2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI
1.2.2. Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến
xuất khẩu lao động
Cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008đã ảnh hưởng trực tiếp đếnmọi mặt hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội của các nước, trong đó có hoạt động XKLĐ. Như đã phân tích ở trên, hoạt động XKLĐ chịu sự tác động bởi 3 nhân tố
chủ yếu là cầu về XKLĐ, nguồn cung về XKLĐ và cơ chế tổchức, quản lý và điều
hành hoạt động XKLĐ của nước xuất khẩu lao động. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tếthếgiới năm 2008, những tác động dễnhậnthấy nhất của cuộc khủng hoảng này đến hoạt động XKLĐ là những tác động trực tiếp đến các nhân tố có ảnh hưởng đến XKLĐ vàđến thị trường XKLĐ.
1.2.2.1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 có tác động tiêu cực đến cầuvềxuất khẩu lao động
Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến cầuvề XKLĐ thể hiện ở chỗ cuộc khủng hoảng lần này đã làm suy giảm nhu cầu về LĐNK tại các nước xẩy ra khủng hoảng. Khikhủnghoảng kinh tế năm2008 diễn ra
thì yếu tố đầu tiênchịu sự tác độnglà nhu cầu về LĐNK bị ảnh hưởng. Vì sao như
vậy? Bởi vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008đã khiến nền kinh tế thế
giới rơi vào suy thoái,sản xuất bị đình trệ ởnhiều quốc gia và hậu quả trực tiếp là
người lao động bị mất việc làm.Điều này làm gia tăng tỷlệ thất nghiệp trên phạm vi toàn thế giới (Xem Đồ thị 1.1). Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) và Tổchức lao động quốc tế(ILO) đã cótừ 25-30 triệu người thất nghiệp khikhủnghoảngxảy ra (NguyễnNgọcQuỳnh 2009, tr.2-4). Những lao động bị mất
việc làm bao gồm cả lao động trong nước và lao động ngoài nước đang làm việc
giảm đầu tiên và nhiều nhất. Hậu quả là người lao động theo các hợp đồng NKLĐ
sẽ phải về nước trước thời hạn.
Để giải quyết tình trạng thất nghiệp nói chung và tạo công ăn việc làm cho
người lao động trong nước nói riêng, các nước NKLĐ sẽphải tái cơ cấu lại nền kinh
tế, cải tổ hệ thống tài chính, ngân hàng, xem xét lại chính sách NKLĐ theo hướng trước mắt sẽ giảm NKLĐ để ưu tiên cho lao động trong nước. Điều này tất yếu sẽ
làm giảm cầu vềNKLĐ của họ trong một thời gian dài, ít ra là khi nền kinh tế trong nước vượt qua khủng hoảng và phục hồi trở lại. Việc điều chỉnh chính sách NKLĐ
của các nước NKLĐ theo hướng giảm nhu cầu NKLĐ để gia tăng cơ hội việc làm
cho người lao động trong nước sẽ trực tiếp làm giảm cầu về XKLĐ.
Như vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã có tác động tiêu cực đến cầu về xuất khẩu lao động, dẫn đến nhiều nước NKLĐ sẽ đóng cửa hoặc
hủy bỏ các hiệp định, các đơn hàng-hợp đồng về XKLĐ đã ký vớinhững lý do bất
khả kháng. Điều này đặt ra cho các nước XKLĐ phải có đối sách cụ thể với các thị trường giảm cầu về LĐNK và tìm kiếm thị trường XKLĐ mới để thay thế các thị trường này.
1.2.2.2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làmthay đổi nguồn cung về xuất khẩu lao động
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 không chỉ làm giảm cầu về XKLĐ mà còn làm thayđổi nguồncung về XKLĐ. Vì sao như vậy? Vì chính sự gia tăng tình trạng thất nghiệp tại hầu hết các nước công nghiệp phát triển do tác động
của cuộc khủng hoảng năm 2008 đã làm cho nguồn cung về XKLĐ có những thay đổi nhất định. Những thay đổi này thể hiện ở sự gia tăng về số lượng nhưng lại suy
giảmvề chất lượng trong nguồn cung về XKLĐ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã đẩy số người thất nghiệp trên thếgiới lên mức kỷ lục là 239 triệu người, theo tính toán ngày 28/05/2009 của Văn phòng việc làm quốc tế – BIT- tại Geneve (Thụy Sỹ), tạo nên một kỷ lục chưa từng có,
tương ứng với tỉlệ thất nghiệp toàn cầu là 7,4% vượt xa tỉ lệ 6,5%năm 2003, mức cao nhấtlà năm1991. BITước lượng cuộckhủnghoảng kinh tế năm 2008 làm chotỉ
lệthất nghiệp tăng từ12%năm2008 lênđến 14-15% năm 2009. Chỉtrongvòng một
năm rưỡi kể từ khi khủng hoảng xẩy ra,tỷlệthất nghiệp gia tăng nhanh chóngở các nướcphát triển(Xem Đồ thị 1.1).
Tại Mỹ, số người thất nghiệp trong tháng 3/2009 vượt qua 80 vạn. Tính đến đầu tháng 5/2009 số người thất nghiệp ở Mỹ là 6,56 triệu người. Tây Ban Nha là
nước có số người thất nghiệp nhiều nhất trong Liên minh Châu Âu (EU): Trong quý
IV năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha tăng 13,9% tương ứng với 3,2 triệu người mất việc làm. Tại Áo, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,8% tháng 12 năm 2008 lên
8,3% vào tháng 1 năm 2009, tức là tăng từ 287.100 lên 310.500 người. ỞAnh, tỷ lệ
thất nghiệp tăng tháng thứ 11 liên tiếp từ 3,3% tháng 11/2008 lên 3,6% tháng 12/2008, tức là tăng từ 1.079.300 lên 1.157.200 người và đây là tỷ lệ thất nghiệp
cao nhất tại Anh trong 15 năm qua. Ở Đan Mạch, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 1,9%
tháng 11/2008 lên 2,1% tháng 12/2008: từ tháng 9/2008 số người thất nghiệp ở Đan
Mạch tăng 24% (khoảng 11.200 người).
-1.0 Thời gian
Triệu
Cá c nư ớc phá t triển Cá c nư ớc đa ngphá t triển Tổ ng 0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0
Nguồn: Tổchức lao động Quốc tếILO, 2010
Đồ thị 1.1:Tỷlệthất nghiệp trên Thếgiới (từ tháng 3/2008 đếntháng 8/2009)
Ở Pháp, số người thất nghiệp ở nước này tăng lên 45.800 người trong tháng
12/2008.Cònở Đức, số người thất nghiệp tăng từ33.000 trong tháng 12/2008 lên 56.000 tháng 1/2009. Tại Hungary, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 7,7% từ tháng 8 lên 7,8% tháng 11/2008. Số người thất nghiệp tăng từ 327.900 tháng 8/2008 lên 329.600 tháng 11/2008;
Tại Hà Lan, tỷ lệ người thất nghiệp tăng từ 3,8% tháng 9 lên 3,9% tháng 12/2008. Số người thất nghiệp tăng từ 293.000 tháng 11 lên 300.000người tháng12/2008;ỞNa Uy, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2% tháng 12/2008lên 2,6% tháng 1/2009. Số người thất nghiệp tăng từ 64.926 tháng 12/2008 lên 71.013 người tháng 1/2009. v.v...
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao như trên tại các nước phát triểnsẽ dẫn đến một thực tế là: số lao động trong nước không có việc làm khiến các nước này sẽ phải nghĩ đến việc xây
dựng chính sách XKLĐ. Nếu như trước đây, những nước này chủ yếu quan tâm đến chính sách NKLĐ nhiều hơn do vì trong nước thiếu nguồn lao động phổ thông, lao động có thu
nhập thấp, thì nay, họ phải xem xét đến việc giải quyết nạnthất nghiệp bằng cách đưa lao động dư thừa trong nước ra nước ngoài làm việc.Thực tế này tất yếu sẽ làm cho nguồn cung trong XKLĐ thay đổi theo hướng có sự gia tăng về nguồn cung trong LĐXK.
Tuy nhiên, có một nghịch lý là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008
làm gia tăng về nguồn cung trong LĐXK nhưng lại làm suy giảm chất lượng của
nguồn LĐXK ở phạm vi toàn cầu. Vì sao như vậy? Bởi vì chính sự cắt giảm lương và các điều kiện làm việc kém hơn cũng như sự cắt giảm các dịch vụ phúc
lợi xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người lao động, kể cả lao động nhập cư và lao động trong nước. Một khi sức
khỏe của người lao động bị giảm sút và tiếp tục không được cải thiện, nếu họ lại
tham gia vào nguồn nhân lực trong XKLĐ, đương nhiên chất lượng lao động
trong XKLĐ sẽ bị suy giảm. Sự suy giảm về chất lượng lao động trong XKLĐ
chắc chắn sẽ không chỉ diễn ra trong thời gian ngắn mà ngược lại, tình trạng này sẽ kéo dài cho đến khi nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế các nước
thoát khỏi suy thoái, vượt qua được khủng hoảng.
Ngoài ra,khủnghoảng đãkhiến gia tăng luồng di cư lao động bất hợpphápvà
sự gia tăng thị trường lao động không chính thống bởi các lao động nhập cư thất nghiệpcóthểchấp nhận làm những công việc không đượcphép và do cơ hội di dân hợpphápgiảm dẫn tới sựdi dâncủacác nướcphái cử lao độngbị ảnh hưởng nhiều
hơn và đồng thờicó khả năng vềsự gia tăng hiện tượng buôn người. Tình trạng này cũng góp phần làm suy giảm chất lượngnguồn LĐNK.
1.2.2.3. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 buộc các nước xuất khẩu lao động phải xem xét lại cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động xuất khẩu lao động của mình.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 không chỉ có tác động đến
cơ chếtổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ của mình. Trong thực tế, một
khi cầu về XKLĐ bị giảm sút, nguồn cung về XKLĐ có những biến động mạnh với
những động thái phức tạp, các nước XKLĐ muốn tiếp tục duy trì vàđẩy mạnh XKLĐ
thì phải tổ chức lại hoạt động XKLĐ theo hướng tạo ra lợi thế so sánh về chất lượng
trong nguồn lực LĐXK của mình. Các nước này sẽ phải xem xét lại chiến lược XKLĐ
dài hạn, điều chỉnh lại chiến lược XKLĐ trung hạn và ngắn hạn phù hợp với những thay đổi trong chiến lược NKLĐ của nước đối tác và phù hợp với tình trạng suy thoái kinh tế ở nước NKLĐ cũng như ở ngay tại chính nước mình. Thậm chí, các nước XKLĐ có lượng lớn số LĐXK bị về nước trước thời hạn sẽ phải, một mặt tìm kiếm thị trường mới,
mặt khác có chính sách hữu hiệu để ổn định cuộc sống của số lao động này. Đây là
những vấn đề không thể giải quyết ngay lập tức vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó có cả yếu tố chủ quan và khách quan, cả yếu tố liên quan đến nguồn lực tài chính của
quốc gia, của địa phương và của doanh nghiệp. Để giải quyết những vấn đề như vậy,
việc xem xét lại cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ của nước XKLĐ
là hết sức cần thiết, dù đó là nước phát triển hay đang phát triển.
Việc xem xét lại cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ là tác động vừa tiêu cực, vừa tích cực củacuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đối với nước XKLĐ. Nó sẽ là tích cực nếu nước XKLĐ kịp thời xem xét lại toàn bộ cơ chế tổ
chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ của mình trong thời gian qua để tạo lập một cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ mới, phù hợp hơn, thích ứng hơn trong điều kiện mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã vàđang có những tác động tiêu cực đến hoạt động XKLĐ. Ngược lại nếu nước XKLĐ nào không xem xét để
kịp thời điều chỉnh cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ cho phù hợp
mà vẫn đi theo lối mòn cũ, chắc chắn những nước này sẽ gánh chịu hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng lần này đang tạo ra: bị mất thị trường XKLĐ, cả thị trường XKLĐ
truyền thống và cả thị trường XKLĐ tiềm năng.
1.2.2.4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làm cho thị trường xuất khẩu lao động bị xáo trộn.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làm đảo lộn nhiều hoạt động
kinh tế toàn cầu, tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thông báo, khoảng 51 triệu LĐ sẽ
mất việc làm. Tình trạng sa thải LĐ, LĐ trìnhđộ cao cũng đứng trước nguy cơ mất
việc gia tăng chưa từng có, đặt Châu Âu ở tình trạng báo động nghiêm trọng nhất so
với những lần khủng hoảng trước đây. Tại Châu Á, Ấn Độ là nước có tốc độ tăng
trưởng hàng đầu nhưng riêng quý IV năm 2008 đã mất đi trên 50 vạn việc làm. Với
việc đóng cửa nhiều nhà máy, đến tháng 3 năm 2009, số người thất nghiệp tại Trung
Quốc đã vượt quacon số 23 triệu người (Trung Đức 2009, tr.20).
Trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, chất lượng nguồn nhân lực trên thị trường lao động, sự cạnh tranh toàn cầu dựa trên sáng tạo công nghệ đã làm thay đổi luật chơi. Các nước đang phát triển không thể cạnh
tranh nổi với những công ty khổng lồ của các nước phát triển bằng giá rẻ. Điều hấp
dẫn trong sản xuất kinh doanh toàn cầu ngày nay không còn là mức lương thấp mà
là năng suất lao động cao. Vì sao lương công nhân ở Trung Quốc thấp, nhưng nhiều
sản phẩm lại được làm ở Mỹ? Lý giải điều này Jonathan Pincus cho rằng, do năng
suất lao động của Mỹ cao gấp 28 lần Trung Quốc, để sản phẩm làm ra cạnh tranh được với sản phẩm của Mỹ, giá nhân công Trung Quốc phải hạ thấp xuống 28 lần
và với Trung Quốc điều này rất khó có thể thực hiện được (VnEconomy, 2008)
Như vậy cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã, đang và sẽ làm xáo trộn thị trường XKLĐ. Điều này đặt ra cho các nước XKLĐnhiều vấn đề về việc phải phân tích, đánh giá và xem xét lại chiến lược XKLĐ của mình sao cho có thể thích ứng được
với giai đoạn hiện nay cũng như với giai đoạn sau khủng hoảng.
Những phân tích ở trên cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008
có những tác động đến XKLĐ ở phạm vi toàn cầu. Mặt khác, cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới năm 2008 cũng tạo cơ hội để các nước XKLĐ phải tái cấu trúc thị trường XKLĐ nói chung và táicơ cấu LĐcho phù hợp với những biến động về cầu XKLĐ, về nguồn cung trong XKLĐ cũng như về những động thái khó lường của
thị trường XKLĐ.