II. Các khoản đầu tư TCN H 0,54 0,
2.1.7.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Bảng 05: BẢNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NĂM 2004-2005
Chênh lệch 2005/2004 CHỈ TIÊU đvt Năm 2004 Năm 2005
Giá trị % A. BỐ TRÍ CƠ CẤU TS VÀ NV I. Bố trí cơ cấu Tài Sản 1. TSLĐ/ Tổng TS % 86,277 88,497 2,220 2,574 2. TSCĐ/ Tổng TS % 13,723 11,503 -2,220 -16,180 II. Bố trí cơ cấu nguồn vốn 1. Nợ phải trả / Tổng NV % 63,074 70,826 7,752 12,291 2. NVCSH /Tổng NV % 36,926 29,174 -7,752 -20,994
B. KHẢ NĂNG THANH TOÁN
I. Khả năng thanh toán hiện hành lần 1,585 1,412 -0,174 -10,945
II. Khả năng thanh toán ngắn hạn lần 1,386 1,266 -0,119 -8,615
III. Khả năng thanh toán nhanh lần 0,008 0,018 0,010 123,618
IV. Khả năng thanh toán lãi vay lần 12,599 4,847 -7,752 -61,530
C. CÁC CHỈ TIÊU HĐ
I. Tình hình sử dụng HTK
1. Số vòng quay HTK vòng 8,739 7,516 -1,222 -13,990 2. Kỳ luân chuyển bình quân ngày 42 49 7 16,265
II. Tình hình luân chuyển các KPT
1. Số vòng quay các KPT vòng 13,343 13,320 -0,023 -0,170
2. Kỳ luân chuyển các KPT ngày 27 27 0 0
III. Hiệu suất sử dụng VLĐ
1. Số vòng quay VLĐ vòng 5,580 5,009 -0,570 -10,224
2. Kỳ luân chuyển VLĐ ngày 65 73 8 11,388
V. Hiệu suất sử dụng tài sản
1. Số vòng quay tổng tài sản vòng 4,774 4,390 -0,384 -8,041 2. Kỳ luân chuyển tổng tài sản ngày 76 83 7 8,744
D. PHÂN TÍCH TỶ SỐ SINH LỜI
I. Doanh lợi doanh thu % 4,746 1,409 -3,337 -70,307
53
III. Doanh lợi vốn cốđịnh % 157,127 50,321 -106,806 -67,974
IV. Doanh lợi vốn kinh doanh % 22,699 6,223 -16,477 -72,585
V. Doanh lợi vốn chủ % 56,294 19,333 -36,961 -65,658
Nhận xét:
a. Phân tích bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
Bố trí cơ cấu tài sản: Trong tổng tài sản năm 2004 thì TSLĐ chiếm 86,277%, TSCĐ chiếm 13,723%, đến năm 2005 TSLĐ chiếm 88,497%, TSCĐ chiếm 11,503%. Qua đó cho thấy tỷ trọng TSLĐ năm 2005 tăng 2,22% so với năm 2004, TSCĐ năm 2005 lại giảm hơn so với năm 2004 là 2,22%. Có nghĩa là trong năm 2005 công ty đã chú trọng đầu tư vào TSLĐ hơn là đầu tư vào TSCĐ.
Bố trí cơ cấu nguồn vốn: Trong tổng nguồn vốn năm 2004 của công ty thì tỷ số nợ chiếm 63,074%, tỷ số tài trợ chiếm 36,926%. Đến năm 2005 tỷ số nợ chiếm 70,826%, tỷ số tài trợ chiếm 29,174% trong tổng nguồn vốn. Qua đó cho thấy tỷ số nợ năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 là 7,752%, tỷ số tài trợ giảm hơn 7,752% so với năm 2004. Từđó cho thấy nợ phải trả ngày càng chiếm tỷ trong tổng vốn kinh doanh, rủi ro ngày càng cao qua các năm. Ngược lại với tỷ số nợ, tỷ số tài trợ ngày càng tăng qua các năm. Chứng tỏ doanh nghiệp giảm khả năng tự chủ về mặt tài chính.
b. Phân tích khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán hiện hành:khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua 2 năm năm 2004 - 2005 đều lớn hơn 1 có nghĩa là công ty có thể sử dụng toàn bộ tài sản của mình để trang trải các khoản nợ phải trả. Tuy nhiên, nó có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, trong năm 2004 khả năng thanh toán hiện hành tại công ty là 1,585 lần, nhưng đến năm 2005 khả năng thanh toán chỉ còn 1,412 lần giảm hơn so với năm 2004 0,174 lần. Nhưng nhìn chung công ty vẫn chứng tỏđược rằng công ty vẫn có khả năng thanh toán nợ.
Khả năng thanh toán ngắn hạn: năm 2004 khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,386 và đến năm 2005 giảm đến 0,119 lần so với năm 2004. Từ đó ta thấy khả năng thanh toán có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng nhìn chung tỷ số này qua hai năm vẫn lớn hơn 1. Chứng tỏ công ty vẫn đảm bảo tốt khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tránh được tình trạng ứđộng vốn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải có phương án, biện pháp kinh doanh hợp lý để điều chỉnh sự tăng giảm đồng đều giữa nợ ngắn hạn và TSLĐ&ĐTNH để đồng vốn của doanh nghiệp được luân chuyển tốt hơn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khả năng thanh toán nhanh: qua bảng phân tích tình hình tài chính trong hai năm ta thấy rằng khả năng thanh toán nhanh của công ty là rất thấp. Tuy nhiên, đứng góc độ của công
ty thì cần xem xét lại vì sản phẩm thuỷ sản được xuất khẩu trong thời gian từ 2 đến 3 tháng, trong khi đó tiền thu vềđược luân chuyển liên tục, đồng thời khoản đầu tư ngắn hạn thì dường như không đáng kể. Trong năm 2004 khả năng thanh toán nhanh là 0,008 lần nhỏ hơn rất nhiều so với 0,1. Cho thấy doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn thanh toán nợ đến hạn. Sang năm 2005 đạt 0,018 lần tăng đến 123,46%. Mặc dù tăng với tốc độ cao nhưng vẫn không bằng các khoản nợ.
Qua chỉ tiêu cho thấy công ty không hề chú trọng đầu tư tài chính ngắn hạn làm cho khả năng thanh toán nhanh rất thấp. Hoạt động tài chính vẫn rất đơn điệu và không có hướng phát triển hợp lý.
Khả năng thanh toán lãi vay: Lợi nhuận giảm mạnh vào năm 2005 đồng thời làm khả năng thanh toán lãi vay giảm mạnh. Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán lãi vay năm 2004 là 12.59 lần nhưng đến năm 2005 chỉ còn lại 4,85 lần, giảm mạnh gần 7,75 lần tương đương giảm đến 61,51% so với năm 2004. Bên cạnh đó lợi nhuận giảm thì chi phí lãi vay lại tăng lên làm cho kh ả n ăng thanh to án l ãi vay cang gi ảm
Qua đây cũng cho thấy khả năng sinh lời trên các khoản nợ của công ty ngày càng giảm. Mặc dù đảm bảo được khả năng thanh toán nhưng công ty sử dụng vốn giảm hiệu quả. Do đó cần tìm phương pháp giảm thiểu chi phí và tối đa hoá lợi nhuận
c. Phân tích các tỷ số hoạt động: * Tình hình sử dụng hàng tồn kho:
Qua bảng phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho và số ngày hao tốn cho một vòng quay tăng giảm bất định qua mỗi năm. Vào năm 2004 số vòng quay hàng tồn kho là 8,739 vòng và mất 42 ngày cho một vòng, đến năm 2005 số vòng quay giảm 1,222 vòng tương đương giảm 13,99%, và số ngày cho một vòng quay lại tăng lên 7 ngày đạt được 49 ngày/vòng tương đương tăng 16,265%. Nguyên nhân là do hàng tồn kho năm 2005 quá cao, điều này làm giảm số vòng quay và tăng kỳ luân chuyển.
Như vậy, năm 2004 là năm doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất trong hai năm. Sang năm 2005 hàng tồn kho ứ động cao hơn làm tăng chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt. Do đó, công ty cần lưu ý để giảm bớt hàng tồn kho và xem xét rút ra được chính sách bán hàng hợp lý.
* Tình hình luân chuyển các khoản phải thu:
Nhìn chung qua hai năm số vòng quay các khoản phải thu tương đối ổn định. Năm 2004 vòng quay các khoản phải thu là 13,343 vòng và mất 27 ngày cho một vòng quay. Sang năm 2005 số vòng quay có giảm nhưng không đáng kể do đó kỳ luân chuyển các khoản phải thu không thay đổi vẫn là 27 ngày/vòng.
55
Đó là mức hợp lý để xoay vòng vốn, ít để bị chiếm dụng vốn và nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kỳ sau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể cân đối số dư nợ một cách hợp lý, để nó tăng lên tương ứng với mức tăng của doanh thu thuần.
* Tình hình sử dụng vốn lưu động:
Qua bảng phân tích ta thấy rằng số vòng quay vốn lưu động cao hơn so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh thu năm 2005 tăng cao so với năm 2004 nhưng vốn lưu động bình quân lại tăng mạnh đến 61,13% so với năm 2004. Như vậy tốc độ tăng không bằng nhau đã đẩy số vòng quay vốn lưu động xuống còn 5,009 vòng đồng thời tăng kỳ luân chuyển lên đến 73 ngày. Nguyên nhân là do hạng mục hàng tồn kho tăng cao làm cho vốn lưu động bình quân tăng mạnh. Chứng tỏ hiệu quả của công ty bị ảnh hưởng bởi vốn lưu động không luân chuyển, bịứđộng hàng dự trữ quá mức cần thiết so với năm trước.
Nhưng bình quân mỗi năm vốn lưu động bình quân quay được trên 5 vòng thì hiệu quả của công ty cũng không có gì biến động mạnh. Ngoài ra doanh thu vốn không ngừng tăng lên chứng tỏ vẫn mang lại hiệu quả cho công ty.
* Hiệu suất sử dụng tài sản:
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của một doanh nghiệp hay cứ bỏ ra một đồng tài sản thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Số vòng quay tổng tài sản năm 2005 là 4,39 vòng giảm so với năm 2004 là 0,38 vòng tương đương giảm 8,04%. Nguyên nhân là do doanh thu tăng qua các năm nhưng tài sản đầu tư bình quân lại tăng mạnh hơn, năm 2005 tăng cao hơn 37,68% so với năm 2004, đã đẩy số vòng quay tổng tài sản xuống thấp.
Tuy nhiên, hơn 4 vòng trong một năm là một điều rất tốt chúng tỏ công ty làm ăn ổn định góp phần đưa tổng tài sản của công ty vào sản xuất rất nhanh và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
* Phân tích tỷ số sinh lời của công ty:
a. Doanh lợi doanh thu: (Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu )
Ý nghĩa: Trong một kỳ kinh doanh cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
Năm 2005, tỷ suất doanh lợi doanh thu là 1,409% giảm đến 3,337% so với năm 2004, tương đương giảm đến 70,307%.
Như vậy trong hai năm doanh lợi doanh thu đều giảm và đặc biệt mạnh vào năm 2005, cho thấy hiệu quả trên một đồng doanh thu ngày càng ít đi và có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2004. Trong khi đó doanh thu và thu nhập khác lại tăng lên qua các năm, năm 2005 tăng hơn năm 2004. Do đó chỉ tiêu doanh lợi doanh thu giảm giảm vào năm 2005.
b. Doanh lợi vốn lưu động ( tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động )
Năm 2004 cứ bỏ ra 100 đồng vốn lưu động đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 26,533 đồng lợi nhuận
Năm 2005 cứ bỏ ra 100 đồng vốn lưu động đưa vào hoạt động sản xuất thì chỉ thu được 7,101 đồng doanh thu, giảm 19,431 đồng so với năm 2004 tương ứng giảm 73,236%
Như vậy khả năng sinh lợi trên đồng vốn lưu động đã giảm qua hai năm. Nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế giảm do chi phí bán hàng và quản lý tăng quá cao. Lợi nhuận trước thuế giảm so với năm 2004 trong khi vốn lưu động bình quân lại tăng cao.
c. Doanh lợi trên vốn cốđịnh (Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cốđịnh)
Năm 2004 cứ bỏ ra 100 đồng vốn cốđịnh thì thu được 157,127 đồng lợi nhuận
Năm 2005 cứ bỏ ra 100 đồng vốn cố định thì thu được 50,321 đồng lợi nhuận, giảm 106,806 đồng tương ứng giảm 67,974% so với năm 2004.
Tỷ suất này giảm mạnh vào năm 2005 nguyên nhân chính là lợi nhuận giảm hơn 18 tỷ đồng trong khi vốn cốđịnh bình quân tăng lên hơn 3 tỷđồng.
Nhìn chung hiệu quả trên vốn cố định giảm mạnh vào năm 2005 cũng có nghĩa khả năng sinh lợi trên vốn cốđịnh giảm
d. Doanh lợi vốn kinh doanh (Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản)
Qua bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên trên tài sản, ta thấy chỉ tiêu này giảm qua các năm và đặc biệt giảm mạnh vào năm 2005. Cụ thể là:
Năm 2004 bình quân cứ bỏ ra 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 22,699 đồng lợi nhuận
Năm 2005 bình quân cứ bỏ ra 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 6,223 đồng lợi nhuận, giảm đến 16,477 đồng so với năm 2004, tương đương giảm 72,585%.
Nguyên nhân chủ yếu là lợi nhuận giảm qua các năm và đặc biệt giảm mạnh vào năm 2005. Trong khi đó tổng tài sản bình quân có xu hướng tăng lên và cũng tăng mạnh vào năm 2005.
e. Doanh lợi vốn chủ ( tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu )
Ý nghĩa: trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu đựơc bao nhiêu đồng là lợi nhuận sau thuế.
Nhìn chung, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự các chỉ tiêu trên, giảm dần qua các năm và đặc biệt giảm mạnh vào năm 2005. Và nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận giảm mạnh.
2.2 Thực trạng công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH HẢI VƯƠNG