Các hình thức xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 39)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

1.1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động

Có nhiều hình thức XKLĐ tùy theo các căn cứ dùng để phân loại và đánh giá

hoạt động XKLĐ.

1.1.2.1. Căn cứ vào cơ sở phát sinh. Căn cứ vào cơ sở phát sinh, XKLĐ thường

gồm 5 loại là XKLĐ theo hiệp định, XKLĐ theo hợp đồng, XKLĐ theo mô hình liên kết, XKLĐ thông qua các đơn hàng của doanh nghiệp XKLĐ và XKLĐ thông

qua hợp đồng tu nghiệp sinh, thực tập sinh.

- XKLĐ theo các hiệp định được ký kết giữa Chính phủ hai nướclà nướcxuất

khẩu (XK) và nước nhập khẩu (NK). Hình thức này được sử dụng phổ biến trong

bổ chỉ tiêu cho các Bộ, ngành, địa phương tiến hành tuyển chọn và đưa người lao động đi lao động ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ. Vì vậy, người lao động của nước Sở tại ở nước ngoài chịu sự quản lý của nhiều cơ quan khác

nhau. Ví dụ, người lao động Việt Nam ở nước ngoài chịu sự quản lý thống nhất từ

trên xuống, từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đến Cục quản lý lao động Ngoài nước, Hiệp hội các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam, các sở, ban,

ngành…, làm việc xen ghép với lao động của các nước khác. Hiện nay, người lao

động được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định chủ yếu là các chuyên gia trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, y tế, giáo dục…

- XKLĐtheo các hợp đồng cung ứng lao động. Hợp đồng cung ứng lao động được ký kết giữa các DN ở nước XK và ở nước NK, các hợp đồng này có thể ký dưới hai hình thức là: Hợp đồng cung ứng LĐ được ký kết giữa tổ chức kinh tế Việt

Nam với tổ chức thuê và sử dụng LĐ Việt Nam ở nước ngoài và hợp đồng cá nhân theo đó người LĐ trực tiếp ký hợp đồng với người sử dụng lao động ở nước ngoài. Loại hợp đồng thứ hai thường là người LĐ được ký giữa các cơ sở cần LĐ ở nước

ngoài với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, y tế v.v…

- XKLĐ theo mô hình liên kết chia sản phẩm với nước ngoài (hợp tác trực

tiếp) hoặc DN bao thầu ở nước ngoài. Hình thức XKLĐ này chủ yếu tồn tại trong

lĩnh vực xây dựng công trình cơ sở hạ tầng mà các chủ đầu tư Việt Nam trúng thầu ở nước ngoài. Ưu điểm của hình thức này là có thể đưa một số lượng lớn người lao động ra nước ngoài làm việc. Hơn nữa, trong hình thức này có thể đưa đi đồng bộ các đối tượng lao động như cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo thi công, người lao động trực tiếp ở từng bộ phận, dây chuyền…

- XKLĐ thông qua các đơn hàng của doanh nghiệp XKLĐ là hình thức phổ biến

nhất hiện nay. Theo hình thức này, các doanh nghiệp được cấp phép XKLĐ tìm kiếm đối tác ở nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động và trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác này về gửi và nhận lao động theo thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Trên cơ sở hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp XKLĐ sẽ

tuyển chọn lao động trong nước (với yêu cầu cụ thể của đối tác như về tuổi, giới tính,

nghề nghiệp,…), tổ chức các lớp đào tạo về ngoại ngữ, về pháp luật, về kỷ luật lao động …cho người lao động. Sau khi tuyển chọn, kiểm tra sức khỏe và tổ chức học tập cho người lao động, doanh nghiệp XKLĐ sẽ ký kết hợp đồng với những lao động đã

lao động sẽ làm việc theo hợp đồng có thời hạn với những điều kiện và mức lương mà

doanh nghiệp XKLĐ đã thỏa thuận với đối tác nước ngoài.

- XKLĐ thông qua hợp đồng tu nghiệp sinh, thực tập sinh. Theo hình thức này khi nhận lao động thường núp dưới bóng tu nghiệp sinh hoặc thực tập sinh, theo nguyên lý thì các học viên đang học chuyên môn kỹ thuật tại các trường sang tu

nghiệp, lao động thực tế trong thời hạn nhất định, với mức thu nhập, thù lao theo thỏa

thuận không theo mức lương nước bản địa cũng như các chế độ lao động khác, tuy nhiên một số nước đã lợi dụng con đường này để tiếp nhận lao động và được hiểu là

XKLĐ vì quyền lợi của người lao động do hai bên thỏa thuận phù hợp với người lao động. (Hiện tại Nhật Bản đang áp dụng hình thức này nhiều nhất).

1.1.2.2. Căn cứ vào chất lượng hàng hóa - sức lao động. Căn cứ vào chất lượng

hàng hóa - sức lao động có XKLĐ giản đơn, XKLĐ đã qua đào tạo và XKLĐ có trìnhđộ cao.

- XKLĐ giản đơn là hình thức theo đó người LĐ chưa qua đào tạo, trình độ

sức lao động thấp, chất lượng thấp, giá cả lao động rẻ. Một điều đáng chú ý là ở

nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, người lao động được đưa ra nước

ngoài chủ yếu là loại lao động này, vì vậy hiệu quả kinh tế thường không cao.

Ngoài ra, XKLĐ giản đơn cũng dễ bị cạnh tranh khi thị trường NKLĐ có sự thay đổi theo xu hướng gia tăng yêu cầu về chất lượng lao động.

-XKLĐ đã quađào tạo là hình thức XKLĐ theo đó người lao động đã quađào

tạo nghề theo định hướng tại các trường dạy nghề. Xu hướng trên thị trường lao

động quốc tế ngày càng có nhu cầu cao đối với hình thức XKLĐ này, vì tay nghề người lao động đãở một trình độ nhất định, không mất thời gian đào tạo, thời gian

thử việc ngắn và khả năng thích ứng nhanh.

- XKLĐ có trình độ cao là hình thức XKLĐ theo đó đối tượng được đưa đi

XK là các chuyên gia, các nhà khoa học,các kỹ thuật viên…Các quốc gia phát triển

hiện nay là những nước đi đầu trong việc thực hiện hình thức XKLĐ này khi họ

cung cấp cho các nước đang phát triển một lực lượng lao động có trìnhđộ cao. Trong 3 hình thức trên, XKLĐ giản đơn có xu hướng giảm, còn XKLĐ qua đào tạo và có chất lượng cao có xu hướng tăng lên. Đặc biệt hiện nay, khi các thị trường NKLĐ đang phải có sự sắp xếp lại do sự gia tăng thất nghiệp trong nước dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, hình thức XKLĐ giản đơn đang có sự co hẹp đáng kể.

1.1.2.3.Căn cứvào sự di chuyển hàng hóa sức lao động.Căn cứ vào sự di chuyển

hàng hóa sức lao độngcó các hình thức XKLĐ trực tiếp và XKLĐ tại chỗ

- XKLĐ trực tiếp là hình thức XKLĐ theo đó sức lao động di chuyển ra khỏi

biên giới quốc gia, người lao động được đưa ra nước ngoài làm việc có thời hạn.

- XKLĐ tại chỗlà hình thức XKLĐ theo đó người lao động vẫn ở trong nước

mình nhưng làm việc cho các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài tại chính

nước mình. Đó là trường hợp người lao động trong nước. Ví dụ ở Việt Nam, được

tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài, trong các khu chế xuất, tại các văn phòngđại diện, các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước

ngoài tại Việt Nam.

Trong phạm vi của một luận án tiến sĩ, XKLĐ được nghiên cứu trong luận án

này làXKLĐ trực tiếp, là hoạt động đưa người lao động bao gồm cả chuyên gia và tu nghiệp sinh, thực tập sinh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có tổ chức, hợp

pháp thông qua các hiệp định Chính phủ, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, các

hợp đồng củacác doanh nghiệp được cấp giấy phép XKLĐ. Cụ thể, XKLĐ của Việt

Nam hiện nay được tiến hành theo các hình thức sau:

- Thông qua hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh

nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự

nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Thông qua hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với các

doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có

đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

- Thông qua hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

- Theo hợp đồng cá nhân lao động trực tiếp ký kết với chủ sử dụng LĐ nước ngoài.

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)