Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 104)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

2.2.1.Những tác động tiêu cực

2.2.1.1. Cuc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm gia tăng một lượng ln lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn

Như đã phân tích ở Chương 1 của luận án, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng tới chính những nhân tố có nhiều tác động đến XKLĐ ở

phạm vi toàn cầu như làm giảm cầu về XKLĐ, nguồn cung về XKLĐ biến động

khó lường, thị trường XKLĐ bị thu hẹp…Là nước XKLĐ, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những tác động này.

Khủng hoảng kinh tế làm cho hầu hết các thị trường lao động ngoài nước mà lao động Việt Nam đã, đang làm việc và sẽ tiếp cận, đều có biến động theo chiều hướng xấu: Tình trạng mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao với cả lao động bản địa và lao động nhập cư. Năm 2009, là năm XKLĐ tiếp tục chịu tác động

của khủng hoảng kinh tế năm 2008: Cầu về LĐXKgiảm sút, một bộ phận đáng kể lao động mất việc làm dẫn đến hậu quả là đã có khoảng 9.000 lao động Việt Nam

làm việc ở nước ngoài phải về nước trước hạn vì mất việc làm (Nguyễn Ngọc

Quỳnh 2009, tr.2-4). Một vài số liệu về tình hình lao động Việt Nam ở một số thị

Tại Đài Loan: Theo thống kê của Ủy ban lao động Đài Loan, năm 2008 có

khoảng 370.000 lao động nước ngoài tại Đài Loan, trong đó 7.000 lao động trong

ngành xây dựng, 190.000 lao động trong lĩnh vực sản xuất chế tạo và 170.000 làm các công việc giúp việc gia đình.

Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 2008, Đài Loan đã cắt giảm hàng

nghìn lao động nước ngoài trong đó có Việt Nam do các nhà máy giảm giờ làm,

LĐ không có việc, không có giờ làm thêm, công nhân bị chuyển đổi nhà máy…, và

số cắt giảm này đã phải về nước trước hạn. (Cục quản lý lao động Ngoài nước, 2010). Tính đến cuối tháng 6/2009 có khoảng 20.000 lao động nước ngoài phải

chấm dứt hợp đồng về nước trước hạn do nhà máy thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa

không có việc làm (Cụcquảnlý lao động Ngoài nước, 2011).

Tại Malaysia: Do khó khăn về kinh tế, thị trường xuất khẩu hàng hóa bị thu

hẹp, nhiều nhà máy - xí nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm giờ làm, Chính phủ

Malaysia đưa ra chính sách cắt giảm mạnh số lượng lao động nước ngoài. Bộ

Nguồn nhân lực Malaysia cho biết đã có 31.161 laođộng bị cắt giảm hoặcbịsa thải

trong thời gian từ 1/10/2008 đến 15/04/2009, trong đó có 16.288 lao động bản địa và 7.164 lao động nước ngoài bị cắt giảm. Có 6.921 lao động bản địa và 788 lao

động nước ngoài bị sa thải trong đó có lao độngViệt Nam.

Tại Nhật Bản: Cũng như nhiều quốc gia khác, khủng hoảng kinh tế đã

khiến kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là khu vực cơ khí, chế tạo bị đình trệ, khiến tỷ

lệ thất nghiệp ở khu vực này năm 2009 là 4,4% cao nhất trong 4 năm gần đây.

Xuất khẩu của Nhật Bản giảm, sản xuất công nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 25năm. Thực trạng trên đã dẫn tới kế hoạch cắt giảm lao động và khuyến khích lao động nước ngoài về nước nhằm làm giảm áp lực của thị trường lao động và giảmnạn thất nghiệp trong nước. Tính từ cuối năm 2008 đến đầu năm

2009, có gần 500 TNS và thực tập sinh Việt Nam phải về nước trước thời hạn

do mất việc làm hoặc không chuyển được sang các xí nghiệp tiếp nhận khác cùng ngành nghề (Linh Đan 2009, tr.18)

Sự cắt giảm lao động trên toàn thế giới nói chung và tại một số thị trường

nước ngoài ở trên khiến lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn với số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.14: Tổng hợp tình hình lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bị mất việc làm do khủng hoảng kinh tế Thế Giới(Từ01/10/2008 đến 31/05/2009)

Đơn vị tính: Người

Số lao độngbịmất việclàm vềnước trướchạn

STT Thịtrường Làm việc dưới 3 tháng Làm việc từ3 đến 6 tháng Làm việc từ 7 thángđến 12 tháng Làm việc từ 13 thángđến 18 tháng Tổng số 1 Đài Loan 119 182 912 1918 3131 2 Malaysia 25 93 180 1509 1807 3 Cata 8 22 144 618 792 4 UAE 17 50 125 387 579 5 NhậtBản 7 4 66 422 499 6 Maldives 87 109 61 219 476 7 LB Nga 60 47 143 75 325 8 Kuwait 7 15 83 149 254 9 Bahrain 10 14 121 65 210 10 Ảrập Xêút 13 28 22 129 192 11 Macao 9 7 16 134 166 12 Singapore 0 0 39 9 48 13 Slovakia 22 11 12 0 45 14 Bruney 0 0 0 40 40 15 Séc 0 0 30 9 39 16 Bulgaria 0 0 27 0 27 17 Libya 2 10 0 5 17 18 Ukraina 2 6 7 0 15 19 Rumania 0 4 8 0 12 20 Hàn Quốc 0 0 0 5 5 Tổng cộng 388 602 1996 5693 8679

Nguồn: Phòng QLLĐ-Cục Quản lý lao động Ngoài nước năm 2011

Theo thống kê, số lao động phải về nước trước hạn tập trung chủ yếu ở những

nghiệp phải về nước trước thời hạn với hai bàn tay trắng, cộng thêm khoản nợ số

tiền trước lúc đi XKLĐ do vay vốn ngân hàng và từ các khoản vay đến kỳ phải trả.

Vô hình chung cái giá mà người LĐ phải trả là trở thành kẻ thất nghiệp khi về nước. Có những LĐ đã sang nước ngoài làm việc mới chỉ được 01 năm nhưng do

khủng hoảng kinh tế, chủ sử dụng không có khả năng thanh toán các khoản tài chính nên buộc họ phải về nước trước kỳ hạn…Tình trạng này đã gây ra nhiều hậu

quả khó lườngkhông chỉcho doanh nghiệp, người lao động mà cho cả xã hội. Đây là tác động tiêu cực rõ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đối với XKLĐ của Việt Nam. Lao động về nước trước hạn lập tức tìmđến DN XKLĐ đòi trả lại các khoản tiền đặt cọc, cáckhoản thu trước khi xuất cảnh và đòi bồi thường các khoản thiệt hại màngười LĐ đã phải gánh chịu….cho dù chưa phân định

nguyên nhân hay đúng sai. Điều này gây ra sự bất ổn định nhất định cho cả doanh

nghiệp, địa phương và xã hội.

2.2.1.2. Cuc khng hong kinh tế thế gii năm 2008 làm suy gim s lượng lao động xut khu ca Vit Nam

Năm 2008, cuộc khủng hoảng chưaảnh hưởng nặng nề nên Việt Nam vẫn đưa được gần 87.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 2,34% so với năm trước. Tuy nhiên, đến cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến

kinh tế nhiều nước, trong đó có những nước tiếp nhận lao động Việt Nam. Khủng

hoảng đã khiến các nước giảm nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư và lao động Việt

Nam không là ngoại lệ. Điều này được minh chứng bởi con số thực tiễn của Việt

Nam. Năm2009, số lao động xuất khẩu của cả nước sang tất cả các thị trường là 73.028 người,chỉbằng 83% so với năm 2008.

Nếu xét các thị trườngtruyền thốngtrọng điểm thì số lao động sang Hàn Quốc

giảm mạnh nhất (49% so với năm 2008). Dotác độngcủa cuộc khủng hoảng và sự

suy thoái kinh tế toàn cầu, từcuối năm 2008và những tháng đầu 2009 nền kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn, tình trạng thất nghiệp lan rộng. Điều này đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến cuộc sốngcủa người LĐ nướcngoàitạiHàn Quốcnói chung,

LĐ Việt Namnói riêng. Biểu hiệnởchỗ, nhiều doanh nghiệpphải thuhẹpsản xuất,

giảm giờ làm,giãn việc, sa thải nhân công, thậm chí nhiều doanh nghiệp không thể trụ được dẫn đến phá sản. Người LĐ không có giờ làm thêm hoặc phải chuyển từ

công tycó ít việc làm sang công tycó nhiều việc làm hơn, hoặc chuyển từ công ty

phá sản sang công tykhác đang hoạt động, người LĐ bị chủnợ lương không thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần. Vì vậy năm 2009, Hàn Quốc đã giảm 3/4 hạn

ngạch lao động nước ngoài, nên chỉ có 4.738 lao động Việt Nam được nhập cảnh mới theo chương trình EPS, chỉbằng 38,2% so với năm 2008.

Tiếp đến là thị trường Malaysia: Năm 2009 số lao động Việt Nam sang

Malaysia chỉ bằng 36% năm 2008. Do khó khăn về kinh tế, thị trường xuất khẩu

hàng hóa bị thu hẹp, nhiều nhà máy cũng thu hẹp sản xuất... nên Chính phủ nước này đã cắt giảm và ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với thị trường Nhật Bản, cuối năm 2008 và đầu năm 2009 do khủng hoảng

kinh tế thế giới năm 2008 nên nhu cầu tiếp nhận tu nghiệp sinh giảm do vậy số lượng tu nghiệp sinh mớicủa Việt Nam sang Nhật Bản năm 2008 chỉ tăng5% và 6

tháng đầu năm 2009 giảm 13,4% so với cùng kỳ năm trước (Cục quản lý lao động

Ngoài nước, 2010)

Đối với thị trường Đài Loan: Từ tháng 8/2008, thị trường lao động Đài Loan

đã chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế Đài Loan đi xuống vào những tháng cuối năm, nhiều nhà máy bị đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất dẫn đến

tình trạng cắt giảm lao động, cắt giảm thu nhập, nhiều LĐ bị mất việc làm.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làm suy giảm số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam tại hầu hết các thị trường XKLĐ, do đó số LĐ

Việt Nam làm việc ở nước ngoài bị mất việc làm ngày càng gia tăng, nhiều LĐ làm thủ

tục xong nhưng lại từ chối không tham gia XKLĐ, LĐ bỏ hợp đồng do khủng hoảng

kinh tế(Nhà máy giảm giờ làm, công nhân không có việc, công nhân chuyển nhà máy do chủ giảm giờ làm…)làmảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp.(XemBảng 2.15).

2.2.1.3. Cuc khủng hoảng kinh tế thếgiới năm 2008 làm giảm thu nhập của lao động Việt Nam, dẫn tới giảm sút nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia

Doảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tếthế giới năm 2008,số LĐXK của

Việt Nam ở 4 thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan bị giảm thu nhập

do chủ sử dụng lao động không có khả năng thanh toán lương, các nhà máy bị

ngừng hoạt động….Trước khi xảy ra khủng hoảng thu nhập bình quân của người lao động tại Hàn Quốc từ 750-800 USD/tháng thì sau khủng hoảng, chỉ còn 600 –

Bảng 2.15: Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài về nước trước hạn giai đoạn 2008 đến 8 tháng đầu năm 2011

Đơn vị: Người

Nước tiếp nhận lao động Năm Tổng số Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia Trung Đông Nước khác 2008 10.642 5.469 812 209 1.819 1.021 1.312 2009 9.886 3.479 395 415 3.189 1.817 591 2010 7.202 2.748 405 351 853 1.122 1.723 8 tháng năm 2011 18.678 1.258 295 230 198 2.423 14.274

Nguồn: Phòng QLLĐ-Cục Quản lý lao động Ngoài nước năm 2011

Tại Nhật Bản thu nhập bình quân của người lao động từ 900 USD/tháng nay chỉ còn bình quân 750-800 USD/tháng. Tại Đài Loan thu nhập từ 300-500 USD/tháng chỉ còn 350 USD/tháng.Tại Malaysia từ 3,5-4 triệu đồng/tháng thì nay chỉ còn chưa đến 3 triệu/tháng.

2.2.1.4. Cuc khủng hoảng kinh tế thếgiới năm 2008 làm giảm thu nhập của lao động Việt Nam, dẫn tới giảm sút nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia

Doảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tếthế giới năm 2008,số LĐXK của

Việt Nam ở 4 thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan bị giảm thu nhập

do chủ sử dụng lao động không có khả năng thanh toán lương, các nhà máy bị

ngừng hoạt động….Trước khi xảy ra khủng hoảng thu nhập bình quân của người lao động tại Hàn Quốc từ 750-800 USD/tháng thì sau khủng hoảng, chỉ còn 600 –

700 USD/tháng. Tại Nhật Bản thu nhập bình quân của người lao động từ 900

USD/tháng nay chỉ còn bình quân 750-800 USD/tháng. Tại Đài Loan thu nhập từ

300-500 USD/tháng chỉ còn 350 USD/tháng.TạiMalaysia từ 3,5-4 triệu đồng/tháng

thì nay chỉ còn chưa đến 3 triệu/tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu thống kê của Cục quản lý lao động Ngoài nước, số tiền mà các

chuyên gia và lao động chuyển về theo các Hiệp định Chính phủ trước đây đóng

góp vào ngân sách Nhà nước lên đến 1,8 tỷ USD mỗi năm thì khi cuộc khủng hoảng

Sự suy giảm của nguồn kiều hối do lao động xuất khẩu bị mất việc làm sẽ làm

gia tăng nghèo đói và tăng khoảng cách giàu nghèo. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) thì nguồn kiều hối năm 2009 có thể giảm khoảng 0,9%, trong trường

hợp xấu nhất là 6%. Do lao động không muốn gửi tiền về nước qua các kênh chính thống bởi sự suy giảm lòng tin đối với tính ổn định của hệ thống các ngân hàng (BíchThảo 2009, tr.12)

2.2.1.5. Cuc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 gây ra nhiu tổn thất cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Vit Nam

Các DN XKLĐViệt Nam cũng phải chịu nhiều tổn thất do tác động của cuộc

khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008: Nhiều doanh nghiệp XKLĐ đang điêu đứng trước số lượnglao độngbịvề nước trước thời hạn. Ngoài ra, khủng hoảng còn dẫn tới tình trạng chậm hoặc không thực hiện được các hợp đồng XKLĐ mà doanh nghiệp Việt Nam đã ký với DN(đốitác) nước ngoài.

Ngoài 4 tác động tiêu cực nêu trên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm

2008còncónhữngtác động tiêu cựckhác cho Việt Nam: Khủng hoảng kinh tế năm

2008ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong nước cũng như chủ trương xóa đói giảm

nghèo. Việc xóa đói giảm nghèo là vấn đề búc xúc của Việt Nam, XKLĐ là biện

pháp nhằm xóa đói giảm nghèo hữu hiệu nhưng do khủng hoảng kinh tế, thu nhập

của người đi XKLĐ không được là bao so với số tiền họ bỏ ra. Ngân hàng thế giới

(WB) tiến hành cho thấy trung bình số người di cư từ các nước đang phát triển cứ tăng 10% thì sẽ tạo ra một mức giảm 2% con số những người có thu nhập dưới 1

USD mỗi ngàyở những nước nghèo.

Cuộc khủng hoảngcũng ảnh hưởng không tốtđến quan hệ giữa Việt Nam với

các nước khác. Khủng hoảng diễn ra khiến cho việc thực hiện các hiệp định song

phươngvề XKLĐ đã ký với nước đối tác bị chậm tiến độ.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 104)