Nhận xét chung về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Namsau

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 97)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

2.1.3.Nhận xét chung về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Namsau

Việc phân tích thực trạng XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn từ sau khủng

hoảngkinh tế thế giới năm 2008 cho đến hiện nay trên ba mặt là: Số lượng XKLĐ, cơ

cấu XKLĐ và thị trường XKLĐ, có so sánh với tình hình XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn của 5 năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng cho phép rút ra một số nhận

xét chung sau đây:

2.1.3.1. Về thị trườngxuất khẩu lao động

Sau khi thị trường Đông Âu đóng cửa, Việt Namvẫngiữ được các thị trường XKLĐ trọng điểm, là thị trường Malaysia, thịtrường Đài Loan, thị trườngHàn Quốc và thị trường Nhật Bản. Những thị trường này hiện nay trở thành thị trường XKLĐ

trọng điểm và là thị trường XKLĐ truyền thống của Việt Nam kể từ năm 2000 cho đến nay. Là thị trường truyền thống vì yêu cầu của cả 4 thị trường này về chất lượng

nguồn LĐNK từ Việt Nam không cao. Là thị trường trọng điểm vì nhu cầu nhập khẩu LĐ từ Việt Nam sang cả 4 thị trường này vẫn cao cho dù có những biến động nhất định về cung cầu LĐ sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Đặc biệt, với thị trường Nhật Bản, do những thay đổi trong quan hệ đối ngoạicủa nước này, Việt Nam

có nhiều khả năng sẽ phát triển XKLĐ sang Nhật Bản trong những năm tới. Đây là

những thuận lợi và những thành công trong hoạt động XKLĐ của nước ta.

Tuy nhiên, với những biến động của các nhân tố tác động đến hoạt động XKLĐ dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và của tình trạng suy thoái

kinh tế chưa thể cải thiện, lượng LĐXK của Việt Nam sang các thị trường XKLĐ

trọng điểm và truyền thống này đang suy giảm. Ngoài ra, có một thực tế tồn tại trong

nhiều năm, cả những năm trước, sau khủng hoảng và cho đến hiện nay là tình trạng người lao động Việt Nam ở lại nước Sở tại một cách bất hợp pháp không những

không suy giảm mà ngày càng gia tăng. Tình trạng này nếu không có biện pháp ngăn

chặn, xử lýkịp thờithì năng lực cạnh tranh trong XKLĐ của Việt Nam sẽ bị giảm sút

và khả năng giữ vững các thị trườngtruyền thốngnày là thật sự khó khăn.

Đây là bất cập lớn nhất trong XKLĐ của Việt Nam kể cả trước và sau khủng

hoảng, tuy nhiên bất cập này trở thành nhức nhối cho giai đoạn tới đây, khi mà nguồn cung cho XKLĐ ở phạm vi toàn cầu đang dôi dư và các nước XKLĐ đang

tìm mọi biện pháp để giành giật thị trườngXKLĐ.

Nguyên nhân của những bất cập này mang tính chủ quan chính vì nó thuộc về

trách nhiệm của cả Nhà nước, của DN XKLĐ và của người lao động: Nhà nước chưa có cơ chế quản lý hữu hiệu và chưa có chế tài đủ mạnh để áp dụng đối với các

doanh nghiệp XKLĐ để xẩy ra tình trạng này; Doanh nghiệp chưa tuyển chọn, chưa đào tạo nghiêm túc đối với những lao động trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp cũng chưa thật sự quan tâm đến cuộc sống của người lao động khi họ đã ra nước ngoài làm việc, nhiều DN cho rằng cứ đưa được người lao động ra nước ngoài là xong nghĩa vụ, còn LĐ sống ở nước ngoài thế nào thì đấy không còn là trách nhiệm của DN; Người lao động có ý thức kỷ luật kém, chưa đề cao lòng tự tôn dân tộc…

2.1.3.2. Vchất lượngxuất khẩu lao động và cơ cấu ngành ngh

Lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo và khi sang nước ngoài, họ chủ yếu làm việc theo

những ngành nghề có thu nhập thấp và làm việc trong môi trường và điều kiện

không thuận lợi. Thực tế này tồn tại trong cả giai đoạn trước và sau khủng hoảng cho đến hiện nay.

Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, do nhận thấy được

những biến động về cung và cầu đối với chất lượng của nguồn LĐNK theo đó các

nước NKLĐ, kể cả 4 nước nhập khẩu nêu trên đang gia tăng nhu cầu về NKLĐ đã

qua đào tạo, lao động có kỹ thuật (lao động là sỹ quan trên biển, lao động trong ngành CNTT…), đặc biệt là lao động có kỹ năng quản lý (quản lý nhà hàng, quản lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khu chung cư…), do đó trong những năm gần đây Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam đã kịp thời chuyển hướng sang XKLĐ các đối tượng lao động này. Mặc

dù vậy, số lượng lao động này chưa đáng kể.

Nguyên nhân là Việt Nam chưa kịp thời điều chỉnh chiến lược XKLĐtổng thể hướng mạnh về gia tăng chất lượng của nguồn nhân lực trongXKLĐ. Bản thân các

doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam vẫn chưa có tầm nhìn thật sự đối với yêu cầu này, ngược lại, nhiều DN XKLĐ vẫn “chộp giật” theo những đơn hàng từ phía DN NKLĐ, chưa chủ động đề xuất hay quảng cáo về đối tượng lao độngcần nhập khẩu trong khi đối tượng lao động nàyở Việt Nam không thiếu.

2.1.3.3. Về hiệu quả kinh tế củaxuất khẩu lao động.

- Đối với người lao động. Hiệu quả kinh tế của XKLĐ đối với người LĐ khi đi

làm việc ở nước ngoài phụ thuộc vào thu nhập bình quân và khả năng tích lũy theo

từng thị trường được thể hiện(Xem Bảng 2.11).

Bảng2.11: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tại một số thị trường Đơn vị tính: USD Nước Tiền lương theo hợp đồng Các khoản đóng góp Tiền thưởng, làm thêm Chỉ tiêu cho bản thân Tích luỹ theo tháng Hàn Quốc 800-900 0 300 250 850-950 Nhật Bản 600-800 60-80 400 300 640-820 Đài Loan 600-800 40-60 300 200 660-840 Malaysia 160-250 30 100 100 130-220 Lào 150-200 30 70 50 140-190 Libya 200-400 20 150 100 230-430 Trung Đông 200-400 15 150 100 235-435 Đông Âu 400-600 30-50 400 300 470-650 Úc-Bắc Mỹ 2.000-2.500 200-250 200 500 1500-1950 Bình quân 660 54 228 211 623

Nguồn: Tác giả tính toán theo tài liệu của Công ty TRACIMEXCO, Trung tâmThương mại và HTQT(Udic), Trung tâm LĐ Ngoài nước thuộc Bộ LĐTB-XH, Phòng QLLĐ-Cục QLLĐ

Số liệu ở Bảng 2.11 cho thấy thu nhập ròng bình quân tháng của người lao động xuất khẩu cao nhất là tại thị trường Úc và Bắc Mỹ với mức 1500-1950

USD, kế đến là tại Hàn Quốc với mức 850-950 USD, tại Nhật Bản và Đài Loan

với mức 640-820 USD, thấp nhất là tại Malaysia với mức 250 USD và tại Lào với mức 140-190 USD.

Theo Bộ LĐTB và XH, mức thu nhập bình quân của một lao động trong lĩnh

vực sản xuất kinh doanh của Việt Nam cuối năm 2009 là 2.750.000 VNĐ/ tháng tương đương với 156 USD. Nếu tính chi phí sinh hoạt bình quân của người lao động là 880.000 VNĐ tương đương 50 USD thì thu nhập ròng là 106 USD/ tháng, ngoài ra mức lãi suất ngân hàng là 6%/ năm, hợp đồng XKLĐcó thời hạn 36 tháng (riêng thị trường Úc và Mỹ có thời hạn 24 tháng) với các chi phí thực tế mà người lao động phải trả trước khi đi XKLĐ ứng với từng thị trường.

Cũng từ Bảng 2.11 về thu nhập bình quân ta có thể tính toán được mức tích

lũy theo hợp đồng, tỷ suất hiệu quả kinh tế và mức sinh lợi của người lao động khi

ra nước ngoài làm việc(Xem Bảng 2.12).

Mức tích lũy theo hợp đồng của người lao động được thể hiện theo Bảng

2.12 ở trên: cao nhất tại thị trường Úc và Bắc Mỹ với mức 36 ngàn đến 47 ngàn USD, kế đến là tại Hàn Quốc với mức từ 30 ngàn đến 34 ngàn USD, tại Nhật Bản và Đài Loan với mức tích lũy đạt từ 23 ngàn đến 30 ngàn USD, tại thị trường Libya, Trung Đông với mức tích lũy đạt hơn 8 ngàn USD đối với LĐ tay nghề thấp và hơn 15 ngàn USD đối với tay nghề cao, Thấp nhất tại Malaysia và Lào với mức

tích lũy từ 4 ngàn đến 8 ngàn USD.

Mức sinh lợi xuất khẩu lao động (F)phản ánh sự chênh lệch thu nhập thuần kỳ

vọng khi đi làm ở nước ngoài so với làm việc trong nước của người LĐ. Mức sinh lợi

càng lớn thì hiệu quả XKLĐ càng cao. Tại thị trường Úc, Bắc Mỹ do chi phí đóng trước khi đi cao làm cho mức sinh lợi của thị trường này không cao như một số thị trường khác và đạt hơn 19 ngàn USD trong khi đótạiHàn Quốc có mức sinh lợi cao nhất với giá trị

gần 23 ngàn USD, tiếp theo là tạiNhật Bản, Đài Loan với mức sinh lợi từ 13 ngàn đến

16 ngàn USD, tại Libya vàTrung Đông dao động khoảng 5 ngàn USD và thấp nhất là tại

Bảng 2.12: Hiệu quả kinh tế của người lao động tại một số thị trường Đơn vị tính USD Nước và vùng lãnh thổ Tích luỹ theo tháng T.hạn HĐ tháng Tích lũy theo hợp đồng Chi phí trước khi đi Mức sinh lợi (F) Tỷ suất hiệu quả (K theo%) Hàn Quốc 850-950 36 30.600-34.200 1.200 22.820 802-896 Nhật Bản 640-820 36 23.040-29.520 3.000 15.860 604-774 Đài Loan 660-840 36 23.760-30.240 6.000 13.465 622-792 Malaysia 130-220 36 4.680-7.920 1.000 1087 122-208 Lào 140-190 36 5.040-6.840 200 1584 132-179 Libya 230-430 36 8.280-15.480 1.800 4.976 217-407 Trung Đông 235-435 36 8.460-15.660 1.500 5.428 222-410 Đông Âu 470-650 36 16.920-23.400 6.000 7.720 443-613 Úc-Bắc Mỹ 1500-1950 24 36.000-46.800 15.000 19.570 1415-1840 Bình quân 623 20.060 2.833 10.010 510

Nguồn: Tác giả tính toán theo tài liệu của Công ty TRACIMEXCO,Trung tâm TM và HTQT (Udic), Trung tâm LĐ Ngoài nước thuộc Bộ LĐTB&XH

Tỷ suất hiệu quả (K) phản ánh mức độ hiệu quả của việc làm ngoài nước của người lao động bằng bao nhiêu % so với việc làm trong nước trong cùng một thời

kỳ, tỷ suất càng cao thì thị trường đó càng hiệu quả và ngược lại. Nếu căn cứ vào bảng 2.6 chúng ta thấy tại thị trường Úc, Bắc Mỹ có tỷ suất hiệu quả cao nhất đạt 1.415 đến 1.840 điều này nói lên mức thu nhập ròng tại thị trường này gấp 14,15 đến 18,4 lần so với mức thu nhập ròng tại Việt Nam, Tiếp theo là tạiHàn Quốc với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mức từ 8,02 đến 8,96 lần, tại Nhật Bản và Đài Loan từ 6,04 đến 7,92 lần và thấp

nhất là tạithị trường Malaysia và Lào với mức 1,22 đến 2,08 lần.

Như vậy, nếu xét tổng thể thì thị trường Úc, Bắc Mỹ có hiệu quả cao nhưng do điều kiện tiếp nhận khắt khe nên số lượng đi ít, còn Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan có mức chi phí và hiệu quả hợp lý đang thu hút nhiều lao động. Thị trường có mức

Lào nhưng đây lại là 2 thị trường phù hợp với LĐ phổ thông, LĐ nông thôn, LĐ vùng sâu, vùng xa và các đối tượng thuộc diện xóa đói giảm nghèo,

- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Hiệu quả kinh tế của XKLĐ đối

với các DN XKLĐ thể hiện thông qua các tiêu chí như doanh thu, lợi nhuận mà

XKLĐ mang lại hàng năm.

Theo quy định, tiền quản lý của DN XKLĐ được phép thu từ người lao động

với mức tối đa 1,5 tháng lương cơ bản/1 năm làm việc đối với LĐ thuyền viên, sỹ

quan trên tàu viễn dương và 1 tháng lương cơ bản/1 năm làm việc đối với các lao động khác. DN có thể vận dụng mức thu và thời gian thu hợp lý để tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ vào mức thu trên, khi người LĐ xuất cảnh thông thường sẽ phải đóng một phần hay toàn bộ tiền quản lý theo

hợp đồng choDN XKLĐvới mức 400-500 USD khi đi làm việc tại Malaysia,

450-500 USD khi đi Trung Đông và Libya, 1.200 USD khi đi Đài Loan, 2.000 USD khi đi Nhật Bản và Đông Âu, 4.000 USD khi đi Úc hoặc Bắc Mỹ…. Với mức thu như vậy hàng năm các DN XKLĐ có một khoảng thu đáng kể. Đó là chưa tính đến

các khoản khác mà DN XKLĐ thu từ người LĐ như: Chi phí đồng phục; Phí đi lại; Phí đào tạo và dạy ngoại ngữ; phí y tế;phí chuyển tiền về nước….

- Đối với Nhà nước và xã hội. Hiệu quả kinh tế của XKLĐ đối với Nhà

nước và xã hội, tức là đối với nền kinh tế nói chung, được thể hiện qua các khoản

mà các DNXKLĐnộpvào ngân sách và thu nhập của người LĐ chuyển về nước.

Theo báo cáo tổng kết hoạt động XKLĐ năm 2008 và năm 2009 của Cục

Quản lý Lao động Ngoài nước, với gần 50 vạn LĐ đang làm việc ở nước ngoài và mức tích lũy hàng tháng bình quân dao động từ 100 đến 2.000 USD tùy từng thị trường, hàng năm người LĐlàm việc ở nước ngoài gửi về nước một lượng ngoại tệ

không nhỏ. Kim ngạch XKLĐ năm 2000 là 1,30 tỷ USD, năm 2003 là 1,43 tỷ USD, năm 2005 là 1,55 tỷ USD, năm 2008 là 1,7 tỷ USD và năm 2009 do ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự suy giảm kinh tế toàn cầu nên kim ngạch XKLĐ chỉ đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 2 đến 3% GDP cả nước, tương ứng khoảng 25 đến 30 % lượng kiều hối hàng năm(NguyễnNgọc Quỳnh 2009, tr.2-4).

Từ năm 1996- 2008, ngân sách Nhà nước có thêm 318,53 tỷ VNĐ, nguồn thu

từ hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp, bao gồm 62,77 tỷ VNĐ thu từ thuế

doanh thu hoặc thuế giá trị gia tăng và 255,76 tỷ VNĐ thuế thu nhập doanh nghiệp

(Xem Bảng 2.13),chưa kể nguồn thu từ các dịch vụ, phụ trợ cho các hoạt động này từ ngành giao thông vận tải, ngân hàng, đào tạo, y tế, xuất nhập cảnh…

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư suất đầu tư trung bình cho một việc làm mới tại nước ta hiện nay là 39,3 triệu VNĐ, thì từ năm 2000 đến naymức tiết kiệm hay khoảng

chi phí tiết kiệm đầu tưtạo việc làm do XKLĐ mang lại là 25.573 ngàn tỷ VNĐ, bình quân 2.557 tỷ VNĐ/ năm tương đương 150 triệu USD, năm 2009 là 2.862 tỷ VNĐ tương đương 165 triệu USD.

Bảng2.13: Nguồn thu thuế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Đơn vị tính: tỷ VNĐ

Năm Thuế doanh thu hoặc thuế giá trị gia tăng

Thuế lợi tức hoặc thuế thu nhập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh nghiệp 1996-2000 62,77 53.60 2001-2005 76,31 2006 36,75 2007 42,54 2008

Từ năm 2001 thuế giá trị gia tăng đối với XKLĐ là 0%

Thuế giá trị gia tăng đối

Với XKLĐ là 0%

46,56

Tổng cộng 62,77 255,76

Nguồn:Tác giả tính toán theo tài liệu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Ngoài hiệu quả về kinh tế, hiệu quả của XKLĐ còn thể hiện ở những tác động

của nó về mặt xã hội. Tác động về mặt xã hội thể hiện ở chỗ XKLĐ đã khơi dậy

những tiềm năng to lớn của người lao động và toàn xã hội, mang lại cơ hội cho lực lượng lao động hội nhập với thị trường lao động quốc tế với số đông là thanh niên. Nhờ có XKLĐ mà đời sống một bộ phận người lao động và gia đình họ được cải

thiện và nâng cao rõ rệt, một số làng quê được đổi mới, trình độ dân trí được tăng

lên, an ninh, trật tự xã hội được duy trì và củng cố, các tệ nạn xã hội phần nào được đẩy lùi. Nhờ có XKLĐ mà quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội giữa Việt

lưu văn hóa giữa Việt Namvới các nước, thị trường xuất khẩu hàng hóa được mở

rộng, thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Chính sách cho người LĐ, nhất là đối tượng

chính sách vay tín dụng để lo chi phí trước khi đi XKLĐ từ năm 2003 đã phát huy tốt tác dụng, làm cho số LĐ được tham gia XKLĐ nhiều hơn, hoạt động XKLĐ gắn

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 97)