Kinh nghiệm của Indonesia

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 69)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

1.3.2. Kinh nghiệm của Indonesia

So với các nước trong khu vực ASEAN, Indonesia là nước có nhiều tiềm năng

về XKLĐ. Ngày nay, ngay cả khi các nước NKLĐ của Indonesia đang trong tình trạng suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 2008, XKLĐ vẫn

trở thành một ngành công nghiệp hàng đầu và có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT – XH của Indonesia. Dưới đây là những kinh nghiệm rất đáng

chú ý của Indonesia.

1.3.2.1. Kinh nghiệm về việc coi xuất khẩu lao động là quốc sách, là ngành công nghiệp hàng đầutrong chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Cho dù cầu về XKLĐ đang giảm, với Indonesia, XKLĐ vẫn được coi là quốc

sách, là một ngành công nghiệp hàng đầu và có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của Indonesia.Để đẩy mạnh XKLĐ nói chung và để XKLĐ

thật sự trở thành một ngành công nghiệp hàng đầu, Indonesia đã ban hành chính sách quốc gia về hệ thống tuyển dụng và đào tạo LĐ, chính sách đưa người LĐ ra nước ngoài làm việc và chính sách thúc đẩy quan hệ hợp tác về LĐ với nước ngoài. Chính phủ Indonesia trực tiếp quản lý hoạt động XKLĐ thông qua cơ chế quản lý

và điều hành chương trình việc làm ở nước ngoài. Bộ Nhân lực và Di trú Indonesia

được thành lập có nhiệm vụ cấp giấy phép, giám sát hoạt động XKLĐ và đưa ra các

hình thức xử lý vi phạm đối với những cơ sở tư nhân hoạt động trong lĩnh vực tuyển

dụng LĐXK. Bộ này cũng chịu trách nhiệm trong việc xúc tiến tìm kiếm việc làm,

giúp người LĐ đã đáp ứng được các yêu cầu về khả năng tay nghề có cơ hội đăng ký đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra Bộ này cũng đảm nhận vai trò quản lý LĐ

Indonesia tại nước tiếpnhận LĐNK.

Để đảm bảo quyền lợi cho người LĐ, năm 1994 Chính phủ Indonesia đã ban hành Nghị định PER-02/MEN quy định các thủ tục về tổ chức, điều kiện, quy trình tuyển mộ, đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng như các vấn đề về giải

quyết tranh chấp liên quan. Ngoài ra, Chính phủ Indonesia còn xây dựng Kế hoạch XKLĐvới mục tiêu giảm dần LĐ phổ thông, tăng LĐ có tay nghề, hạn chế LĐ bất

hợp pháp và phấn đấu duy trì số lao động làm việc ở nước ngoài thường xuyên khoảng 5 triệu lao động với số ngoại tệ chuyển về nước hàng năm gần 7 tỷ USD

(Thetis Mangahas 2009, tr 20).

1.3.2.2. Kinh nghiệm về việc giao nhiệm vụ tuyển dụng lao động xuất khẩu cho cơ quanNhà nước đảm nhiệm

Cơ quan tuyển dụng lao động Indonesia (PJTKI) trực thuộc Bộ Lao động Indonesia là cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm tuyển dụng và gửi người LĐ ra nước ngoài làm việc. Sau khi liên hệ được với những quốc gia có nhu cầu về LĐXK

và nhận được giấy phép của Chính phủ, PJTKI sẽ cung cấp thông tin rộng rãi và bắt đầu tiến hành tuyển dụng lao động. Cơ quan này cũng sẽ cung cấp các khóa học định hướng giúp người LĐ làm quen với công việc trước khi ra nước ngoài làm việc. Bên cạnh các văn phòng PJTKI, hiện có trên 400 cơ sở tuyển dụng được cấp phép đang hoạt động và chịu sự quản lý của Bộ Lao động Indonesia. Trước khi đi người lao động buộc phải tham gia một khóa đào tạo, bổ túc về kỹ năng cần thiết

cho công việc trong tương lai. Khi kết thúc khóa học họ phải tham dự các bài kiểm tra đánh giá trìnhđộ. Khóa học này được Chính phủ hỗ trợ một phần kinh phí.

Tuy nhiên, vai trò của PJTKI còn rất nhiều hạn chế do mạng lưới hoạt động

mới chỉ tập trung tại các thành phố, chưa vươn được đến các vùng nông thôn nghèo

nơi có nhu cầu lớn về XKLĐ của người dân. Đây là kinh nghiệm cần được Việt

1.3.2.3. Kinh nghiệm về việc tạo lập cơ chế hữu hiệu để bảo vệ người lao động trong thời gian người lao độnglàm việc ở nước ngoài cũng như khi họ về nước

Cơ chế hữu hiệu này thể hiện ở chỗ trong thời gian người LĐ làm việc ở nước

ngoài, Chính phủ Indonesia chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ và giúp đỡ những người LĐ di cư bị vi phạm quyền lợi. Chính phủ Indonesia cung cấp cho họ, đặc

biệt là với những nạn nhân của sự bạo hành tại nơi làm việc, những chỗ cư trú tạm

thời tại Đại sứ quán hoặc tại những trung tâm nhất định. Ví dụ: Đại sứ quán

Indonesia ở Kula Lumpur và các lãnh sự quán trên lãnh thổ Malaysia đang tiên phong phối hợp với một vài tổ chức phi Chính phủ trong việc cung cấp nơi cư trú

tạm thời nếu cần thiết, giúp người LĐ lấy lại hộ chiếu từ người chủ thuêLĐ, chi trả

cho các hoạt động khám bệnh, cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho những người LĐ

muốn kiện chủsử dụng LĐ.

Đặc biệt, sau khi người lao động hồi hương, Indonesia đã có một bệnh viện chuyên điều trị cho những người sau LĐ khi hồi hương. Bệnh viện nằm ở trung tâm

Sukanto, phía đông Java. Vì sao có bệnh viện chuyên biệt này? Vì rằng, so với LĐXK ở các quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, LĐ Indonesia có trìnhđộ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp thấp hơn. Vì thế, phần lớn LĐ Indonesia buộc phải chấp nhận làm những công việc nguy hiểm, nặng nề với tiền công thấp. Chính các điều kiện làm việc không đảm bảo này đãảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau khi trở về nước của

những người LĐXK, nhất là lao động nữ. Ngoài ra, rất nhiều người trong số họ còn chịu tình trạng căng thẳng, những vấn đề khác về tâm lý, bị ngược đãi, bóc lột và bị

quấy rối tình dục. Chính vì vậy, Chính phủ Indonesia đã xây dựng một bệnh viện chuyên điều trị cho những người LĐ sau khi hồi hương

Nhờ những nỗ lực của Chính phủ Indonesia trong việctạo lập cơ chế hữu hiệu để

bảo vệ người LĐXK, thị trường XKLĐ của Indonesia cũng đã và đang chứng kiến

những sự thay đổi theo hướng tích cực. Hiện người lao động Indonesia làm việc rất đông ở các thị trường Trung Đông, Ả Rập, các quốc gia Châu Á như Malaysia, Nhật

Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Một điểm đáng chú ý là phụ nữ Indonesia

tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động XKLĐ. Điều này rất đặc biệt vì Indonesia là quốc gia hồi giáo duy nhất cho phép lao động nữ làm việc ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 69)