế bớt những tranh chấp có thể xảy ra trong

quá trình quản lý lao động, mặt khác phải chú trọng đến các điều kiện về sinh hoạt, ăn ở, nghỉ ngơi và các hoạt động văn hóa, thể thao để tái tạo lại và gia tăng sức lao động cho người LĐvà tạo ra được một loại hàng hóa - sức lao động có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường.

hàng hóa - sức lao động mang tính chất vô hình, không thể chia cắt và không thể đo đếm. Nếu nhưquá trình sản xuất hàng hóa bình thườngtạo ra những sản phẩm hữu

hình có tính chất cơ, lý, hóa học nhất định, cótiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể và do đó có

thể sản xuất theo tiêu chuẩn hóa. Điều này khiến cho người xuất khẩu HHvà người

nhập khẩuHH dễ dàng sử dụng các tiêu chí mang tính định lượng như mầu sắc, mùi vị, trọng lượng, kích cỡ…để xác định về chất lượng của các loại hàng hóa thông

thường này. Trong khi đó, XKLĐ là một loại hình xuất khẩu dịch vụ vì vậy chất lượng hàng hóa - sức lao động không thể xác định thông qua các tiêu chí định lượng, ngược lại, người ta phải có những tiêu chí khác khi đánh giá chất lượng của

sức lao động. Tiêu chí này cần phải căn cứ vào khả năng đáp ứng, kinh nghiệm và sự sáng tạo của người lao động cũng như các điều kiện làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi của người lao động tại nước ngoài. Ngoài ra, chất lượng của hàng hóa sức lao động còn phụ thuộc vào sự đánh giá của bên tiếp nhận lao động đối với người lao động trong từng điều kiện cụ thể và trong từng giai đoạn nhất định.Trong hoạt động

sản xuất hàng hóa, quá trình sản xuất tách rời lưu thông và tiêu dùng nên hàng hóa

có thể lưu kho đểdự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo yêu cầu của thị trường.

Khác với hàng hóa, quá trình cung ứng sức lao độnggắn liền vớiquá trình sử dụng lao động, do đó quá trình sản xuất và tiêu dùng hàng hóa - sức lao động diễn ra đồng thời, không có việc tồn kho hay dự trữ sức lao động. Vì vậy, khi XKLĐ việc

cungứng hàng hóa - sức lao động đòi hỏi phải có sự liên hệ thường xuyên, trực tiếp

giữa người cung ứng và người tiêu dùng sức lao động trong việc đưa người lao động từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu để bảo đảm sao cho người lao động

có thể bán sức lao động của họ một cách tốt nhất. Đây là đặc điểm cơ bản thứ hai khi xem xét đến đối tượng của XKLĐ là hàng hóa - sức lao động

Hai đặc điểm trên đây của hàng hóa - sức lao động với ý nghĩa là đối tượng

của XKLĐ đóng vai trò quan trọng vì nóđặt ra nhiều yêu cầu cho nhà XK lao động

khi thực hiện hoạt động XKLĐ.

Thứ hai, đặc điểm vềthị trường xuất khẩu lao động

Thị trường XKLĐ là thị trường đòi hỏi bắt buộc phải có sự hợp tác giữa các nước. Tuy nhiên, thị trường này cũng có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các

động đi làm việc ở nước ngoài và cạnh tranh giữa các quốc gia XKLĐ với nhau.

Cuộc cạnh tranh này thể hiện qua số lượng lao động xuất khẩu, chất lượng lao động

xuất khẩu, cơ chế quản lý lao động ở nước ngoài, mức lương, sự đa dạng ngành

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)