Khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế thế giớ

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 50)

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI

1.2.1.Khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế thế giớ

TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤTKHẨU LAO ĐỘNG

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế thế giớinăm 2008 năm 2008

1.2.1.1. Khái niệm về khủng hoảng kinh tế

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về “khủng hoảng”, trong khuôn khổ của

luận án này, người viết chỉ nêu lên định nghĩa tiêu biểu, có tính bao trùm nhất, và

Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia, “Khủng hoảng là hiện tượng căng thẳng, rối loạn, mất tự chủ, gây nên sự thay đổi, xáo trộn theo chiều hướng xấu, nguy hiểm, có thể xảy ra ở cấp độ cá nhân hay toàn xã hội”, còn khủng hoảng kinh tế “là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cảsuy thoái trong chu kỳ kinh tế.” (Wikipedia.org)1

Khủng hoảng kinh tế là một hiện tượng đột biến có thể xảy ra trong quá

trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và ở phạm vi toàn cầu. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra, nó không chỉ gây tác hại tiêu cực cho sự

phát triển của nền kinh tế tại nước xảy ra khủng hoảng mà còn tác động đến nền

kinh tế của những nước khác cómối liên hệ với nước đó.Đặc biệt, trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, khi cuộc khủng hoảng

kinh tế xảy ra thì mức độ ảnh hưởng, sự tác động lantỏa và mức độ thiệt hại về

kinh tế do nó đem lại là hết sức lớn, dẫn đến suy thoái kinh tế ở phạm vị rộng. Theo C.Mác: “Khủng hoảng kinh tế chỉ khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế” (Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lê Nin 2006, tr.73). Quan điểm của Mác không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của

khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản mà nhấn mạnh vào trạng thái suy

thoái của nền kinh tế dẫn đến sự suy thoái kinh tế trong cả chu kỳ và trong một giai đoạn, tức là yếu tố thời gian của sự suy thoái kinh tế.

Với cách hiểu về khủng hoảng kinh tế như trên, tácgiảcho rằngkhủnghoảng kinh tếthế giới, hay còn gọi là khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làsựsuygiảm nghiêmtrọngcác

hoạt động kinh tế mànhững biểu hiện đầu tiêncủanó làsựsuythoái kinh tếdiễn ra vừa nhanhchóng vừa theo chukỳvới quy mô không thểvực dậy với sự ảnh hưởng tiêu cực

đến nền kinh tế của nhiều quốc giavà của nền kinh tế toàn cầu. Với cách hiểu này, nhiều người2 cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Hoa Kỳ năm 2007, 2008 đã dẫn đến sự suy giảm các hoạt động kinh tế và sự suy giảm này kéo dài, đẩy nền kinh tếcủa

nhiều nước cũng như nền kinh tếthế giới rơi vàosuy thoái trầm trọng với quy mô toàn cầuvà tình trạng này cho đến nay, tức là sau 5 năm kể từ khicó sự suy giảm các hoạt

1

vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_kinh_t%E1%BA%BF_%28Marx%29. Truy cập

ngày 26/9/2013

2

. Phạm Phú Phúc (TTXVN): http://www.vietnamplus.vn/Home/Nam-nam-sau-khung-hoang-kinh-te-Dau-la-cho- dua/20138/213609.vnplus. Truy cập ngày 27/9/2013; Thùy Linh - Nhật Minh:http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/quoc-te/5-nam-khung-hoang-kinh-te-the-gioi-noi-dau-chua-dung-2863445.html

động kinh tế ở một nước, rồi nhiều nước và lan rộng đến nền kinh tế thế giới,

vẫn chưa thể hồi phục. Đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 với

những nét riêng của nó. Vậy cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 có

những đặc điểm gì?

1.2.1.2. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chínhở Hoa Kỳ phát sinh vào cuối năm 2007, tiếp tục kéo sang năm2008và sau

đó. Cuộc khủng hoảng này nhanh chóng lan tỏa sang các nước trên thế giới, đã

ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và làm cho tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại. Kết quả là nền kinh tế thế

giới rơi vào suy thoái trầm trọng, tức là rơi vào khủng hoảng kinh tế. So với các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trước đây, cuộc khủng hoảng kinh tế năm

2008 cónhững đặc điểm sau đây:

Th nht, khởi nguồn là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại Hoa Kỳ:

Tháng 6/2007, ngân hàng Bear Stearns Bank (Ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của

Hoa Kỳ) đã sụp đổ sau khi đầu tư quá mạo hiểm vào các chứng khoán được đảm

bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn. Trong năm 2007, tổng số

lỗ liên quan đến tín dụng dưới chuẩn của Bear Stearns là 1,9 tỷ USD, còn số cổ

phiếu của tập đoàn này thì mất giá hơn 50%. Ngày 16-17/3/2008, Bear Stearns bị

phá sản. Ngày 15/10/2007, Citigroup – Tập đoàn ngân hàng hàng đầu của Hoa

Kỳ- công bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập

dự phòng lên tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup là ông Charles Prince từ chức vào ngày 4/11. Ngày 29/7/2008, tập đoàn dịch vụ vốn và môi giới đầu tư hàng đầu thế giới Merrill Lynch & Co., có trụ sở tại thành phố New York,

thông báo bị thiệt hại tới 5,7 tỷ USD do các khoản nợ xấu trong quý III vừa kết thúc (theo tài khóa riêng). Thông báo này được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi

Merrill Lynch công bố khoản thua lỗ 4,9 tỷ USD trong quý trước đó. Thua lỗ

nặng đã đẩy giá cổ phiếu của Merrill Lynch trong ngày 29/7 giảm 11,6%, xuống

chỉ còn 24,35 USD/cổ phiếu, chỉ bằng 1/3 giá trị cách đây một năm. Năm 2007,

Merrill Lynch bị thua lỗ tổng cộng 19,2 tỷ USD và có tới hơn 40 tỷ USD bị tác động bởi các khoản nợ xấu và tín dụng thế chấp (BBC, 2009). Ngày 25/9/2008, Washington Mutual Inc, (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã

sụp đổ. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản

lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Thhai, cuộc khủng hoảng tài chínhởHoa Kỳ đã lanđến hầu hếtcác nướcở Châu Âu và các nước khác.Tốc độ lan truyền của cuộc khủng hoảng tài chính là vô cùng nhanh chóng. Chỉ trong một thời gian ngắn nó đã vượt qua biên giớiHoa Kỳ

và gây ra những ảnh hưởng trầm trọng khác đối với những định chế tài chính lớn ở

Châu Âu. Sở dĩ hệ thống tài chính Châu Âu vốn được xem là khá kiên cố, nhưng lại

trở nên quá yếu ớt trước cuộc khủng hoảng và nhanh chóng sụp đổ như vậy là bởi vì

nó đã tham gia quá sâu vào cuộc phiêu lưu cho vay nợ dưới chuẩn ở Hoa Kỳ. Và một khi thị trườngnày đóng băng, giá trị của các khoản cho vay thế chấp giảm đột

ngột, khả năng thanh khoản dường như bị tê liệt thì các ngân hàng Châu Âu cũng

chịu cùng cảnh ngộ như các đồng nghiệp ở Hoa Kỳ.

Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9năm2007, ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại Châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường cho vay dưới chuẩn (Vneconomy.vn, 2008)3. Cũng vào đầu tháng 9 năm 2007, Fortis (ngân hàng lớn nhất tại Bỉ) đã thông báo lợi nhuận quý II

giảm tới 49% do thâm hụt tài sản trong lĩnh vực đầu tư tín dụng. Cùng chung số

phận với Fortis là ngân hàng Bradford & Bingley, ngân hàng cho vay địa ốc lớn

nhất của Anh, lượng nợ xấu nói chung của ngân hàng này trong 6 tháng đầu năm

2007 đã tăng lên mức 74,6 triệu bảng so với mức 5,3 triệu bảng cùng kỳ trước đó

một năm. Ngày 15/9, hàng trăm khách hàng của ngân hàng Northern Rock đã kéo

đến các chi nhánh của ngân hàng này để rút toàn bộ tiền tiết kiệm trước thời hạn. Vì cuộc khủng hoảng này, cổ phiếu của ngân hàng Northern Rock ngày cuối tuần đó đã giảm 31,46% lúc đóng cửa, kéo theo hàng loạt sự rắc rối cho ngành ngân hàng Anh và Châu Âu nói chung.

Ngày 30/1/2008 ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS công bố trích lập dự phòng 4 tỷ USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những thất thoát liên quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố. Ngày 17/2/2008, chính phủ Anh đã quốc hữu hóa ngân hàng Northern Rock vì ngân hàng này đã chịu ảnh hưởng

nặng nề từ cuộc khủng hoảng tín dụng tại Hoa Kỳ và buộc phải vay khoảng 25 tỷ

bảng Anh (51 tỷ USD) từ các khoản hỗ trợ khẩn cấp của ngân hàng trung ương Anh

mới tạm thoát khỏi tình trạng nợ nần (Vnexpress, 2008)4

3

http://wwww.Vneconomy.vn/no-duoi-chuan-va-suy-thoai-kinh-te/2008

4

Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính tại Hoa Kỳ ở thời điểm đỉnh điểm

giữa tháng 9 năm 2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới Châu Âu, và gây ra những cơn “dư chấn” ở Châu Á. Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái đóng băng

tín dụng gần như trên phạm vi toàn cầu. Các ngân hàng trước kia dễ dãi trong việc

cho vay bao nhiêu, thì tới nay, họ lại dè dặt bấy nhiêu. Tình trạng đóng băng tín

dụng đã trở thành mối đe dọa lớn nhất của nền kinh tế thế giới.

Với những ảnh hưởng nêu trên, cuộc khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ đã kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng ởChâu Âu, ở một số nước khác.

Điềunày tất yếu dẫnđếnkhủnghoảng kinh tế ở phạm vitoàn cầu.

Th ba, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở phạm vitoàn cầu. Cụ thể:

Tại EU: Theo số liệu thống kê, GDP của 15 nước sử dụng đồng tiền chung Euro đã tăng trưởng âm liên tiếp trong quý II, quý III và quý IV năm 2008. GDP giảm trong 3 quý liên tiếp là minh chứng rõ ràng cho thấy nền kinh tế rơi vào suy

thoái (Nguyễn Văn Nhã, 2008)5. Tại Đức, GDP nước này trong quý III năm 2008

giảm tới 0,5% sau khi đã giảm 0,4% trong quý II. Italia cũng gia nhập nhóm các nước suy thoái. Tăng trưởng GDP của Italia trong quý III năm 2008 đã giảm 0,5%

so với cuối năm 2007 và giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2007. Trong quý II năm

2008, tăng trưởng kinh tế của Italia giảm 0,4% so với quý I. GDP giảm trong 2 quý

liên tục dẫn tới tăng trưởng trong cả năm 2008 của Italia ở mức âm, lần đầu tiên kể

từ năm 1992. Tại Anh, GDP quý III năm 2008 đã giảm 0,5% lần đầu tiên trong 16

năm qua kể từ năm 1992. Quý 4/2008, kinh tế Anh đã sụt giảm mạnh nhất trong

vòng 23 năm do ngành ngân hàng tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng. GDP của

Anh giảm1,5% so với quý3/2008,cao hơn0,3% so với dự báo của các chuyên gia kinh tế(Nguyễn Văn Nhã, 2008)5.

Vậy nguyên nhân nào khiến cho EU rơi vào tình trạng nói trên? Theo quan

điểm củatác giả, nguyên nhânchủ yếu làdo sự phụthuộc của nền kinh tếEU vào

5

nền kinh tếHoa Kỳ.Nóicáchkhác, tiếntrìnhtoàn cầuhóacó tác động 2 mặtđến sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước: Khi nền kinh tế thế giới phát triển mạnh thì

hiệu ứng tích cực của nó đối với nền kinh tế mỗi nước làkhông thể phủ nhận. Tuy nhiên, khi nền kinh tếthếgiới suy thoáithìlập tức nền kinh tếmỗi nướcsẽ chịuảnh hưởng về mọi mặt, từ lạm phát đến sự giảm sút GDPvà tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Nước nào càng tự do hóa thương mại với cấp độmởcửa càng rộng thì ảnh hưởng

của sự suy thoái đến nền kinh tếnước đó càng lớn.Đặc biệt Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế có tỷ trọng XK và NK lớn nhất thế giới. EU là bạn hàng kinh tế lớn

của Hoa Kỳ vì vậy khi Hoa Kỳ rơi vào khủng hoảng tín dụng thì khối ngân hàng

thương mại của EU lập tức bị ảnh hưởng. Khi XK và NKcủa Hoa Kỳ giảm sút thì

lập tức kim ngạch NK của Hoa Kỳ từ EU cũng giảm sút. Nói cách khác, sự phụ

thuộcquá nhiều vào nền kinh tế Hoa Kỳ, sự tác động 2 mặt của quá trình toàn cầu

hóa là nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng “Domino” cho nền kinh tế của EU dưới ảnh hưởngcủa cuộckhủnghoảng kinh tếtừHoa Kỳ.

Tại Nhật Bản: Mô hình phát triển công nghiệp của Nhật Bản từng được hết

lời ca tụngtrong thời kỳ thịnh vượng củanềnkinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong thời

kỳ khủng hoảng thì chính năm 2008 mô hình đó lại gây khó khăn cho nước Nhật

Bản. Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản suy giảm mạnh chưa từng có trong ít nhất 5 năm sau khi xuất khẩu giảm kỷ lục. Khi Hoa Kỳ rơi vàokhủnghoảng, sản lượng

XK xe hơi của NhậtBản sang Hoa Kỳlập tứcbịsuygiảm bởivì ngành công nghiệp xe

hơi của Nhật Bản cạnh tranh khốc liệt với ngành công nghiệp xe hơi của Hoa Kỳ. Ngành công nghiệp xe hơi ở Nhật Bản chiếm đến20% tổng kim ngạch xuất khẩu của

Nhật vàcũng chưa bao giờ các tập đoàn xe hơi của Nhật lại chịu thua lỗ như trong năm

tài khóa 2008-2009. Nhu cầu xe hơi tại Nhật Bảntrong cả năm 2008 thấp nhất trong

vòng 34 năm trở lại đây. Trong tháng 12/2008, khối lượng xe hơi NhậtBảnbán ra trên thị trườngHoa Kỳgiảm hơn 50%,ở Châu Âu là 53% và ngay tại Châu Á là hơn 40%

(Vnexpress, 2008). Ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản là một trong những

ngành lớn nhất và tiên tiến nhất trên thế giới, phát triển vô cùng nhanh chóng từ sau thế

chiến II. Nhưng sự suy thoái kinh tế ởHoa Kỳ năm 2008 đãđặt các công ty sản xuất điện tử của Nhật Bản trước những khó khăn lớn. Cầu về hàng điện tử kỹ thuật số giảm

mạnh làm cho sản xuất bị ngưng trệ. Trong khi đó đồng Yên Nhật lên giá, khiến cho

xuất khẩu bị chững lại. Vì thế, hàng xuất khẩu vốn chiếm 50% doanh số của các hãng

điện tử Nhật trở nên đắt hơn so với người tiêu dùng nước ngoài (Vnexpress, 2008).

Như vậy,cũng giống như với EU, Nhật Bảnlàmột nướcphát triểnởtận Châu

Á nhưng cũngchịuảnh hưởngmạnh mẽtheo hiệuứng “Domino” lan tỏa từHoa Kỳ vìnền kinh tế NhậtBản phụ thuộc phần lớn vào thịtrường NK của Hoa Kỳ đối với

cácngànhsản xuấthàng công nghiệp.

Tại Trung Quốc: Tăng trưởng GDP năm 2008 của Trung Quốc là 9%, riêng trong quý IV/2008, GDP của nước này chỉ ở mức 6,8%. Một thống kê cho thấy đã

có hơn 65.000 nhà máy tại Trung Quốc phải đóng cửa trong năm 2008 và con số

này hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi các đơn đặt hàng xuất khẩu đang

ngày càng bị thu hẹp và cắt giảm. Điều này có nghĩa là Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Có thể nói rằng Trung Quốccũngbị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tếthếgiới năm2008đến nền kinh tế Trung Quốclàkhông lớn.Lýdolà bởivì mức

độ mởcửa, tức là độmở,của nền kinh tế Trung Quốc ít hơn và sự phụ thuộc của nền kinh tếTrung Quốcvào nền kinh tếHoa Kỳthấp hơn so với EUvàNhậtBản.

Tại Singapore: Ngày 21/11/2008, Bộ Công Thương Singapore công bố Tổng

sản phẩm nội địa quý 3 tiếp tục giảm 6,8% so với quý 2. Nước này chính thức rơi vào

suy thoái. Theo thông báo chính thức của Cục thống kê Singapore vào ngày 23/4/2008,

Một phần của tài liệu XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 (Trang 50)