Kinh nghiệm của Ấn Độ

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 72)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

1.3.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ

Ấn Độ là nước ở châu Á có truyền thống lâu đời về XKLĐ có trình độ kỹ

thuật cao và cả lao động phổ thông. Thị trường XKLĐ chủ yếu của Ấn Độ là các

nước vùng Vịnh và Trung Đông, tiếp theo là các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OPEC, và các nước Đông Nam Á. Trong những năm gần đây tỷ

lệ lao động có nghề của Ấn Độ đã tăng lên đáng kể. Việt Nam có thể nghiên cứu

những kinh nghiệm dưới đây của Ấn Độ:

1.3.3.1. Kinh nghiệm về xử phạt nghiêm minh với chế tài phù hợp

Ấn Độ là một trong những nước quy định chế tài xử phạt nặng đối với tổ chức đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài khi tổ chức này vi phạm các quy định về XKLĐ.Ngay từ năm 1983, Luật Di trú năm 1983 của Ấn Độ đã quy định việc đưa người LĐ của Ấn Độ đi làm việc ở nước ngoài trên cơ sở hợp đồng, trong đó quy định các chế tài xử phạt vi phạm từ mức độ thấp đến cao: Cơ quan có thẩm quyền

có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ số tiền ký quỹ của các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ tuyển chọn và đưa người LĐ đi nước ngoài khi các tổ chức này vi phạm

các cam kết. Trong những trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể yêu cầu hủy bỏ

hợp đồng cung ứng LĐXKvà cấm đưa người LĐsang một số nước khác.

1.3.3.2. Kinh nghiệm về xuất khẩu chuyên gia công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ thông tin(CNTT) của Ấn Độ là ngành cung cấp nhiều nhất LĐXK sang các nước và Ấn Độ cũng là nước sớm xuất khẩu các chuyên gia về CNTT ra nước ngoài. Ngay từ năm 2001, trong tổng thu nhập về xuất khẩu là 35 tỷ

USD thì nguồn thu từ xuất khẩu phần mềm chiếm khoảng 17%,đạt khoảng 6,2 tỷ USD trong 2 năm 2001-2002, trong đó xuất khẩu chuyên gia CNTT chiếm gần 50%

(Trần Thị Thu2006, tr.12-14).

Sức mạnh và sự thành công của Ấn Độ trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và các chuyên gia về công nghệ thông tin chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực dồi dào, giỏi tiếng Anh, được đào tạo cơ bản… đãđem lại thế mạnh cạnh tranh cho Ấn Độ

khi tham gia thị trường lao động quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ luôn đóng vai

trò quan trọng trong việc đưa ra các biện pháp khuyến khích hồi hương hợp lý, thu hút người lao động trở về tham gia vào hoạt động sản xuất trong nước, ứng dụng

các kỹ năng nghề và chuyên môn, sử dụng có hiệu quả nguồn tiền tiết kiệm từ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Để tiếp tục giữ vững thị phần về xuất khẩu lao động, chuyên gia CNTT trước

những biến động về cung cầu trong XKLĐ dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh

tế thế gới năm 2008, Chính phủ Ấn Độ đã tích cực ký các thỏa thuận hợp tác với các nước Trung Đông, Châu Phi, Đông NamÁ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và kỹ thuật liên quan đến hoạt động XKLĐ. Điều này sẽ tạo thuận lợi để các chuyên gia của Ấn Độ có thể sử dụng các dịch vụ này một cách tốt nhất khi lao động ở nước ngoài.

Trên đây là kinh nghiệm của 3 nước về XKLĐ. Những kinh nghiệm này sẽ là

cơ sở để tác giả phân tích và xem xét khi đề xuất giải pháp, tại chương 3 của luận

án, về đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Nội dung của chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng và là cơ sở để luận án phân

tích, tại chương 2, về thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam trước và sau cuộc

Chương2.

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)