2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ T ÀI
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động
Có rất nhiềunhân tố ảnh hưởng đến XKLĐ, trong đó tiêu biểulà 3 nhân tốchủ
yếu là: Cầu về xuất khẩu lao động, nguồn cung về xuất khẩu lao động và cơ chế tổ
1.1.4.1. Cầu về xuất khẩu lao động.Cầu về XKLĐ là nhân tố liên quan đến đầu ra
của XKLĐ. Cầu về XKLĐ được hình thành trên cơ sở cầu LĐ chưa được thực hiện
và cầu LĐ tiềm năng sẵn có của thị trường LĐ nước tiếp nhận. Cầu về XKLĐ của
một số nước còn phụ thuộc vào nhu cầu tiếp nhận LĐ của thị trường NKLĐ, vào
thu nhập, điều kiện sống và làm việc của người LĐ ở nước ngoài và vào chính sách
NKLĐ của nước tiếp nhận lao động.
Nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài của thị trường XKLĐ là một phần cầu lao động chưa được cung lao động thỏa mãn và cầu lao động tiềm năng của thị trường LĐ nước tiếp nhận. Cầu lao động càng lớn trong khi khả năng cung LĐ của
thị trường LĐ trong nước không đáp ứng được buộc các cơ sở sử dụng LĐ phải hướng ra nước ngoài để tìm kiếm các nguồn LĐ mớinhằm đáp ứng nhu cầu lao động
của mình. Nhu cầu lao động này được thể hiện theo cơ cấu ngành nghề, giới tính, khu
vực địa lý, chất lượng và số lượng lao động. Nhu cầu LĐ không thể tách rời khỏi chu
kỳ phát triển kinh tế và bị tác động bởi điều kiện kinh tế và chính sách NKLĐ của nước tiếp nhận lao động. Tăng trưởng hay suy thoái kinh tế, khủng hoảng hay hồi
phục kinh tế đều có sự ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu lao động. Nhu cầu tiếp nhận LĐ của thị trường nước ngoài là yếu tố cơ bản tạo nên cầu trong XKLĐ.
Chính sáchNKLĐ vàtiếp nhận LĐcủa nước NKLĐquyết định hướng NKLĐ
của từng thị trường lao động cụ thể. Chính phủ nước NKLĐ căn cứ vào tình hình cụ
thể của từng thị trường LĐ, điều kiện kinh tế, chất lượng LĐ để đưa ra các chính
sáchNKLĐcụ thể đối vớitừng nước XKLĐ. Chính sách NKLĐ của nướctiếp nhận
luôn hàm chứa sự bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, nước NKLĐ
luôn có chủ trương ưu đãi đối vớinhững người LĐ đến từ các quốc gia có quan hệ
ngoại giao tốt và nền văn hóa tương đồng nhằm tránh tình trạng xung đột về văn
hóa có thể dẫn đến những xung độtphức tạpvềxã hội.Về chính sách NKLĐ, nước NKLĐ có thể cho phép hoặc hạn chế NKLĐ nước khác thông qua các hình thức như hạn ngạch, giấy phép, các rào cản về ngôn ngữ, về tôn giáo… để có sự đối xử
khác nhau giữa các nước XKLĐ. Những chính sách này là nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến cầu trong XKLĐ của từng nước.
Thu nhập, điều kiện sống và làm việc của người LĐ ở nước ngoài cũng ảnh hưởng đến cầu LĐ. Công việc như nhau ứng với các mức thu nhập khác nhau thường
người LĐ nước ngoài càng thấp thì cầu LĐcủa nước NKLĐ càng tăng và ngược lại. Đây là một nghịch lý trong XKLĐ vì nước XKLĐ và người LĐ của họkhi tham gia
XKLĐ sẽ luônmong muốn được đến những thị trường NKLĐcó thu nhập cao,cóđiều
kiện sống và làm việc tốt.
Ngoài ra các yếu tố khác như tôn giáo, phong tục tập quán, đạo đức, truyền
thống cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng hay thu hẹp sản xuất, khuyến khích sự phát
triển hay thu hẹp một ngành nghề nào đó, từ đó cũng tác động đến cầu về lao động.
Khi cầu về LĐNK tăng, hoạt động XKLĐ sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Khi sản
xuất tại nước NKLĐ bị thu hẹp, nạn thất nghiệp gia tăng thì cầu về LĐNK cũng
giảm, hoạt động XKLĐ sẽ gặp khó khăn về thị trường.
1.1.4.2. Nguồn cung về xuất khẩu lao động.Nguồn cung về XKLĐ là nhân tố thứ hai
cóảnh hưởng đến đầu vào của XKLĐ. Đối với các nước đang phát triển có dân số tăng
nhanh, tỷ lệ thất nghiệp cao, thu nhập thấp, rất cần đưa người LĐ ra nước ngoài làm việc. Đây là nguồn cung LĐ dồi dào cho XKLĐ. Cung về XKLĐ phụ thuộc vào số lượng,
chất lượng lao động sẵn sàng tham gia XKLĐ và chính sách XKLĐ của từng nước.
Số lượng LĐ sẵn sàng tham gia XKLĐ phụ thuộc vào nguồn cung LĐ của thị trường LĐ nội địa, tỷ lệ thất nghiệp, số LĐ nhàn rỗi ở nông thôn, cơ cấu và phân bổ LĐ, cách thức chuẩn bị nguồn nhân lực tham gia XKLĐ… Số lượng LĐ sẵn sàng
tham gia XKLĐ mới chỉ phản ánh mặt lượng của cung trong XKLĐ, điều quan
trọng là chất lượng nguồn LĐ này như thế nào? Khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước đến đâu.
Ngày nay, khi mà thị trường lao động thế giới đang có sự sàng lọc sau khủng
hoảng kinh tế năm 2008, chất lượng LĐ tham gia XKLĐ quyết định đến cung trong
XKLĐ.Chất lượng LĐ tức là thể lực, tâm lực, trí lực, tay nghề, trìnhđộngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của người LĐ…Chất lượng LĐ càng cao thì khả năng đáp ứng cầu LĐ trong XKLĐ cũng càng cao. Chính vì vậy, chất lượng
nguồn LĐ là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên nguồn cung về XKLĐ. Chính sách XKLĐ là chính sách của nước đưa người lao động của nước mình
ra nước ngoài làm việc. Chính sách XKLĐ đóng vai trò quan trọng, tạo nên nguồn cung trong XKLĐ. Chính sách XKLĐ được xây dựng căn cứ vào nhu cầu LĐ trong nước, khả năng đáp ứng LĐ của thị trường nội địa, ngành nghề, công việc, thu
và đảm bảo quyền lợi cho người LĐ xuất khẩu…Nước XKLĐ thường xây dựng chính sách XKLĐ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của nước mình và nhu cầu LĐ của nước NKLĐ. Khi xây dựng chính sách XKLĐ, nước XKLĐ nào đặc biệt chú trọng đến cầu LĐNK của nước NKLĐ trong từng giai đoạn, trong từng
thời kỳ để chủ động điều chỉnh chính sách XKLĐ của mình thì những nước này
thường là những nước thành công trong XKLĐ vì họ tạo lập được nguồn cung lao động cho XKLĐphù hợp với yêu cầu của nước NKLĐ.
Ngoài ra, nguồn cung về XKLĐ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác
nữa như: sự thỏa mãn nhu cầu của người lao động, chính sách phát triển kinh
tế, luật lệ, thuế khóa…
Khi nguồn cung về XKLĐ tăng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của XKLĐ. Các tổ chức tiến hành XKLĐ có thêm cơ hội lựa chọn được người lao động có tay
nghề cao, có chất lượngtốt phục vụ XKLĐ. Nguồn lao động dồi dào khiến cho các tổ chức tiến hành XKLĐ có thêm động lực tìm kiếm các thị trường XKLĐ mới, thúc đẩy và mở rộng hoạt động XKLĐ. Khi đó nước NKLĐ cũng có nhiều cơ hội
lựa chọn được nhà cung cấp lao động thích hợp với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh. Ngược lại, khinguồn cung về XKLĐ giảm thì các nhà nhập khẩu lao động sẽ khó khăn hơn trong việc lựa chọn nguồn lao động nhập khẩu của mình.
1.1.4.3. Cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động xuất khẩu lao động.Cơ
chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐlà nhân tố thứ ba có sự tác động đến hoạt động XKLĐ thông qua vai trò của Chính phủ nước XKLĐ.
Cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ được xây dựng dựa
trên chủ trương, chính sách, pháp luật của nước XKLĐ và nước NKLĐ. Cơ chế tổ
chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐcũngchịu tác động mạnh mẽ của môi trường chính trị và môi trường pháp luật của cả nước XKLĐ, nước NKLĐ và của
luật pháp quốc tế. XKLĐ không còn là việc của cá nhân người lao động hay tổ chức XKLĐmà cònliên quan đến nước XKLĐ, nước NKLĐ và đến cả các tổ chức quốc
tế như ILO, WTO… Vì vậy, XKLĐ ngoài việc phải tuân thủ pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý của nước XKLĐ, nước NKLĐcòn phải tuân thủ những quy định
trong các hiệp định, các công ước, các thỏa thuậnquốc tế về lao động mà các nước đã tham gia ký kết.
Muốn cómột cơ chếtổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ hợp lý để
phát huy lợi thế nguồn LĐXK, tạo điều kiện cho các tổ chức XKLĐ hoạt động hiệu
quả, tạo cơ hội cho người LĐ trong nước đi làm việc ở nước ngoài theo đúngpháp luật của nước XKLĐ và nước NKLĐ thì bản thân nước XKLĐ phải xây dựng được cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ phù hợp theo hướng chặt
chẽ, công khai, minh bạch và công bằng. Sự minh bạch càng cao trong chính sách,
trong cơ chế quản lý và điều hành hoạt động XKLĐsẽ càng tạo sự tin tưởng của xã hội, của người lao động cũng như của các doanh nghiệp vào vai trò của Chính phủ
và của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việctổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ.Cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐchặt chẽ là cơ
chế có thể kiểm soát để ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng người lao động bỏ trốn,
giảm thiểu tình trạng người lao động gây mất trật tự xã hội tại nước Sở tại. Một cơ
chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ chặt chẽ như vậycũng sẽ tạo được lòng tin cho nước NKLĐ, từ đó góp phần duy trì và phát triển bền vững các
thị trường XKLĐ. Tất nhiên, cũng như với hai nhân tố là cầu về XK lao động và nguồn cungvề XK lao động, cơ chế tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động XKLĐ
của nước XKLĐ cũng chịu sự tác động của nền kinh tế, của các thể chế, chính sách,
của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế.
Ngoài 3 nhân tố nêu trên, hoạt động XKLĐ còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều
nhân tố khác như: giá cả sinh hoạt của từng quốc gia, thể lệ nhập cư của từng nước,
phong tục tập quán, điều kiện sống, điều kiện làm việc của người lao động tại nước Sở
tại… Và đặc biệt, khi khủng hoảng kinh tế thế giới xẩy ra và có tác động tiêu cực đến XKLĐ, hoạt động XKLĐ có thật sự hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào các biện
pháp giải quyếtquyền lợi cho người lao động bị về nước trước thời hạn mà nguyên nhân không phải do lỗi của LĐ gây ra cũng như khi thị trường XKLĐ bị thu hẹp.